Hiển thị các bài đăng có nhãn người Bana. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Bana. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 12, 2023

Bình yên phiên chợ sáng làng Kon Jơ Dri

Mỗi tháng một lần, khoảng sân rộng trước ngôi nhà rông làng Kon Jơ Dri lại trở thành cái chợ phiên nhỏ xinh rực rỡ sắc màu các loại hàng hóa thiết yếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Nằm yên bình bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa của thành phố Kon Tum, Kon Jơ Dri là một trong những bản làng Ba Na cổ nhất, xinh đẹp nhất và còn khá nguyên vẹn ở Tây Nguyên hiện nay. Mỗi tháng một lần, dân làng Kon Jơ Dri lại có một buổi họp chợ sáng trước ngôi nhà rông đẹp như tranh vẽ.

Phiên chợ sáng ở làng Kon Jơ Dri khá thú vị bởi dân làng họp chợ không chỉ để mua bán mà còn là dịp gặp nhau hàn huyên dăm ba câu chuyện xóm làng, người lớn thì mua bán, trẻ con thì được đi chơi, còn cán bộ thôn xã cũng tranh thủ đi chợ để giải quyết việc cho dân làng.

7 thg 7, 2023

'Cổng trời' 1.000 m ở Bình Định

Không chỉ có thác Giáng Tiên, du khách đến huyện An Lão - nơi cao nhất Bình Định, còn được trải nghiệm văn hóa, ẩm thực của người Bana, H'Re.


An Lão là huyện miền núi cách trung tâm TP Quy Nhơn 115 km về phía tây bắc. Nơi cao nhất là xã An Toàn, 1.000 m so với mực nước biển, được ví như "cổng trời" của tỉnh Bình Định.

Lúc bình minh và hoàng hôn, An Lão lẩn khuất giữa những màn mây, màn sương dày đặc.

13 thg 6, 2023

Nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na

Kon Tum không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn để lại nhiều ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc. Trong đó, có thể kể đến các sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo của người Ba Na.

Bà Đậu Ngọc Hoài Thu - Trưởng phòng Quản lý văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Thời gian qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành, sự nỗ lực của cộng đồng người Ba Na trên địa bàn, nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na đã dần phục hồi và phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị kinh tế. Đặc biệt, niềm vui ấy còn được “nhân đôi” khi vừa qua, nghề dệt thủ công truyền thống dân tộc Ba Na của tỉnh tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự khẳng định thương hiệu của các sản phẩm dệt thổ cẩm, giúp cộng đồng dân tộc Ba Na trên địa bàn tỉnh có thêm động lực để tiếp tục gắn bó với nghề.

Khuyến khích người Ba Na sử dụng các vật liệu tự nhiên để làm nên các sản phẩm thổ cẩm truyền thống. Ảnh: H.T

4 thg 6, 2023

Đặc sắc lễ mừng nước giọt ở Kon Trang Long Loi

Cũng giống nhiều DTTS khác ở Kon Tum, người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na) ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà có tập tục lấy nước sinh hoạt ở những mạch nước ngầm chảy ra từ khe núi vừa trong và sạch. Bà con chặt cây lồ ô, đục thông các mắt rồi cắm vào mạch nước để dẫn nước ra chỗ thuận tiện lấy nước. Điểm lấy nước gọi là nước giọt (đăk klang). Lễ mừng nước giọt được dân làng long trọng tổ chức hằng năm.

Hằng năm, khi vụ mùa kết thúc, thóc lúa đã về kho, dân làng Kon Trang Long Loi tổ chức lễ mừng nước giọt (u klang đăk) hết sức long trọng để tạ ơn thần linh (Yàng) và cầu mong sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu trong năm tới.

Lễ mừng nước giọt thường diễn ra trong 3 ngày. Trước lễ cúng, già làng sẽ xác định ngày lành làm lễ và thông báo đến người dân để cùng nhau đóng góp hiện vật, phục vụ việc cúng bái. Những vật phẩm cho buổi lễ thường là heo, gà, gạo nếp, rau củ và rượu ghè.

Già làng giao cốc tiết gà cho A Yan, mang ra giọt nước để cúng. Ảnh: NB

26 thg 4, 2023

Về Prăng xem Sơmă Kơcham của người Bahnar

"Sơmă nghĩa là lễ cúng, kơcham nghĩa là cái sân. Sơmă Kơcham là lễ cúng sân". Đây là lễ cúng lớn trong năm, một nét văn hóa rất Bahnar của các làng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đầu nguồn dòng suối Hway (xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai).

Lễ cúng Sơmă Kơcham của người Bahnar tại làng Prăng, xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

22 thg 4, 2023

Tái hiện Lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na tỉnh Gia Lai

Lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời của người Ba Na, nhằm cầu mong cho dân làng sức khỏe, ấm no, hạnh phúc.

Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Ba Na làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tái hiện Lễ hội cầu an.

Lễ hội cầu an thường được tổ chức vào các tháng của cuối năm khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên rẫy, hoặc tổ chức sau khi dịch bệnh, đau ốm không 
còn xảy ra ở làng nữa.

Trong ngày lễ chính thức, già làng lựa chọn những nam thanh nữ tú để đảm trách những công việc chính khi làm lễ, như lựa chọn một chàng trai khỏe mạnh hóa trang thành người nộm, đeo mặt nạ người và cầm giáo…

4 thg 12, 2022

Đêm bừng sáng ở Kon Jơ Dri

Ngôi làng ấy vẫn mang đậm nét xưa, như cái cách của tiền nhân truyền trao lại. Nhưng, đời sống đã khá hơn và đổi thay trong ánh sáng của cuộc sống mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Ngọc (áo đen) kiểm tra thực tế tại làng Kon Jơ Dri ngày 31/10 vừa qua

10 thg 2, 2022

Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na

Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Đối với dân tộc Ba Na, nghề dệt thổ cẩm đã có từ lâu đời. Sản phẩm thổ cẩm dệt bằng tay của người Ba Na nổi tiếng bởi những trang trí hoa văn rất tinh tế. Không chỉ đẹp về hình thức trang trí, trong mỗi sản phẩm dệt truyền thống của người Ba Na còn ẩn chứa sắc thái văn hoá, thể hiện tâm hồn phong phú.

11 thg 10, 2020

Độc đáo nhà sàn Ba Na

Người Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời, có dân số đông thứ hai trong số các dân tộc thiểu số tại chỗ (sau người Xê Đăng) ở tỉnh, địa bàn cư trú tập trung ở quanh thành phố Kon Tum và một phần ở các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Sa Thầy... Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ba Na ở Kon Tum có những phong tục tập quán, văn hóa phong phú và giàu bản sắc, trong đó nhà sàn là một di sản văn hóa độc đáo. 

Thoạt nhìn bề ngoài, nhà sàn của người Ba Na cũng giống như nhà sàn của những DTTS tại chỗ khác, nhưng tìm hiểu kỹ thì mới biết nhà sàn của người Ba Na lại có những nét độc đáo riêng. 

Để tìm hiểu kỹ hơn về nhà sàn của người Ba Na, chúng tôi tìm gặp anh A Nhưk - một thợ chuyên làm nhà sàn ở làng Kon Xăm Lũ (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy). 

19 thg 5, 2020

Ghi ở Kon Brăp Ju

Làng Kon Brăp Ju (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) nằm yên bình bên dòng Đăk Pne, thu hút du khách bởi những nét đẹp cổ xưa còn được lưu giữ khá nguyên vẹn.

Tên làng trong ký ức


Như đã hẹn, cán bộ Trung tâm Văn hóa-Thể thao-Du lịch và Truyền thông huyện Kon Rẫy đưa tôi đến với làng Kon Brăp Ju trong một sáng tháng Ba. Trên chặng đường từ thị trấn Đăk Rve về đến làng Kon Brăp Ju, tôi nghe người dân kể rất nhiều về tên làng này có không ít những chi tiết huyền sử pha lẫn với sự tự hào của tổ tiên người Ba Na (nhánh Jơ Lâng) nơi vùng đất Kon Braih.

Ngồi trong ngôi nhà sàn cũ kỹ của mình với rất nhiều nhạc cụ, nhạc khí treo khắp các tường nhà, già làng A Jring Đeng (68 tuổi) kể cho tôi nghe về sự tích của làng Kon Brăp Ju mà già rất yêu quý và tự hào.

19 thg 10, 2019

Nhớ hơ mon…

Là loại hình văn nghệ dân gian độc đáo, sử thi góp phần làm nên nét đẹp văn hóa của đồng bào các DTTS Tây Nguyên. Bây giờ, tuy không còn phổ biến như cồng chiêng, xoang hay các nhạc cụ truyền thống, song sử thi (tiếng Ba Na là hơ mon) vẫn được gìn giữ, tiếp nối niềm tự hào của thế hệ đi trước. Với hơ mon, gần cả cuộc đời, già A Lưu ở làng Kon Klor (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) vẫn nhớ...

Đã lâu mới trở lại. Con đường nhỏ từ ngã ba trên trục đường chính của xã Đăk Rơ Wa rẽ vào nhà già A Lưu ngày trước lởm chởm sỏi đá, giờ đã được bê tông hóa phẳng lì. Chỉ có căn nhà nhỏ của gia đình ông ở chỗ thưa dân này thì vẫn vậy, có chăng là ngả màu cũ hơn. Vừa qua một trận ốm, già A Lưu chưa hết mệt mỏi. Mới đây, có đoàn quay phim của VTV về Kon K’tu mời già hát kể hơ mon nhưng đành phải từ chối.

Ông bảo “tiếc quá”, nhưng “lực bất tòng tâm”. Đã ngoài 80 rồi còn gì. Những cơn ho tức ngực, đau xương nhức cốt, run tay run chân… Lâu không hát kể, thấy nhớ hơ mon làm sao! Nghe hỏi về sử thi, mắt già sáng lên, cười móm mém. Bao nhiêu chất chứa trong lòng được dịp giãi bày.

7 thg 9, 2019

Để tiếng cồng chiêng ở làng Kon Drei mãi âm vang

Cồng chiêng gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh và là linh hồn trong mọi hoạt động lễ hội từ bao đời nay của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh nói chung và dân tộc Ba Na nói riêng. Để âm vang tiếng cồng chiêng nối dài mãi trong các lễ hội của cộng đồng làng, trong các nghi lễ vòng đời của người Ba Na; suốt mấy năm qua, người Ba Na ở làng Kon Drei (xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) đã bảo ban, truyền dạy cho nhau nghệ thuật cồng chiêng nhằm giữ gìn những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc nơi đây.

Làng Kon Drei nép mình bên dòng Đăk Bla hiền hòa. Giữa làng, nhà rông được làm theo đúng nguyên mẫu truyền thống của dân tộc Ba Na với mái tranh cao vút, sừng sững như một lưỡi rìu vươn lên trời. Chống đỡ cho nhà rông trước những khắt nghiệt, giông bão là những hàng cột gỗ cao to, vách thưng bằng lồ ô… Nhà rông này được dân làng phục dựng đầu năm 2018. Và, mấy năm nay, khoảng sân rộng rãi trước nhà rông luôn rộn ràng tiếng trống, tiếng cồng chiêng và nối vòng xoang vào những tối thứ bảy, chủ nhật trong những tháng hè hay những dịp làng có lễ hội và tổ chức các sự kiện trọng đại.

15 thg 8, 2019

Giữ nghề làm gốm truyền thống của người Ba Na

Ngồi bên nhà sàn, các chị Y Khel và Y Pư (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) tỉ mỉ nặn từng chiếc nồi làm bằng đất sét để nấu cơm, đựng nước. Đôi bàn tay khéo léo của các chị cứ thoăn thoắt quay tròn quanh chiếc nồi để tạo độ bóng. Các chị bảo, để nặn được một chiếc nồi như vậy phải mất vài ngày mới xong - đó là chưa kể thời gian chuẩn bị nguyên liệu mất cả tháng liền. Tuy kỳ công, nhưng đây là nét văn hóa truyền thống của đồng bào Ba Na (Jơ Lâng) nên các chị cố gắng giữ nghề để lưu truyền lại cho con cháu. 

Còn nhớ, cách đây không lâu, tại sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh lần thứ 4 năm 2018, nghệ nhân làm gốm Y Pư (1966) và Y Khel (1969) đã mang đến cho du khách một sự trải nghiệm thú vị về nghề truyền thống này. Nhiều em học sinh rất thích thú khi được các nghệ nhân cho mượn nguyên liệu đất sét để trực tiếp thử nghiệm. Thấy các em nhỏ hào hứng, chị Y Pư và Y Khel càng có động lực chế tác nhiều sản phẩm hơn nữa để phục vụ du khách tham quan được nhìn ngắm và mua sắm.

7 thg 7, 2019

Lễ Tơ Mon của người Bana

Người Ba Na có dân số lớn thứ ba trong số các dân tộc sinh sống trên Tây Nguyên, sau Gia Rai và Ê Đê. Đồng bào dân tộc Ba Na có rất nhiều lễ hội như lễ cầu an, lễ mừng lúa mới, lễ trả ơn, lễ Tơ Mon. Trong đó lễ Tơ Mon (lễ kết nghĩa) là một nghi lễ mang đậm tính nhân văn, phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau chia sẻ những niềm vui cũng như khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. 

Vào ngày làm lễ, trước khi ra cổng làng chào đón người được nhận đến với buôn làng, gia đình người nhận sẽ phải làm nghi thức cúng tổ tiên tại cây nêu mới dựng ngoài sân. Đây là thủ tục gia chủ làm lễ, mời tổ tiên về chứng giám và phù hộ cho mọi người. Sau đó họ sẽ mang theo một bầu nước ra tận cổng làng để chào đón, rước mời người được kết nghĩa và cùng nhau di chuyển về nhà Rông, không gian sinh hoạt cộng đồng chung của buôn.

Tại nhà Rông, thầy cúng và già làng sẽ là những người trực tiếp hướng dẫn mọi người thực hiện các nghi thức. Gia chủ và người được kết nghĩa sẽ được mời ngồi xuống bên cạnh cây nêu và nghi thức đầu tiên họ phải thực hiện là cùng hơ tay dưới một ngọn nến. Sau đó thầy cúng sẽ thực hiện các nghi thức tâm linh khác như rót rượu, tưới tiết lên cây nêu, và cuối cùng là đọc lời khấn. Lời khấn của thầy cúng có đoạn: "Ơ Yang… ơi, Yang trời, Yang đất, Yang núi, Yang sông, Yang bên Đông, Yang bên Tây hãy về đây chứng giám cho lễ kết nghĩa. Sau một thời gian quen biết nhau, hai bên đã thật sự tốt cái bụng với nhau và muốn kết nghĩa để trở thành những người trong một gia đình, cùng yêu thương, có trách nhiệm với nhau. Hôm nay làm lễ bẩm báo với các Yang, với ông bà tổ tiên, với mọi người, kể từ nay cho đến hết cuộc đời, đến hơi thở cuối cùng, mãi mãi là những người trong một nhà, sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau…ơ Yang…”.

Thày cúng chuẩn bị cây nêu bên trong nhà rông để chuẩn bị cho Lễ Tơ Mon. Ảnh: Việt Cường

16 thg 6, 2019

Vỏ bầu khô - Vật dụng độc đáo của đồng bào Ba Na

Vỏ bầu khô là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Ba Na ở thành phố Kon Tum. Vỏ bầu to người dân dùng để đựng nước uống, đựng cháo mang đi làm rẫy hay cất giữ hạt giống; vỏ bầu nhỏ được cắt ra làm muỗng múc canh, múc rượu hay đơn giản là kết thành chiếc chuông gió trang trí trước cửa nhà…

Chiều muộn, khi chúng tôi đến làng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) thì bà con nơi đây cũng bắt đầu đi rẫy về. Đã thành thói quen, nhiều phụ nữ thường ghé giọt nước của làng rửa chân tay rồi lấy nước về nấu cơm. Nước được phụ nữ đựng trong những vỏ bầu, cho vào gùi rồi mang về nhà.

Bà Y Mai ở làng Kon Jơ Dri cho biết: Vỏ bầu khô là vật dụng thân thuộc trong đời sống của đồng bào Ba Na trước đây. Vỏ bầu khô thường được người dân dùng để chứa nước lấy từ giọt mang về nhà; đựng nước, đựng cháo khi đi làm rẫy; những người khéo tay còn biết chế tác vỏ bầu kết hợp với các nguyên liệu khác thành các loại nhạc cụ… Giờ tuy ít được sử dụng hơn, nhưng một số gia đình vẫn dùng vỏ bầu để đựng nước mang đi làm, đựng rượu đãi khách hay để trưng bày cho đẹp.

29 thg 5, 2019

Lễ Tơ Mon của đồng bào Ba Na

Đồng bào dân tộc Ba Na xã Tơ Tung, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, quê hương của anh hùng Núp đã tổ chức Lễ Tơ Mon hay Lễ kết nghĩa tại Làng Văn hóa – Du lịch các dận tộc Việt Nam. Sự kiện nằm trong hoạt động Tháng 5 “Hát về Người”.

Bao đời qua, người Ba Na kết nghĩa anh em, cha con, mẹ con hay kết nghĩa thành anh chị em với nhau vì nhiều lý do như để được thân mật hơn, hoặc để giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Lễ Tơ Mon là lễ mang đậm tính nhân văn cũng như phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn cũng như chia sẻ những niềm vui gia đình và cộng đồng.

Gia đình cha nuôi (mẹ nuôi) đón gia đình nhà con nuôi từ ngoài cổng làng. 

21 thg 5, 2019

Lễ hội cầu an của người Ba Na

Lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời xưa của người Ba Na (nhánh Rơ Ngao). Đây là một trong những lễ hội đặc sắc liên quan đến cộng đồng làng, nhằm cầu mong cho dân làng ấm no, hạnh phúc...

Lễ hội cầu an, theo tiếng Ba Na (nhánh Rơ Ngao) gọi là Puh hơ drĭ. Ở đây từ “puh” nghĩa là “xua đuổi”, “hơ drĭ” mang ý nghĩa là “mọi tà ma”, “dịch bệnh”, “sự dơ bẩn”, “cầu mong bình an"… Puh hơ drĭ là xua đuổi mọi tà ma, dịch bệnh, điều xấu ra khỏi dân làng để cầu mong cho dân làng quanh năm được khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc, đoàn kết một lòng…

Ông A Thút (62 tuổi) - Nghệ nhân ưu tú, Đội trưởng đội nghệ thuật cồng chiêng làng Đăk Wơk (xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy) cho biết: Lễ hội cầu an được tổ chức sau khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên rẫy. Tùy vào điều kiện kinh tế của dân làng mà cúng cho Yàng những lễ vật hiến sinh cho phù hợp, có thể là con trâu hay con bò, heo, dê, gà.

Trước khi tổ chức Lễ hội cầu an, dân làng tiến hành phát dọn đường đi sạch sẽ, sửa sang nhà rông, bến nước, dọn vệ sinh sạch sẽ trong thôn làng, đóng góp của cải vật chất để sắm vật hiến sinh cúng Yàng, chế tác các đạo cụ như mặt nạ người và trang phục con thú dữ, hình nộm của con chim phượng hoàng…

9 thg 5, 2019

"Báu vật" làng Kon H'ra Chót

Chiều cuối tuần. Nắng rưng rức vàng trên phố. Tôi lang thang xuống làng Kon H’ra Chót (phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum), bất ngờ gặp một nhóm phụ nữ mặc váy áo thổ cẩm cười nói rộn ràng. Hỏi rằng “các chị đi đâu thế”? Đáp rằng “Đi tập bài chiêng mới”. À, thì ra là đội chiêng nữ nức tiếng của làng đây mà...
Tiếng cười nói xa dần. Những nếp váy đung đưa theo nhịp bước chân, màu sắc thổ cẩm sáng cả con đường mùa gió, như mang cả hơi thở đại ngàn về phố thị.

Và chỉ ít phút sau, từ phía nhà rông của làng Kon H'ra Chót đã bay bổng tiếng chiêng cồng. Tinh blinh. Tinh blinh... Tiếng chiêng như giục giã, như mời gọi bước chân bao người.

Đứng trước sân rộng, già làng A Huy nói lớn: Đó, tiếng chiêng như thế là ngon rồi. Chiêng lớn thì tiếng trầm, chiêng nhỏ thì tiếng cao. Chân bước, hông lắc phải mang nét riêng, mềm mại chứ không mạnh mẽ, hào hùng như đàn ông.

Nghe ông nói, có thể thấy ông tự hào về đội chiêng nữ của làng lắm. Mà cũng đúng, với dân làng Kon H'ra Chót, họ là "báu vật", là niềm tự hào. "Mấy người coi, lâu nay phổ biến là đàn ông chơi chiêng, chứ hiếm có đàn bà chơi chiêng lắm, nhưng làng mình có rồi đấy. Không chỉ biết mà còn chơi hay, chơi giỏi nữa"- dân làng thường "khoe" về đội chiêng nữ như vậy.

7 thg 5, 2019

Lễ mừng nhà Rông mới của người Bahnar

Đối với cư dân Bắc Tây Nguyên nói chung, nghi lễ mừng nhà Rông mới được coi là lễ hội lớn nhất trong các nghi lễ của người Bahnar. Lễ hội này được tiến hành ở nhà Rông của làng nơi cộng đồng dân tộc Bahnar sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội họp và là địa điểm để phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đến bà con nhân dân. 

Nghi lễ mừng nhà Rông mới là dịp để toàn thể dân làng thực hiện lời hứa và trả ơn thần linh về những giúp đỡ của các thần linh đối với cộng đồng dân làng.

Trong khi thực hiện nghi lễ, già làng sẽ khấn, cầu xin thần linh tiếp tục giúp đỡ để cả cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên và có những mùa vụ sắp tới tốt tươi. Cộng đồng dân làng thường dùng 2 con heo, 3 con gà và từ 5-6 ghè rượu cần để tế thần linh trong nghi lễ này. Mỗi hộ gia đình thường đóng góp một ghè rượu để cột vào các cột trong nhà Rông mới nhằm cùng chung vui với dân làng.

Điều hành công việc tế lễ mừng nhà Rông mới của người Bahnar là những già có uy tín trong làng và do một già làng (Bok Kra) đứng đầu. Dân làng tin rằng, Bok Kra là người được thần linh thừa nhận, giao trọng trách hướng dẫn bà con trong làng nên uy tín rất cao. 

Khi tiếng chiêng báo hiệu cất lên, mọi người trong buôn từ già, trẻ, gái, trai đều tập trung về khu vực nhà Rông để chuẩn bị làm lễ.

25 thg 4, 2019

Củi hứa hôn của thiếu nữ Rơ Ngao ở Pô Kô

Bắt đầu tuổi cập kê, những cô gái Rơ Ngao (Ba Na) ở xã Pô Kô, huyện Đăk Tô đã biết vào rừng kiếm củi mang về chất đầu nhà, sau bếp đợi đến khi tìm được ý trung nhân, tổ chức đám cưới sẽ mang tặng mẹ chồng. Không chỉ là sính lễ về nhà chồng, củi hứa hôn còn là thước đo sự giỏi giang, khéo léo và tình yêu dành cho chồng của người con gái.

Sính lễ về nhà chồng


Dù đã “theo chồng bỏ cuộc chơi” 4 năm rồi nhưng Y Nhung (làng Tu Peng) vẫn nhớ như in chuyện ngày còn thiếu nữ từng lặn lội vào tận rừng sâu, lên núi cao kiếm những bó củi đẹp đẽ để làm lễ vật mang tặng mẹ chồng lúc cưới.

Y Nhung kể: Mình lấy chồng năm 19 tuổi, nhưng từ hồi 14 tuổi, cha mẹ đã giục mình là phải lo kiếm củi để sau này làm lễ vật khi lấy chồng. Suốt 5 năm ròng, lúc nào có thời gian là mình đều đi kiếm củi mang về chất đầy đầu nhà, che đậy cẩn thận. Đến lúc cưới, mình kiếm được hơn 100 bó to bằng cái gùi. Trước hôm cưới 2 ngày, mình nhờ anh em, bạn bè đưa sang nhà chồng, mẹ chồng vui lắm. Bà đem củi chia cho anh em trong nhà, còn lại để đun mấy năm rồi vẫn chưa hết.