Hiển thị các bài đăng có nhãn người K'ho. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người K'ho. Hiển thị tất cả bài đăng

29 thg 3, 2022

Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào Cơ Ho Srê

Lễ Nhô Lir bông (Mừng lúa mới ) của người Cơ Ho Srê tại huyện Di Linh, Lâm Đồng là một trong những lễ hội lớn, đặc sắc nhất của người Cơ Ho Srê. Là nhóm có dân số lớn nhất, nhóm Cơ Ho Srê sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước ở cao nguyên Di Linh. Mới đây người Cơ Ho Srê đã tái hiện những nét đặc trưng nhất của Lễ hội Nhô Lir bông tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội.

Là những cư dân đã sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Tây Nguyên, đồng bào dân tộc Cơ Ho luôn tự hào về truyền thống văn hóa rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc của dân tộc mình. Sự phong phú, đa dạng ấy được thể hiện qua mọi khía cạnh của đời sống, từ những làn điệu cồng chiêng, những khúc hát dân ca cho đến trang phục truyền thống và thể hiện rõ nét nhất trong những lễ hội dân gian độc đáo, khác lạ.

Già làng và các thày cúng chuẩn bị cho phần lễ của ngày hội.

9 thg 2, 2018

Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K’Ho

Nghề dệt thổ cẩm thủ công đã đi vào đời sống văn hóa từ bao đời nay của đồng bào dân tộc K’Ho dưới chân núi LangBiang (tỉnh Lâm Đồng). Tuy nhiên, đến nay để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, chính quyền địa phương đã phải nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp, chính sách hiệu quả giúp đồng bào tiêu thụ sản phẩm thông qua du lịch. 

Cơn mưa cuối mùa như đón chúng tôi đến với B’Nơr C, một buôn làng bình yên dưới chân núi mẹ LangBiang còn gìn giữ nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng của người K’Ho Lâm Đồng. Đến thị trấn Lạc Dương hỏi thăm chị Rơ ông K’Ương, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn B’Nơr C, người nhiều năm qua luôn chăm lo đến công tác phụ nữ, đoàn thể, văn hóa cho buôn làng, ai cũng biết và tận tình chỉ đến tận nhà chị.

15 thg 3, 2016

Ở Việt Nam, nơi đàn ông cưới nhiều vợ, phụ nữ lấy nhiều chồng

Đàn ông được phép lấy nhiều vợ, phụ nữ có thể lấy nhiều chồng, họ ăn chung nhà, ngủ chung giường, không ghen tuông… Ai muốn cưới thêm vợ, lấy thêm chồng cứ về thưa với vợ/chồng lớn là được. Chuyện có thật 100% tại Việt Nam. 

Thế nhưng, ít ai biết đó là phong tục lạ lùng của người K’ho, ở vùng La Ngâu, La Dạ, tỉnh Bình Thuận. 

Già làng Chao Lo Pộp với lá khăn là lễ vật trong ngày cưới của dân tộc K’ho 

20 thg 10, 2015

Lễ cầu an của người K’ho Đông Tiến

Cứ vào độ tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, đồng bào K’ho nói chung và đồng bào K’ho Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc) nói riêng lại tổ chức lễ cúng cầu an cho gia đình họ tộc, cầu cho một vụ mùa sắp tới được bội thu.
Ông K’ Văn Góa – Phó chủ tịch UBND xã Đông Tiến cho biết: “Đây là nét văn hóa tâm linh của đồng bào, cầu thần mặt trời, ông bà tổ tiên, thần lúa phù hộ cho con cái, gia đình và họ tộc khỏe mạnh, sau đó là cầu mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu”.

Lễ cúng Giàng của người K’ho Đông Tiến

Thành lệ, từ tháng 3 trở đi, trước khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống núi rừng, đồng bào K’ho ở xã Đông Tiến, Hàm Thuận Bắc làm lễ cúng Giàng, thần núi, thần rừng, thần rẫy và tổ tiên… những vị thần đã giúp bà con bội thu mùa màng trong năm cũng như cầu xin Giàng cho một năm mới được no cái bụng.

Nhà sàn tre, nơi bày các lễ vật. 

Điểm cúng là tại nương rẫy. Lễ vật thường là con bò, con heo nhưng gần đây lễ vật có phần đơn giản gồm thịt dê, gà, cơm nếp và các món ăn quen thuộc của đồng bào...