Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 2, 2023

Chợ Lá ở Đà Nẵng: Mỗi năm họp một lần và chỉ bán duy nhất mặt hàng lá

Cứ vào khoảng 22 tháng Chạp, ở Đà Nẵng lại rộ một màu lá xanh mướt mắt cùng màu trắng ngà của sợi lạt. Chợ chỉ họp mỗi năm một lần nhưng đã trở thành nét đẹp chân quê điểm xuyết giữ lòng phố thị, phục vụ cho người dân gói bánh cổ truyền, dâng cúng tổ tiên. Đó là chợ lá.

Theo các tiểu thương, không ai biết chợ hình thành từ lúc nào. Chỉ biết mỗi năm chợ chỉ họp một lần từ ngày 22 tháng Chạp đến 29 Tết. Từ 5 giờ sáng, các tiểu thương đã soạn hàng ra bán cho đến tối.

Chợ lá họp mỗi năm một lần từ 22 tháng Chạp đến trưa 29 Tết. Ảnh: T.N.

13 thg 12, 2022

Cận cảnh bộ đồ gốm men cổ Hoàng tộc vẽ vàng 24k trị giá hơn 400 triệu đồng

Được chế tác men cổ Hoàng tộc kèm theo đó là vẽ vàng 24k, bộ đồ thờ bằng gốm đang được trưng bày tại Cung văn hoá hữu nghị Việt - Xô, đã khiến không ít người phải choáng ngợp trước sự công phu và tráng lệ của bộ sưu tập này.

Bộ sưu tập có tên: Linh thiên nguồn cội bao gồm 18 món đồ dùng và được tạo nên từ men Hoàng tộc, một loại men cổ được các nghệ nhân nghiên cứu và phục dựng.

5 thg 12, 2022

Sa Pa: Đắm say mùa hoa anh đào

Đến với Sa Pa (Lào Cai) vào những ngày cuối tháng 11 và đầu tháng 12, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh hoa anh đào đang nở rộ. Rất nhiều nhiếp ảnh gia, các bạn trẻ đã không bỏ phí thời điểm này nên đã đến để chụp ảnh, check-in.

Vẻ đẹp tinh khôi của hoa anh đào Sa Pa

Sắc thắm hoa anh đào hòa quyện với ánh nắng dịu ngọt, cùng một chút sương sớm bồng bềnh lưng chừng những sườn đồi, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ khiến du khách thập phương lưu luyến không muốn rời nơi đây.

Khu vực đồi chè Ô Quy Hồ (cách thị xã Sa Pa khoảng 8km dọc theo quốc lộ 4d về tỉnh Lai Châu) vốn nổi tiếng bởi mùa anh đào, đặc biệt vào thời điểm này, khi mùa hoa anh đào đang nở rộ, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa khi rực hồng trong nắng, dưới nền trời xanh ngắt một màu, khi lại huyền ảo bảng lảng trong sương mai. Ảnh: Minh Hiếu.

2 thg 12, 2022

Hát Xoan: Món ăn tinh thần độc đáo của Phú Thọ hấp dẫn du khách

Hát Xoan đã trở thành món ăn tinh thần, sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, riêng có của tỉnh Phú Thọ mà du khách trong nước và quốc tế không thể bỏ qua

Độc đáo sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ”

Hát Xoan Phú Thọ là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố, có nhạc, hát, múa.

Khi xưa, hát Xoan vốn chỉ vang vọng nơi sân đình trong dịp lễ hội, nay đã vang vọng, lan tỏa, biểu diễn thuần thục đến cả người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và lan toả đến nhiều địa phương trong cả nước.

Hát Xoan còn có tên gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình) - lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các Vua Hùng. Ảnh: Phương Thanh

3 thg 11, 2022

Lăng Mạc Cửu - Hà Tiên

Chần chừ mãi rồi tôi cũng đến Hà Tiên (Kiên Giang). Sau hơn 300 năm, từ thời Mạc Cửu không thần phục nhà Thanh vào năm 1671 dắt theo một đoàn tùy tùng gồm 400 người đến đây phá đất mở cõi bờ. Để khi chạm đến núi Bình San, chân theo những bậc cấp, lên cao lần, gặp ngôi mộ của Mạc Cửu, trong lòng bộn bề cảm giác.

Núi Bình San ở thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) có độ cao hơn 50 mét, một ngọn núi đẹp.

Cổng vào khu lặng mộ Mạc Cửu ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

2 thg 11, 2022

Nghĩa Trủng đàn ở Quảng Trị

Nhiều người biết trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta có hàng ngàn nghĩa trang, trong đó có 3.200 nghĩa trang liệt sĩ và hơn 3.000 công trình ghi công liệt sĩ. Thế nhưng, ít ai biết nghĩa trang người lính Việt đầu tiên nằm tại Quảng Trị, có tên Nghĩa Trủng đàn.

Nghĩa trang thờ người lính Tây Sơn áo vải

Nghĩa Trủng đàn là nghĩa trang người lính Việt đầu tiên của Việt Nam, được lập vào năm 1872 (năm Tự Đức thứ 25), trên khu đất hơn 3.000 m², thuộc địa phận làng Thạch Hãn xưa (nay thuộc khu phố 8, phường 3, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị). Đây là nơi thờ cúng các vong linh và là nơi an nghĩ của hơn 1.000 hài cốt người lính Tây Sơn áo vải ra Bắc dẹp quân Thanh năm Kỷ Dậu 1789.

Cổng Tam Quan của Nghĩa Trủng đàn vừa được xây dựng khang trang. Ảnh: Ngọc Vũ.

Chùa cổ Thiền Lâm ở Ninh Thuận

Trải qua hơn 230 năm khai sơn và truyền thừa với biết bao thăng trầm, biến cố của thời gian, ngôi chùa cổ Thiền Lâm ở thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) vẫn giữ được sự uy nghi trước phong ba bão tố. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông và cũng là cái nôi Phật giáo của tỉnh Ninh Thuận...

Một ngày trung tuần tháng 10/2022, trong tiết trời se se lạnh của vùng đất "nắng và gió", chúng tôi theo Quốc lộ 27 từ trung tâm TP. Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 10km về hướng Đà Lạt, để với chùa Thiên Lâm (còn gọi là Tổ đình Sắc Tứ Thiền Lâm Tự).

Theo ghi nhận của chúng tôi, chùa Thiền Lâm nằm ven con sông Dinh thơ mộng, bên một cánh rừng nhỏ dưới chân núi Ngỗng, thuộc thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận). Có thể nói, không gian và cảnh quan "sơn thủy hữu tình" nơi đây thật thanh bình, yên ả...

Chánh điện và 1 trong 2 cây Bồ Đề cổ thụ xanh tươi trong sân chùa Thiền Lâm. (Ảnh: Đức Cường)

1 thg 11, 2022

Con đường dưới nước đến miếu Hòn Bà

Miếu Hòn Bà được xếp vào danh sách ngôi miếu có vị trí đặc biệt nhất Việt Nam. Đặc biệt bởi nó nằm lưng chừng ngay giữa một hòn đảo nhỏ với lịch sử khám phá, tên gọi, những câu chuyện xoay quanh. Càng đặc biệt hơn bởi muốn tới đây phải… canh ngày, canh giờ, chờ khi thủy triều xuống mới có đường đi.

Con đường đá "bí mật" chỉ nổi lên trong vài tiếng

Con đường đá "bí mật" chỉ nổi lên trong vài tiếng và sau đó sẽ bị biển vùi khuất nên người dân phải "canh" con nước để đi viếng miếu, tránh mắc kẹt lại trên đảo. Ảnh: Thùy Linh

Trà Phương, vùng đất nhiều người đẹp ở Hải Phòng

Ở TP Hải Phòng, câu đồng dao "Cổ Trai Đế vương, Trà Phương Công chúa" được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đây là niềm tự hào của người dân làng Trà về vị Hoàng hậu sau được tấn phong Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn- người làng Trà Phương. Người dân tự hào về vùng quê con gái nổi tiếng đẹp người đẹp nết.

Trà Phương là một ngôi làng cổ nho nhỏ hiền hòa nằm giữa hai làng Quế Lâm, Phương Đôi - trung tâm của xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng ngày nay.

Làng Trà Phương cách Thị trấn Núi Đối- trung tâm huyện Kiến Thụy gần 3 km về phía Đông bắc. Còn nếu đi về phía Đông, cũng chừng đó quãng đường là tới Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, cùng huyện Kiến Thụy.

Một góc làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thuy, TP.Hải Phòng hôm nay. Làng Trà Phương nho nhỏ nhưng phong cảnh hữu tình, với những đồng lúa, đồng màu xanh ngát bao quanh...

30 thg 10, 2022

Món ăn từ hoa ban ở Sơn La

Hoa ban là 1 món ăn truyền thống của người Thái ở Tây Bắc, trong đó có người Thái tỉnh Sơn La. Các món ăn chế biến từ hoa ban là đặc sản Tây Bắc và chỉ có ở Tây Bắc bởi chỉ vùng đất này là "quê hương, bản quán" của loài hoa đẹp mong manh đến nao lòng.

Mỗi mùa hoa ban nở, cũng là lúc bà con dân tộc Thái vùng Tây Bắc lên đồi hái về làm thức ăn phục vụ gia đình. Không biết từ bao giờ, hoa ban đã trở thành món ăn đặc sản hấp dẫn du khách gần xa.

Mùa hoa ban nở, cũng là lúc người Thái vùng Tây Bắc lên rừng hái về để chế biến thành những món ăn ngon hấp dẫn.

29 thg 10, 2022

Bên trong thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc: Khi phụ nữ Việt Nam lấy chồng theo đạo Hồi

"Khi đã tìm hiểu về đạo Hồi, tôi mới nhận ra rằng, Hồi giáo là một tôn giáo cực kỳ hòa bình và tốt đẹp. Những tín đồ Hồi giáo thực sự rất chân thành, tử tế, lương thiện, cùng với đó, mình luôn có niềm tin và luôn sống tốt thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến" - chị Châm, một phụ nữ Đà Nẵng chia sẻ.

Có mặt từ sớm, chị Nguyễn Thế Châm, quê Đà Nẵng nhanh chóng mặc trang phục truyền thống của người phụ nữ Hồi giáo, rồi bước vào bên trong căn phòng được ngăn bởi những tấm vải lớn. Đây là nơi cầu nguyện giành riêng cho phụ nữ tại Thánh đường Hồi giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Trưa thứ 6 hàng tuần, chị Châm lại cùng chồng và con trai đến Thánh đường Hồi giáo để cầu nguyện.

Người theo đạo Hồi không khuyến khích phụ nữ đến thánh đường, nhưng Thánh đường Al-Noor vẫn bố trí một phòng hành lễ cho phụ nữ, cách biệt bởi những tấm vải lớn tạo không gian riêng biệt.

Bên trong thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc: Khám phá những điều bất ngờ

Trưa thứ 6 hàng tuần, hàng trăm tín đồ theo đạo Hồi lại đổ về thánh đường hồi giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm (Hà Nội) để hành lễ, cầu nguyện. Hiện ở Hà Nội có hơn 500 người ở các Đại sứ quán, người dân trên 20 nước và trên 100 người Việt theo đạo Hồi thường xuyên đến Al-Noor cầu nguyện.

12 giờ 30 trưa thứ 6 (ngày 10/4), tiếng cầu nguyện của hàng trăm tín đồ hồi giáo bắt đầu vang lên tại thánh đường hồi giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Từng người bước vào bên trong thánh đường hồi giáo Al-Noor một cách lặng lẽ, họ tìm cho mình một chỗ trống để bắt đầu cầu nguyện.

Hôm nay, người hướng dẫn hành lễ tại thánh đường là Nasit. Mỗi ngày anh đều có mặt ở thánh đường từ rất sớm để chuẩn bị cho công việc hành lễ của các tín đồ.

Tọa lạc tại số 12 phố Hàng Lược, giữa trung tâm khu phố cổ Hà Nội, thánh đường Al-Noor là thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội cũng như toàn miền Bắc.

Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội - nhà thờ Phú Nhai

Với kiến trúc Gothic tinh xảo, quá trình xây dựng kéo dài nhiều năm, Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội - nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã trở thành biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.

Nhà thờ Phú Nhai mang đậm kiến trúc Gothic với những mái vòm nhọn đặc trưng.

Nhà thờ này thuở ban đầu có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic nước Pháp. Với chiều dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét, Nhà thờ Phú Nhai được mệnh danh là Thánh đường lớn nhất Đông Nam Á.

Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng lần lượt là: 2 tấn – 1.2 tấn – 0.6 tấn và 0.1 tấn.

Vương cung Thánh đường Phú Nhai không chỉ là công trình mang ý nghĩa tôn giáo, tâm linh mà còn có sự độc đáo về kiến trúc nổi bật.

26 thg 10, 2022

239 bậc đá ong lên chùa Tây Phương

Giữa không gian thanh tịnh được bao trùm bởi cảnh sắc thiên nhiên khoáng đạt trên đỉnh núi, chùa Tây Phương hiện lên với những nét cổ kính, trầm mặc. Lần theo 239 bậc đá ong ngàn năm rêu phong lên "Đệ nhất cổ tự" mà thầm cảm phục tài hoa của người xưa.

Nằm trên ngọn núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và đặc biệt có giá trị với những tác phẩm điêu khắc.

24 thg 10, 2022

Nhà thờ Khoái Đồng, nơi thờ hiện thân của ông già Noel

Nhà thờ Khoái Đồng còn có tên gọi là Khói Đồng, một trong 5 thôn cổ của làng Vị Hoàng, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định). Nhà thờ Khoái Đồng cùng với nhà thờ Chánh tòa của Đà Lạt là 2 nhà thờ của Việt Nam thờ thánh Nicolais - một vị thánh mà theo truyền thuyết của Thiên Chúa giáo chính là ông già Noel.

Nhà thờ Khoái Đồng xây dựng theo lối kiến trúc Gothic cổ được coi là một trong những kiến trúc độc đáo bậc nhất tại Việt Nam với mái vòm cong được nâng đỡ với hệ thống xà bằng xi măng uốn lượn theo mái tạo ra thế vững chãi.

Trên nhưng bức tường là những cột trụ được tạc công phu tượng những vị thánh Thiên Chúa giáo như thánh Patrick, thánh Peter, Giuse…

Nhà thờ gỗ Kon Tum tường cột xây bằng bùn trộn rơm vẫn trường tồn hơn 1 thế kỷ, đẹp long lanh

Hơn một thế kỷ (103 năm) phơi mình dưới cái nắng, cái gió Tây Nguyên, nhà thờ gỗ Thiên Chúa giáo ở tỉnh Kon Tum xây bằng bùn trộn rơm vẫn vững chãi với thời gian và là một trong những điểm nhấn của kiến trúc cảnh quan, điểm tham quan du lịch của phố núi.

Đây cũng là một trong 10 nhà thờ đạo Thiên Chúa giáo đẹp nhất Việt Nam. Đặc biệt, nhà thờ gỗ Kon Tum có lối kiến trúc khá độc đáo, tường và cột còn được xây bằng bùn và rơm.

Nằm bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và đầy thơ mộng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách yêu thích vẻ đẹp hoang sơ và đầy cổ kính.

Một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Kon Tum được biết đến chính là nhà thờ gỗ Kon Tum, với tuổi đời hơn một thế kỷ và luôn là niềm tự hào của người dân cao nguyên.

Nhà thờ gỗ Kon Tum hay còn gọi là nhà thờ Chánh tòa Kon Tum,

22 thg 10, 2022

Thăng trầm thương hiệu hủ tiếu Ông Cả Cần

Người Sài Gòn trước năm 1975 không ai không biết thương hiệu hủ tiếu và bánh bao Ông Cả Cần. Tương truyền, hủ tiếu ở đây ngon nức tiếng, còn bánh bao làm theo một công thức vô cùng đặc biệt. Thời gian trôi đi, Ông Cả Cần trở thành một phần ký ức, di sản văn hóa trong mỗi người Sài Gòn!

Hiện trên đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM, có tới hai tiệm hủ tíu mang tên Cả Cần. Câu chuyện về thương hiệu này khá nhiều thăng trầm, những khách sành ăn thuở xưa khi trở lại, dễ dàng nhận ra, hủ tíu mang tên Cả Cần không còn hương vị thuở trước. Vậy thực hư của thương hiệu này ra sao?

Hủ tiếu Cả Cần chính gốc nức tiếng một thời Sài Gòn chỉ tồn tại từ năm 1969 - 1979

Theo chia sẻ từ con gái ông bà Trần Phấn Thắng - người sáng lập thương hiệu hủ tíu Ông Cả Cần, thì quán ban đầu lấy tên Mỹ Tiên, tên của người con gái đầu. Quán nằm trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 5 hiện nay.

Cô Năm Sa Đéc được ông chủ mượn tên quảng cáo cho quán. Ảnh: T.L

20 thg 10, 2022

Đặc sản Tây Bắc: Cá đang bơi nhảy đưa ngay lên miệng nhai ngon lành

Nhắc đến đặc sản “cá nhảy” của người Thái Tây Bắc nhiều người không khỏi rùng mình, bởi những con cá còn bơi nhảy, giẫy giụa trong chậu được đưa lên miệng một cách ngon lành. Đối với người lần đầu nhìn thấy sẽ coi đây là món ăn kinh dị nhưng với người Thái thì đây là ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn.

Mỗi dân tộc đều có văn hóa, phong tục tập quán và thú vui ẩm thực khác nhau. Với người Thái Tây Bắc cũng vậy, họ có văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú đặc sắc, mang đậm chất núi rừng.

Bên cạnh những món ăn giản dị có nguyên liệu từ tự nhiên, người Thái Tây Bắc còn có những món vô cùng độc đáo, tiêu biểu như món cá nhảy - một số món ăn mới nhắc tên đã khiến nhiều người rùng mình, nổi da gà vì kinh dị.

Đặc sản cá nhảy gồm có cá tươi sống được bắt từ sông, suối, ao, hồ… mang về ăn ngay khi vẫn còn bơi trong chậu.

Những con cá dùng làm cá nhảy còn tươi sống khi vớt ra rổ có con vẫn còn nhảy tanh tách, nhưng cũng có con đã chết như thế này...

17 thg 10, 2022

Cá chua Tạ Bú, món ngon của người Thái

Có dòng sông Đà chảy qua với sản lượng cá tự nhiên nhiều. Do vậy, cá bắt lên không tiêu thụ hết, nên bà con dân tộc Thái ở huyện Mường La (Sơn La) đã nghĩ ra cách làm cá chua để ăn dần. Qua nhiều năm, món cá chua đã trở thành đặc sản nơi đây, được nhiều du khách biết tới.

Vào những ngày này, đi dọc tuyến đường qua bản Tạ Bú (xã Tạ Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) không khó để bắt gặp những sạp hàng bày bán đặc sản cá chua – một trong những món ăn đặc sản được người dân nơi đây chế biến nên.

Dọc tuyến đường đi qua xã Tạ Bú (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) có rất nhiều sạp hàng bán đặc sản cá chua.