26 thg 8, 2012

Chùa Hang không có hang

Nước ta có hàng chục ngôi chùa mang tên chùa Hang (xem bài Chùa Hang. Có bao nhiêu chùa Hang?). Đã gọi là chùa Hang tất nhiên phải có cái hang, nếu không phải là chùa được lập nên trong hang thì ắt là trong khuôn viên chùa phải có cái hang!

Vậy mà có một ngôi chùa - rất nổi tiếng đấy nhé - mang tên chùa Hang mà ta đi từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, đi vòng vòng khắp khuôn viên chùa vẫn chẳng tìm đâu ra cái hang hốc nào cả! Đó là chùa nào, ở đâu mà kỳ cục vậy?

Xin thưa: Đó là chùa Hang ở Trà Vinh ạ!

Chùa có tên chính thức là chùa Kompong Chrây, tọa lạc ở khóm 4, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Đây là một ngôi chùa Nam tông Khmer.

Hai điều đặc sắc ở ngôi chùa này là:

1. Trong chùa có vô số cây sao dầu và me cổ thụ, tạo bóng mát rượi và hàng đàn, hàng đàn chim cò tụ tập, ríu rít rất vui tai (do đó có người - như tui chẳng hạn - còn gọi đây là chùa Cò).

2. Trong chùa có xưởng tạo tác các sản phẩm gỗ mỹ thuật tuyệt đẹp và rất có giá trị.

Vậy là cả tên chùa, cả những nét đặc sắc của chùa đều... không có liên quan gì đến cái hang! Tại sao lại kêu là chùa Hang?

Về chùa Nành

Nhắc tới Ninh Hiệp, người ta thường nghĩ ngay tới khu chợ vải sầm uất nổi tiếng ngoại thành Hà Nội. Không nhiều người biết rằng đây chính là quê ngoại công chúa Ngọc Hân và tồn tại một ngôi chùa nổi tiếng - chùa Nành.

Thủy đình

Chùa Nành cùng với chùa Dâu, chùa Keo, chùa Đậu là bốn ngôi chùa thờ Tứ pháp lớn nhất ở miền Bắc. Chùa nằm tại thôn Phù Ninh (làng Nành) thuộc xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 20 cây số. Đến đây, bạn thật sự cảm nhận được sự thanh tịnh, trầm mặc của chốn tu hành: mái ngói lợp phủ màu thời gian; những cây cột gỗ mộc mạc; những cánh cửa, chấn song gỗ tựa như trong những thước phim tư liệu cũ…


Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học cổ nhất Việt Nam

Có lẽ ai cũng biết hoặc nghe nói đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một quần thể di tích đệ nhất Hà thành. Và cũng không có gì lạ khi nói đấy là một trong những trường đại học đầu tiên trên thế giới.



Lối vào Văn Miếu: cổng “Vǎn Miếu Môn” 

“Đi tham quan Hà Nội mà chưa vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám thì coi như bạn chưa đến Hà Nội”. Với tôi, mỗi lần đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một lần khám phá, tìm tòi về lịch sử và kiến trúc của quần thể di tích này.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam và Quốc Tử Giám, trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động (1076 - 1802) đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.


Thăm kinh đô Cổ Loa

Ai từng đọc lịch sử nước nhà thì không thể không biết đến thành Cổ Loa, Thục Phán An Dương Vương. Và ai đã từng đọc các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam thì không thể không biết đến truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy. Tôi đến Cổ Loa vào một ngày nắng đẹp, với một chút tò mò lẫn khao khát được quay trở lại với nguồn cội lịch sử đã tồn tại hàng ngàn năm.



Bao quanh giếng Ngọc là một hồ nước khá lớn, đây cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ phong phú vào những dịp lễ hội

Qua cầu Chương Dương, theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Qua cầu là thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi 5km đến ngã ba rẽ phải, đi tiếp 2km nữa là vào khu di tích Cổ Loa.

25 thg 8, 2012

Đến Hà Tiên, chơi biển Mũi Nai


Toàn cảnh khu du lịch bên chân núi Tà Pang. Ảnh: Cúc Tần

Mũi Nai ở Hà Tiên (Kiên Giang) là một trong ba bãi biển “quý hiếm” của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (hai bãi kia là Tân Thành ở Tiền Giang và Ba Động ở Trà Vinh). Từ hơn 300 năm trước, Mũi Nai được gọi là Lộc Trĩ và nổi tiếng là một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên trong “Hà Tiên thập vịnh” của Tao đàn Chiêu Anh Các với bài “Lộc Trĩ thôn cư”.

Cảnh ấy đã không còn, vì từ nhiều năm nay Mũi Nai đã trở thành một trọng điểm du lịch thu hút rất nhiều khách đến tham quan, tắm biển, nghỉ ngơi. Trên diện tích 17 héc ta, Mũi Nai có đến 11 doanh nghiệp khai thác kinh doanh du lịch. Khách đến Mũi Nai, chịu khó tới bãi Sau sẽ bắt gặp ít nhiều thích thú.


Kỳ thú Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu là một trong 24 tỉnh thành của Việt Nam có bờ biển, trải dài 54 km. Nói đến Bạc Liêu, khách phương xa đã từng ít nhiều nghe nhắc, đây là xứ sở của bản Dạ Cổ Hoài Lang, là quê hương của công tử Bạc Liêu ăn chơi nức tiếng một thời… Nhưng ít người biết Quán Âm Phật Đài với lễ hội Quán Âm Nam Hải ngay cửa biển Nhà Mát – thành phố Bạc Liêu – một trong những điểm du lịch tâm linh mà du khách có thể đến thăm trong những ngày đầu năm mới. 


Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm - Ảnh: Hồng Thắm 

Không gian để chiêm nghiệm

Công trình khu Quán Âm Phật Đài rộng 25.000 m2 với nhiều hạng mục kiến trúc mĩ quan: chánh điện, nhà chư tăng, nhà khách, nhà lưu niệm, sân lễ Đức Quán Thế Âm, cảnh quan và phật tích… Hiện nay, một số hạng mục đã đi vào hoạt động, trong tương lai gần, đây sẽ là một khu chiêm bái trang nghiêm, một khu danh thắng lớn của Phật giáo ở Bạc Liêu.

Cõi tình thơ của Hàn Mặc Tử


Đồi Thi Nhân. Ảnh: Mai Lý

Có dịp đến thành phố biển Quy Nhơn, thủ phủ của tỉnh Bình Định, hầu như ai cũng muốn tìm đến Ghềnh Ráng - Tiên Sa để thưởng ngoạn vẻ đẹp tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất ven biển nầy. Danh thắng Ghềnh Ráng ở phía đông nam Quy Nhơn. Từ đầu đường Hàn Mặc Tử chạy dọc theo biển, đi khoảng 2,5 cây số về phía nam, ta sẽ đến Ghềnh Ráng.

Mua vé vào cửa (6.000 đồng/người), du khách vào cổng rồi đi lên “dốc Mộng Cầm” chừng 150 mét là đến trung tâm khu du lịch Ghềnh Ráng; từ đây sẽ tha hồ phóng tầm mắt quan sát cảnh sắc thiên nhiên trong một khu vực rộng khoảng 35 héc ta.


Về Óc Eo thăm chùa Phật Bốn Tay

Tam quan Linh Sơn cổ tự. Ảnh: Hoàng Thám

Từ thành phố Long Xuyên, theo tỉnh lộ 943, băng qua những cánh đồng lúa chín vàng mơ mênh mang tận chân trời, du khách đến thị trấn núi Sập, thủ phủ của huyện Thoại Sơn. Vượt dòng Thoại Giang đi thêm hơn 10 cây số nữa, ta sẽ tới thị trấn Óc Eo, nơi đây được các nhà khảo cổ xem như là “cái rốn”, trung tâm của nền văn minh, văn hóa Óc Eo.

Văn hoá Óc Eo là tên gọi chung của một nền văn minh gắn liền với vương quốc Phù Nam huyền thoại, có địa bàn trải rộng từ Tây đến Đông Nam bộ ngày nay. Trải qua trên dưới một ngàn năm trăm năm với bao biến động của thiên nhiên và lịch sử, nền văn hóa ấy đã bị mai một và dần rơi vào quên lãng.

Về thăm núi Cấm


Tượng Phật Di Lặc. Ảnh: Phương Kiều

Khu du lịch núi Cấm (huyện Tịnh Biên, An Giang) rộng 8,4 héc ta, có nhiều cảnh quan kỳ thú hấp dẫn du khách. Hàng năm, nơi đây đón tiếp gần một triệu lượt du khách. Đến chơi núi Cấm, du khách có dịp nghỉ đêm trên núi mới cảm nhận được nét đẹp ẩn tàng vùng núi giữa đồng bằng Nam bộ này.

Vào đến chân núi, bạn sẽ được các bác tài xe ôm vồn vã chào mời, “vù vù” đưa bạn lên chùa Phật Lớn ở lưng chừng núi, cao khoảng bốn, năm trăm mét. Trước kia, đi xe ôm lên núi khá mạo hiểm nhưng rất hấp dẫn. Chiếc xe như cố bườn qua các tảng đá lớn, những hòn sỏi to, thỉnh thoảng gặp một dòng suối nhỏ loăng quăng chảy ngang mặt đường. Để có thể bườn trên con đường nhiều nguy hiểm dài khoảng 10 cây số lên núi, chiếc xe phải được xoáy nòng, thay sên dĩa mỗi ba tháng một lần. Nửa tiếng đồng hồ ngồi xe ôm lên hoặc xuống núi là 30 phút du khách sống trong cảm giác mạnh!


Lên Núi Dài Năm Giếng


Khách tham quan đứng trước Điện Bà, bên giếng Đôi. Ảnh: Cát Lộc

Núi Dài Năm Giếng thuộc ấp Phú Hòa (An Phú, Tịnh Biên, An Giang), nằm gần thị trấn Nhà Bàng. Đường mòn lên núi dốc thoai thoải, có nhiều bóng cây nên ai cũng lội bộ lên được, hơi mệt chút đỉnh thôi.

Ghé quán nước ông Ba Đông, chúng tôi nhâm nhi ly cà phê rồi gởi xe lại để lên đường. Ông Ba Đông tiếc rẻ: "Phải mấy anh tới sớm thì theo đoàn người lên núi làm rẫy lúc 6 giờ sáng luôn! Nhưng không sao, lên núi, phía bên nầy, chỉ có con đường mòn dài khoảng hai cây số, lâu lâu có mũi tên sơn đỏ trên hòn đá chỉ đường đi Năm Giếng, đi 45 phút là tới".


Khu di tích Ma Thiên Lãnh - Ô Tà Sóc



Núi Dài, trong cụm Thất Sơn, An Giang. Ảnh: ĐHT

Dọc con đường nhựa nhỏ từ thị trấn Tri Tôn đi về phía Ma Thiên Lãnh - Ô Tà Sóc, hai bên là những rừng trúc hoang sơ, hàng hàng lớp lớp; lác đác có những tảng đá khổng lồ đứng chơ vơ. Loáng thoáng, ẩn hiện vài bóng nhà của bà con người Khmer trong vườn cây sum suê. Thỉnh thoảng du khách gặp vài chiếc xe bò đủng đỉnh, lăn bánh cọc cạch…

Khu di tích Ma Thiên Lãnh - Ô Tà Sóc, thuộc ấp An Ninh, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang) nằm trên ngọn Sà Lon thuộc núi Dài (Ngọa Long Sơn), trong cụm Thất Sơn hùng vĩ.


Cù lao Giêng ở An Giang

Nằm giữa sông Tiền, bốn bề sông nước mênh mang, cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, có chiều dài 12km, chiều rộng khoảng 7km với những khu vườn mướt xanh, sum sê cây trái. Trên cù lao này có nhiều công trình kiến trúc độc đáo từ thời Pháp thuộc vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay.


Bến đò cù lao Giêng. Ảnh: Anh Việt

Nhà thờ cù lao Giêng ở xã Tấn Mỹ, là một tòa kiến trúc cổ, được linh mục Gafignol (thường gọi là cha Nho) khởi công xây dựng từ năm 1875, dưới thời vua Tự Đức. Việc xây dựng một công trình lớn trên đất cù lao lúc bấy giờ vô cùng khó khăn.

23 thg 8, 2012

Biển Hồ - Đôi mắt Pleiku

1.
Em đẹp thế Pleiku ơi!
Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi
không dám nhìn vào đôi mắt ấy
Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy

Đó là lời bài hát Đôi mắt Pleiku do nhạc sĩ Nguyễn Cường sáng tác từ năm 1992, mà có lẽ ít người dân Pleiku nào không biết.

Biển Hồ - đôi mắt Pleiku - vì sao mà đắm đuối thế?

2.
Biển Hồ (hồ T'Nưng) nằm cách thành phố Pleiku 7km theo hướng quốc lộ 14 đi về phía Kontum. Đó là một hồ nước mênh mông xanh ngắt trên cao nguyên có độ cao 1.000 met.

Đường vào

Tôi bất tài nên không thể dùng máy ảnh ghi lại những hình ảnh nơi đây cho các bạn thưởng lãm. Cái đẹp của Biển Hồ nó lâng lâng, bát ngát mà có lẽ phải đến tận đây, đứng giữa long lanh nước và bạt ngàn xanh hoang dại mới cảm nhận được.

Thăm đền Gióng, nhớ chuyện ngày xưa

Đến đền Gióng để rời xã khói bụi đô thành, để thưởng thức vẻ đẹp nơi thôn dã, nghiêng mình trước những công trình kiến trúc thách thức với thời gian. Và hơn hết, để ôn lại những câu chuyện truyền thuyết, trang vàng lịch sử.

Là người Việt Nam chắc ai cũng biết đến Gióng, cậu bé sau ba năm đã vụt lớn để trở thành người anh hùng vung gậy sắt, nhổ từng khóm tre đánh giặc. Nhưng không nhiều người trong chúng ta biết đến ngôi đền được xây dựng tại chính mảnh đất cậu bé ấy sinh ra (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) và những phát hiện mới nhất đằng sau người anh hùng dân tộc này.


Thủy đình và cổng đền Gióng nhìn từ trên đê

Thoát khỏi đường dẫn cầu Thanh Trì đầy khó bụi, cứ nhằm thẳng hướng cầu mà đi khoảng 10 cây số, chúng tôi đã đến xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm.

Thăm đền Nguyên phi Ỷ Lan

Nằm bên quốc lộ 5 ồn ào và tấp nập xe cộ, khu di tích Nguyên phi Ỷ Lan vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng, huyền bí của một ngôi đền cổ được xây cất cách nay gần 900 năm. Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu về cuộc đời nữ danh nhân nổi tiếng với tài trị nước, đồng thời được tham quan nhiều di vật cổ của triều đại Lý. 

Từ trung tâm Hà Nội qua cầu Chương Dương chừng 18km, ta sẽ gặp đền thờ nguyên phi Ỷ Lan nằm bên quốc lộ 5 thuộc địa phận Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Khu di tích này còn có tên gọi khác là chùa Bà Tấm hay đền Bà Tấm. Toàn bộ quần thể di tích gồm chùa, đền, điện, sơn trang nằm trong khuôn viên có sân, nhà thủy đình, cây xanh ước rộng đến 3ha.


Nghi môn với lối kiến trúc độc đáo gồm nhiều họa tiết trên cánh cửa

Vãn cảnh chùa Tây Phương

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, xuôi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, chỉ sau gần một tiếng đồng hồ đi xe máy, chúng tôi đã có mặt tại chùa Tây Phương- ngôi chùa cổ nổi tiếng với 16 pho tượng các vị La Hán.

Chùa Tây Phương (hay còn gọi là Sùng Phúc tự) nằm trên ngọn núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Trái với cảnh chen lấn, đông đúc của nhiều ngôi chùa khác trong dịp đầu năm, khung cảnh chùa Tây Phương vẫn yên bình và trong trẻo.

Từ cổng chùa này, đi bộ qua 239 bậc đá, du khách đã đặt chân lên đến đỉnh núi và chùa chính 

Ngôi chùa có cổng làm bằng đá tảng độc nhất Việt Nam

Với kiến trúc bằng đá độc đáo ở phần cổng cùng với những sáng tạo điêu khắc tượng phật tinh tế... chùa Đức Hạnh (Bình Phước) từng lập 2 kỷ lục Việt Nam và được nhiều người biết đến.

Chùa Đức Hạnh ở thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; được xây dựng từ năm 1969 do đồng bào từ miền Trung vào sinh sống, lập nghiệp.


Cổng chùa Đức Hạnh. Ảnh: Vietkings.

Hiện, với cổng tam quan và đài Quan Thế Âm bằng đá tảng, chùa Đức Hạnh tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng của các Phật tử bởi thiết kế đặc biệt của nó. Cổng chùa được kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng (như gỗ), cao 5m, rộng 10m. 8 thanh đá này là loại đá khối tự nhiên (đá Iolite nguyên thủy).


Ngoạn mục chùa Hang

Nước ta có khá nhiều chùa Hang. Ngoài Bắc có chùa Hang ở Tuyên Quang, ngoài Trung có chùa Hang Thạch Cốc (hay Thiên Sanh Thạch tự) ở Mỹ Hòa (Phù Mỹ, tỉnh Bình Định). Trong Nam có chùa Hang Phước Điền tự ở núi Sam (huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang), chùa Hang Phật Quang tự ở hòn Phụ Tử (tỉnh Kiên Giang).

Đa số các chùa đều thuộc phái Bắc tông và hang núi được khai phá làm thành chùa, nhưng duy nhất có ngôi chùa Hang mà chẳng có “hang hốc” nào cả.

Đó là chùa Hang ở khóm 4, thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh). Có tên gọi như vậy là do cổng chùa được xây bằng gạch, dài khoảng sáu thước, trông “thăm thẳm” như một cái hang. Là ngôi chùa theo hệ phái Nam tông, tên chữ Phạn chính thức của chùa là Kompongnigrodha, được xây dựng đã hơn 370 năm.

Cổng chùa Hang

22 thg 8, 2012

Khám phá địa đạo Thì Thùng

Cách trung tâm thị trấn Chí Thạnh (H.Tuy An, Phú Yên) về hướng tây 15 km, cao nguyên gò Thì Thùng (xã An Xuân) có độ cao khoảng 400 m so với mực nước biển, quanh năm khí hậu mát mẻ, cây xanh trái ngọt hiền hòa.

Trên đỉnh cao nguyên này, có một mặt bằng gò bãi rộng lớn và một hệ thống hầm địa đạo của quân và dân Phú Yên trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Tổng chiều dài địa đạo là 1.948 m xuyên qua gò Thì Thùng, sâu 4,5 m, rộng 0,8 m. Toàn bộ địa đạo có 486 giếng, trên miệng giếng lấy gỗ đặt rầm, cách 20 m chừa một cửa hông có ngụy trang. 



Miệng cửa chính vào hệ thống địa đạo gò Thì Thùng


Chơi thác Damb’Ri

Từ thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, đi về phía tây bắc hơn 18km, trên con đường nhựa uốn lượn giữa những nương dâu, đồi chè, vườn cà phê xanh ngắt, du khách sẽ đến khu du lịch thác Damb'Ri - một phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa khu rừng nguyên sinh bạt ngàn.


Thác nước Damb'Ri nằm trên địa phận thôn 14, xã Damb’ri, thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm đồng. Vào mùa mưa, ở xa ngọn thác vài kilômét vẫn nghe thấy tiếng nước đổ ầm ầm. Thác nằm giữa một khu rừng vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ với diện tích gần 300 héc ta cùng đủ loài chim muông, thú rừng nhiệt đới.



Quy Hòa, tìm về chốn bình yên

Bạn bè tôi vẫn thường gọi Quy Hòa là thung lũng bình yên. Từ quốc lộ 1D (đường Quy Nhơn - Sông Cầu), xuôi theo những con dốc thoai thoải với chặng đường chưa đầy 3km là như đặt chân vào một thế giới khác. Quy Hòa lặng lẽ, dịu dàng và kín đáo như một góc khuất nhỏ của thành phố Quy Nhơn.




 Thung lũng Quy Hòa 



Tràng An - bình yên mênh mang

Chúng tôi đến thăm Tràng An vào một buổi sáng tháng 8 giao mùa đẹp trời, khi tiết trời đang bén dần hương thu dịu mát dù cái chói chang của hạ vẫn quyến luyến trong sắc nắng rực rỡ. 


Mặt nước phẳng lặng như gương

Phóng xe máy dọc theo con đường bê tông rẽ vào từ đoạn Quốc lộ 1A qua thành phố Ninh Bình, đi qua hầm xuyên núi giữa trùng điệp núi non, tấm biển báo “Khu du lịch sinh thái Tràng An” hiện ra khiêm nhường bên đường chào đón du khách.

Đoạn đường ngắn khúc khuỷu dẫn vào nơi mua vé cùng những dịch vụ sơ sài đầu tiên khiến tôi hơi hẫng hụt, song cái cảm giác đó nhanh chóng qua đi khi chúng tôi xuống đến bến thuyền. Những chiếc thuyền nhỏ xinh được sơn màu xanh lá cây nằm nối nhau bên bến đợi điệp màu với núi non, nước biếc tĩnh lặng mênh mang. 



Lên đỉnh Hòn Bà - di tích của bác sĩ Yersin

Trên đỉnh núi Hòn Bà, năm 1903 bác sĩ Alexandre Yersin (1863-1943) đã lập một trạm quan trắc khí tượng và trồng thử nghiệm cây quinquina để sản xuất thuốc ký ninh chống sốt rét. Di tích này cách thành phố Nha Trang khoảng 60km về phía tây nam, ở độ cao 1.500 mét, khí hậu quanh năm mát lạnh như Đà Lạt. Thời gian và chiến tranh đã phá hủy tất cả, ngày nay tại vị trí đó, một khu du lịch nhỏ đang được xây dựng, đón chào du khách.


Từ độ cao 1.000 mét so với mặt biển trên đoạn đường lên đỉnh Hòn Bà nhìn về thành phố Nha Trang ở hướng đông bắc, rất hiếm khi nhìn thấy biển vì quanh năm vùng núi này sương mù che phủ



Phật tích Bồ Đề Đạo Tràng ở Châu Đốc

Trên thế giới, chùa nào có được một phật tích đã quý lắm, vậy mà ở Bồ Đề Đạo Tràng ngay trung tâm thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang có đến ba phật tích.

Để hiểu xuất xứ của tên gọi Bồ Đề Đạo Tràng - một điểm du lịch tâm linh quý hiếm của Việt Nam, chúng ta cùng quay lại lịch sử.

Năm 1951“Đại đức Jinara Jadasa, cố Hội trưởng Hội Thông thiên học quốc tế tại Ấn Độ hiến cây bồ đề cho nước Việt Nam để làm quốc bửu. Bồ đề này là con của bồ đề bảo thọ mà xưa kia đức Phật tổ đã ngồi nhập định” (*). Người được diễm phúc ấy là “ông Phạm Ngọc Đa, Hội trưởng Hội Thông thiên Học Việt Nam xin được cây bồ đề và nhờ bà Nguyễn Thị Hai sang Ấn Độ thỉnh về để trồng tại tỉnh lỵ Châu Đốc” (*).


Tượng Phật Thích Ca trong bóng mát cây bồ đề



Đồng bằng Nam bộ vẫn còn nhiều kiến trúc cổ thanh lịch

Các kiến trúc này hầu hết đã được xây dựng hoặc phục hồi trong thời kỳ Pháp thuộc (thế kỷ 19-20). Mặt tiền thường theo phong cách Pháp và nội thất theo truyền thống Việt Nam và nó còn chứa đựng rất nhiều đồ cổ có giá trị nghệ thuật như tranh tường, tác phẩm điêu khắc, chạm trổ gỗ, đồ trang trí nội thất... 


Chùa Phước Hưng (Chùa Hương) (xây dựng khoảng 1838-1882), Sa Đéc, Đồng Tháp. 

It phô trương hơn so với ngôi chùa bề thế hàng xóm là chùa Bửu Quang, chùa Phước Hưng ở Sa Đéc, Đồng Tháp có mặt tiền nghiêm trang, với ngôi chính điện đơn giản và yên tịnh lại thêm vào một sân cây cảnh tươi mát ở giữa.



20 thg 8, 2012

Biển Hồ trà

Du khách đến thành phố Pleiku thường không quên viếng thăm Biển Hồ, một thắng cảnh được ví như đôi mắt Tây nguyên long lanh trên đỉnh cao. Thế nhưng có một Biển Hồ khác cũng rất thơ mộng lại ít được khách phương xa biết đến. Đó là Biển Hồ trà.

Biển Hồ gồm 2 hồ nước lớn thông nhau, phía Nam là hồ Tơ Nưng còn được dân Pleiku gọi là Biển Hồ nước, phía Bắc là khu vực đồn điền trà và chùa Bửu Minh được gọi là Biển Hồ trà.

Vài dòng lịch sử

Từ năm 1919 - 1920, công ty P.I.T. (Plantation Indóchinoise des Thés) của Pháp đã khai khẩn vùng đất phía bắc Biển Hồ để trồng trà. Đây chính là đồn điền đầu tiên của người Pháp trên cao nguyên Pleiku. Sở Trà (cách gọi của người dân lúc đó) nằm trên bờ bắc Biển Hồ - cách hồ nước gần 2km. Công nhân đồn điền hầu hết là người miền Trung, sống quanh đó và lập thành làng Cỏ May.

Thuở ấy, vùng đất này còn là nơi sương lam chướng khí. Để tạo chốn nương tựa về tâm linh, những người công nhân Việt xin phép được lập chiếc am nhỏ dưới gốc đa cổ thụ ở lô chè số 13 - cách làng Cỏ May khoảng 1 km về phía đông - để cầu cúng. Am này được gọi là Sơn Hải Miếu hay Dinh Bà. Hiện trong am còn bức hoành phi đại tự bằng gỗ với 3 chữ lớn: "Niệm tại tư ", phần niên đại ghi: Long Thụy - Bính tý (tức là năm 1936). 


Theo chân các ngọn núi lửa Việt Nam - Phần 2

Đắm say với các kỳ quan của núi lửa

TTO - Một trong những “thành quả” nổi tiếng sau quá trình núi lửa phun trên khắp một “vành đai lửa” rộng lớn và suốt nhiều giai đoạn vận động tạo sơn cách nhau cả triệu năm, có lẽ là ghềnh Đá Đĩa ở tỉnh Phú Yên.

Ghềnh Đá Đĩa là một danh thắng đã được Nhà nước Việt Nam xếp hạng Thắng cảnh quốc gia từ lâu. Khi dung nham tuôn chảy gặp không khí bên ngoài, dần dà đông kết lại thành hàng vạn hàng triệu cột bazan hình lục lăng, ngũ giác, lục giác nằm đều chằn chặn và cũng khá tùy hứng. Các nhà khoa học gọi đấy là “bazan dạng cột”. Đến ghềnh Đá Đĩa, bạn sẽ chiêm ngưỡng các cột đá nằm ngang dọc, xiên xẹo thành cả ngọn núi trước biển rất kỳ thú. 



Các cột đá bazan nằm ngang dọc, xiên chếch



Theo chân các ngọn núi lửa Việt Nam - Phần 1

Sau nhiều chuyến thám sát lẻ tẻ với mong muốn tha thiết về một tour du lịch tìm hiểu miệng núi lửa - các kiến tạo núi lửa tuyệt đẹp ở Việt Nam, vừa qua tôi đã “hướng đạo” cùng đoàn làm phim tài liệu khoa học của VTV2 (Đài truyền hình Việt Nam) thực hiện bộ phim dài tập về các kỳ quan mang tên núi lửa (dự kiến phát trong tháng 10-2009). Xin chia sẻ ghi nhận từ các chuyến đi. 

TTO - Với tôi, những ngọn núi lửa đang phun trào hoặc tạm ngủ yên luôn lãng mạn và gợi nhiều xúc cảm khám phá. Những miệng núi lửa, dấu tích núi lửa dọc dải đất Việt Nam còn là các ô cửa huyền diệu nhất để hiểu thêm lịch sử hình thành vùng đất mà nghìn đời cha ông ta và muôn đời con cháu tiếp sau đã, đang và sẽ sinh sống.


Các nhà khoa học trong và ngoài nước từ lâu đã chứng minh dọc dài nước Việt Nam, đặc biệt ở khu vực miền Trung và Tây nguyên, núi lửa từng hoạt động dữ dội, trong nhiều đợt, ở nhiều giai đoạn khác nhau. Nhiều tài liệu khoa học chính thống, cả trong tâm thức của đồng bào bản địa, đều có sự hiện diện của cái gọi là núi lửa.


19 thg 8, 2012

Chùa Hang. Có bao nhiêu chùa Hang?

Có lẽ chùa Hang là tên chùa xuất hiện nhiều nhất tại Việt Nam! Từ Bắc chí Nam đều có.

Dễ hiểu thôi, người tu hành thường tìm nơi vắng vẻ hẻo lánh để tu tập, nên thường đến các hang động. Các hang ấy trờ thành chùa, và vì thế nên gọi là chùa Hang.

Xem nào, từ Bắc vô Nam có không dưới chục ngôi chùa Hang (đó là chỉ xét những ngôi chùa khá lớn, được nhiều người biết.

1. Chùa Hang ở Thái Nguyên:


Chùa Hang là thắng cảnh thuộc thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chùa Hang cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 2 km về phía Tây Bắc, theo hướng quốc lộ 1B (tuyến Thái Nguyên - Lạng Sơn).


13 thg 8, 2012

Chùa Linh Ứng trên núi Sơn Trà

Tại thành phố Đà Nẵng, hiện có đến ba ngôi chùa cùng được gọi tên là chùa Linh Ứng, được xây dựng tại các khu du lịch Non nước, Bà Nà và bãi Bụt (Sơn Trà) và tất cả đều do thượng tọa Thích Thiện Nguyện chủ trì xây dựng. Chùa Linh ứng - Bãi bụt nằm trên đồi Linh Quy phía đông của bán đảo Sơn Trà, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Ở độ cao 693 mét so với mực nước biển, trên diện tích 20 héc ta, với địa hình một bên núi, một bên biển, chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một quần thể nhiều hạng mục gồm chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện... Trong ảnh, từ chánh điện ra đến cổng chùa là một không gian rộng lớn được trưng bày nhiều cây cảnh.

Lên đỉnh đèo chiêm ngưỡng Hải Vân quan

Từ năm 2005, khi có hầm đường bộ xuyên núi, các phương tiện giao thông hầu như không còn lên đèo Hải Vân nữa, trừ những xe bồn chở xăng dầu hay chất dễ cháy nổ. Đường đèo Hải Vân nay trở thành một cung đường du lịch hấp dẫn những du khách mê say cảnh sắc thiên nhiên, núi rừng và biển cả; đặc biệt là di tích Hải Vân quan trên đỉnh đèo.


Đèo Hải Vân với chiều dài 21 cây số vượt qua những rặng núi thuộc dãy Trường Sơn vươn ra sát biển, nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía nam. Ở độ cao 496 mét so với mực nước biển, hầu như lúc nào trên đỉnh đèo cũng có sương mù bao phủ, những lô cốt với màu đen xám xịt ẩn hiện trong làn sương tạo sự tò mò cho du khách, nhất là du khách nước ngoài, họ len lỏi vào từng lô cốt để xem và chụp ảnh



Vãn cảnh chùa Núi Châu Thới

Nằm ở địa phận xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, chùa Núi Châu Thới được xem như một thắng cảnh giữa một vùng đồng bằng rộng lớn. Những ngày rằm, mồng một, ngày nghỉ hoặc lễ chùa luôn có đông khách thập phương đến viếng thăm và lễ Phật.

Tọa lạc trên núi Châu Thới, nên chùa cũng mang tên núi. Nhìn từ xa đã thấy ngôi chùa ở độ cao 82m (so với mặt nước biển), ẩn hiện sau rặng cây cối xanh rì. Có tài liệu cho rằng chùa do thiền sư Khánh Long xây vào khoảng năm 1612, ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ. Sau đó, thảo am được gọi là chùa Hội Sơn, rồi đổi tên thành chùa Núi Châu Thới như hiện nay

Tam Đảo - thị trấn trong mây

Tam Đảo cách Hà Nội không xa, vốn là một điểm nghỉ mát lý tưởng khi cái nắng nóng gay gắt của mùa hè khiến ai nấy đều ngột ngạt. Mùa hè, Tam Đảo tấp nập các đoàn khách du lịch từ khắp các vùng lận cận tìm đến. Người ta vẫn thường nói Tam Đảo được ví như Đà lạt của miền Bắc bởi sương và mây, cùng với đó là không khí trong lành, mơ màng và dễ chịu.

Tam Đảo mờ ẩn trong màn sương mờ giăng giăng



Lên chơi thung lũng Mường Hoa

Thung lũng Mường Hoa cách thị trấn Sapa chừng 10 cây số. Đây là nơi có bãi đá chạm khắc chữ cổ và những họa tiết bí ẩn. Đến Mường Hoa, nhiều du khách đã chọn thú đi bộ khám phá cuộc sống và văn hóa người bản địa tại hai xã Lao Chải và Tả Van, ngắm con suối Mường Hoa uốn lượn qua những thửa ruộng bậc thang xinh đẹp. Tả Van có nhiều nhà dân đón khách lưu trú, là cơ hội tốt cho những người muốn gần gũi thiên nhiên và con người vùng Tây Bắc.


Toàn cảnh Tả Van bên triền đồi thoai thoải với ruộng bậc thang.



Chợ nổi Long Xuyên

Đồng bằng sông Cửu Long có đến hàng trăm cái chợ nhóm họp trên sông; các vựa, quầy hàng và phương tiện vận chuyển hàng hóa đều bằng thuyền, ghe đủ loại lớn nhỏ. Dù lớn hay nhỏ, các chợ nổi đều có nếp sinh hoạt và mua bán giống nhau. Chợ nổi Long Xuyên không thuộc loại nổi tiếng nhưng có dịp ghé qua, du khách vẫn cảm nhận được phong thái hào sảng của người dân miệt vườn sông nước Nam bộ.



Cách trung tâm thành phố Long Xuyên chừng 2 cây số, xuống bến phà Ô Môi đi thuyền qua một ngã ba sông thì gặp chợ nổi Long Xuyên


12 thg 8, 2012

Về thăm "Lộc trĩ thôn cư"


Một ngày cuối năm đẹp trời, chúng tôi rủ nhau lên đường tìm đến “Lộc trĩ thôn cư” (xóm quê Mũi Nai) - một trong mười danh thắng của Hà Tiên thập cảnh, cách thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) chừng 5km và giáp với đất bạn Campuchia.


Mũi Nai nhìn từ đỉnh Tà Pang - Ảnh: Sentosa

Đường vào “Hà Tiên mến yêu, đẹp như xứ thơ...” (1) xuyên qua những xóm làng thanh bình, một bên là biển khơi mênh mang, một bên là dải đồi thấp với đồng cỏ xanh mượt cùng những mảnh ruộng nhỏ xen giữa những hàng dừa lả ngọn. Và đây rồi, đã tới thắng cảnh mà Mạc Thiên Tích từng ca ngợi “Lâm lộc ai rằng thú chẳng thanh/ Nửa kề nước biếc, nửa non xanh...” (Đông Hồ dịch).

9 thg 8, 2012

Miếu Nổi trên sông Vàm Thuật

Trên sông Vàm Thuật đoạn qua địa phận quận Gò Vấp và quận 12 (TPHCM) có một ngôi miếu nằm giữa mênh mông sông nước. Đó là miếu Sa Tân - người địa phương quen gọi là miếu Nổi hay miếu Bà - nằm trên cồn đất rộng chừng 2.500 mét vuông, giữa bốn bề sông nước mênh mông. Hai bờ sông, một bên là khu dân cư thuộc phường 5, quận Gò Vấp và bên kia là vùng trồng hoa mai nổi tiếng của phường An Phú Đông, quận 12. 



Theo truyền thuyết, cách đây gần hai trăm năm, một ngư phủ quăng lưới đánh cá trên dòng sông Bến Cát (thuộc xã Hạnh Thông, tổng Bình Trị Thượng huyện Gò Vấp, tỉnh Gia Định; nay thuộc TPHCM) đã vớt được một pho tượng mà lúc ấy người ta cho rằng đó là tượng Bà Thủy Tề. Từ đó, ngôi miếu thờ Bà được dân chúng trong vùng lập nên để cầu cho mưa thuận gió hòa, thuyền bè đi về bình an, thuận buồm xuôi gió.


Viếng mộ bác sĩ Yersin

Nằm dọc quốc lộ 1A hướng từ TPHCM ra, khoảng 20km trước khi đến thành phố Nha Trang, địa danh Suối Dầu được gọi cho một vùng khá rộng thuộc địa phận xã Suối Cát (trước thuộc huyện Diên Khánh, nay là huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa). Ngoài Viện Pasteur và Bảo tàng Yersin tại Nha Trang, đây là nơi thứ hai còn lưu giữ một số di tích của bác sĩ Alexandre Yersin, một danh nhân thế giới đã gắn bó cuộc đời và sự nghiệp ở Việt Nam, sau khi ngôi nhà của ông ở Xóm Cồn đã bị xóa sạch dấu vết và trạm quan trắc, thực nghiệm trên núi Hòn Bà trở thành khu du lịch.


Phần mộ bác sĩ Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi nhỏ sâu trong khuôn viên trang trại Suối Dầu, một cơ sở trồng trọt, chăn nuôi phục vụ nghiên cứu, sản xuất của Viện Pasteur Nha Trang do bác sĩ Yersin tạo lập từ năm 1914 với sự hỗ trợ của các bác sĩ Emil Roux và Calmette. Ảnh: Bảng chỉ dẫn lối vào ngôi mộ của bác sĩ Yersin dựng sát quốc lộ 1A, theo con đường đất đi vào khoảng 1 cây số.


Chợ tình Khau Vai

Khau Vai thuộc địa bàn huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, nằm trong một thung lũng đẹp, xung quanh là những dãy núi cao chót vót, xa hơn một chút là đỉnh Mã Pí Lèng quanh năm mây phủ trắng. Khau Vai nổi tiếng với phiên chợ tình độc đáo (còn gọi là "chợ phong lưu", hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX), diễn ra mỗi năm một lần duy nhất từ chiều tối 26 đến chiều 27 tháng Ba âm lịch.

Từ một chuyện tình dang dở


Khau Vai, nơi có phiên chợ tình độc đáo hàng năm, nhìn từ trên núi cao. Ảnh: Phuot.vn. 

Về Châu Đốc viếng núi Sam


Cuối xuân, vào mùa lễ hội, về đồng bằng sông Cửu Long, du khách đến Châu Đốc (An Giang) sẽ là một chuyến đi với nhiều khám phá. Nếu như bạn là một người có tâm nguyện, cầu mong sự tốt lành cho người thân, thì có thể viếng miếu Bà Chùa Xứ, hoặc Tây An Cổ Tự hay Lăng Thoại Ngọc Hầu. Đó là những di tích với nhiều huyền thoại và truyền thuyết dân gian có từ thời tiền nhân khai mở đất phương Nam.


Đỉnh núi Sam

Một buổi sáng nắng ấm, trời quang, chúng tôi lên đỉnh núi Sam. Từ thị xã Châu Đốc, đi thêm 5km tới một ngã ba dưới chân núi, rẽ trái là đường đi lên đỉnh núi Sam. Con đường nầy có từ thời Pháp thuộc, nơi đây thuở xưa từng là một pháo đài trấn ải vùng “Châu Đốc tân cương” của quan binh nhà Nguyễn.


6 thg 8, 2012

Một ngày làm ngư dân Vàm Sát

Với kỳ nghỉ ngắn ngày hoặc giới hạn trong ngày cuối tuần, nhiều du khách ở TP.HCM chọn Cần Giờ để thư giãn, hít thở không khí trong lành và vui chơi cùng gia đình.

Cần Giờ - được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới - tuy chưa phải tuyến điểm hấp dẫn nhưng xem ra cũng là lựa chọn thú vị, đường đi thuận tiện, lại không quá xa.


Ngồi trên canô dạo một vòng trên cung đường rừng ngập mặn Cần Giờ cũng là trải nghiệm thú vị - Ảnh: Đạt Tiến

“Đặc sản” cổ ở Bạc Liêu


Tưởng rằng chỉ có công tử Bạc Liêu mới là “đặc sản” ở xứ phồn vinh, phóng khoáng một thời này, dè đâu còn nhiều món lạ khác mà nhiều người chưa biết.

“Vườn nhãn cổ” chạy dài suốt 11km (từ xã Hiệp Thành tới Vĩnh Trạch Đông) - Ảnh: D.T.H.

Từ TP Bạc Liêu theo đường Cao Văn Lầu về hướng biển chừng 6km có con đường nhựa bên trái, trên có tấm bảng để “Vườn nhãn cổ”. Theo hướng đó chừng 2km là gặp ngay vườn nhãn mé bên trái.


Thành cổ Quảng Trị

Ngôi thành cổ rộng 16 hecta nằm ở góc đông bắc thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX. Trước khi diễn ra trận đánh khốc liệt kéo dài 81 ngày đêm vào mùa hè năm 1972, thành vẫn nguyên vẹn rồi sau đó gần như bị san phẳng, vùi lấp hàng vạn thi hài chiến sĩ trận vong. Ngày nay, thành cổ được bảo tồn như một chứng tích chiến tranh, một nghĩa trang không có nấm mồ và là một điểm đến của du lịch tâm linh.


Năm 1827, vua Minh Mạng cho xây thành trì kiên cố với tường thành cao hơn 9 mét, dưới chân dày 12 mét, xây bằng gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi và mật mía. Thành có 4 cửa; cửa tiền hướng nam, cửa hậu hướng bắc và hai cửa hữu, cửa tả quay về hướng tây, hướng đông. Trong ảnh, cửa tiền (hướng ra đường Lý Thái Tổ) bị sập hoàn toàn trong chiến tranh, nay là cửa duy nhất được xây mới và trở thành lối ra vào chính của thành cổ Quảng Trị


Làng gốm Phù Lãng

Từ thời nhà Trần (thế kỷ XIV), nghề gốm đã phát triển ở xã Phù Lãng, huyện Quế Võ (Bắc Ninh), cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 cây số về phía đông bắc. Nét độc đáo của các sản phẩm gốm Phù Lãng không chỉ là màu men da lươn mộc mạc, khỏe khoắn, đậm nét điêu khắc của tạo hình đã được các nghệ nhân gìn giữ từ bao đời mà còn là những kỹ thuật đắp nổi hiện đại, mẫu mã đa dạng, phong phú được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao.


Gốm Phù Lãng có nét riêng biệt, đó là những sản phẩm gốm có men nâu, vàng, vàng nhạt… mà người ta gọi chung là men da lươn; khi gõ vào sản phẩm có tiếng vang. Bên cạnh những sản phẩm gốm mộc mạc nhưng khỏe khoắn của đất, ngày nay màu sắc hội họa trang trí và nghệ thuật điêu khắc còn được dùng tạo dáng hiện đại cho những dòng sản phẩm mới




Chùa Cổ Thạch

Đường lên chùa Cổ Thạch.

Chùa Cổ Thạch hay còn gọi chùa Hang, chùa Đá, tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; cách thành phố Phan Thiết 105 cây số về hướng bắc, nằm cận biển, bên cạnh bãi đá Cà Dược bảy màu. Ngôi chùa cổ này đã có hơn 100 năm tuổi. Đây một trong những danh thắng nổi tiếng lọt thỏm giữa những hang động trên một ngọn đồi đá cao 64 mét so với mặt nước biển.

Từ TPHCM đến chùa Cổ Thạch khoảng 280 cây số. Du khách có thể theo quốc lộ 1A từ thị trấn Liên Hương (Tuy Phong) vào chừng 10 cây số là đến chùa. Ngôi cổ tự này đã được công nhận là di tích, thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1993.

Ngôi nhà trăm tuổi ở Châu Đốc

Đó là phủ thờ của dòng họ Lê Công, nằm trên đường Lê Lợi, mặt quay ra ngã ba sông về hướng Tân Châu. Người đến Châu Đốc lần đầu, chưa rành đường sá, cứ hỏi người dân ở đây, “Nhà lớn” ở đâu? sẽ được chỉ dẫn đến ngôi nhà trăm tuổi (1912-2012). Giá trị của ngôi nhà cổ này không chỉ ở tuổi thọ của công trình mà còn quý hiếm vì nội thất cổ xưa và giá trị tinh thần được tôn vinh, bảo tồn của một dòng họ ở Châu Đốc.

Ngôi nhà thờ họ Lê Công được khởi công từ năm 1908 và hoàn thành sau bốn năm xây dựng (1912). Trước gian thờ chính giữa có cẩn xà cừ năm khánh thành ngôi nhà. Ảnh: Kim Dung

Thuở xa xưa, vùng đất này toàn là rừng rậm, đầm lầy lau sậy hoang vu có nhiều thú dữ; không làng, không xóm, chỉ có một cái đồn binh trấn giữ vùng biên, đương thời gọi là thành Châu Phú (hoặc Châu Đốc đồn), quan binh triều đình khoảng vài trăm người trấn thủ.


Cửa Tùng - nét duyên vùng biển Quảng Trị


Bờ biển tỉnh Quảng Trị với những bãi cát phẳng lì, thoai thoải kéo dài khoảng 75 cây số, có vẻ đẹp đủ sức hấp dẫn những người yêu thiên nhiên và thích khám phá sự kỳ thú của vùng biển nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Thuộc xóm Cửa, thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, Cửa Tùng là bãi biển đẹp nhất ở tỉnh Quảng Trị từ hàng bao đời nay được ca ngợi là Nữ hoàng của các bãi tắm.


Bãi biển Cửa Tùng. Ảnh: Trần Hoài 

Chùa Linh Thứu


Tam quan chùa


2 thg 8, 2012

Bình Định có Tháp Đôi

Ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn có một khu tháp Chămpa cổ, nơi ấy có 2 tòa Tháp. Vì có 2 tháp nên dân gọi là Tháp Đôi.


 Từ bao đời nay, hình tượng cặp đôi của ngôi tháp cổ này đã trở thành đề tài tình yêu đôi lứa của trai gái Bình Định, như thể hiện trong câu ca dao:

Tháp Đôi đứng với cầu đôi
Vật còn như vậy nữa tôi với mình


Bình yên chùa Long Sơn

Giữa thành phố Nha Trang sầm uất bỗng có một khoảng không gian riêng mở ra thanh bình dưới chân núi Trại Thủy (phường Phương Sơn), nơi có ngôi chùa Long Sơn hơn trăm năm tuổi.

Toàn cảnh chùa Long Sơn nhìn từ bên ngoài vào

Chùa còn được gọi là chùa Phật Trắng hoặc Đăng Long tự. Đây là điểm đến hành hương, vãn cảnh yêu thích của người địa phương cũng như khách thập phương và là ngôi chùa nổi tiếng nhất thành phố Nha Trang bởi lịch sử lâu đời với bức tượng Kim Thân Phật tổ nằm trên đỉnh núi x
ây dựng từ năm 1963, đã đưa ngôi chùa vào danh sách kỷ lục Việt Nam: “Ngôi chùa có tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam”.

Độc đáo chùa Ốc

Gọi là chùa Ốc hay chùa San Hô, nhưng tên thật của chùa là Từ Vân. Chùa tọa lạc trên đường 3/4 (P.Cam Linh, TP.Cam Ranh, Khánh Hòa). Chùa được xây dựng năm 1968, với những nét kiến trúc độc đáo do tự tay các nhà sư tại đây xây dựng.

Ấn tượng nhất với du khách khi đến thăm chùa Ốc là tòa tháp Bảo Tích, được xây dựng từ những viên san hô xếp chồng lên nhau, kết hợp với vỏ ốc, vỏ sò tạo nên một không gian mang đậm phong vị biển cả.

Năm 1995, Thượng tọa Thích Thông Anh trụ trì chùa Từ Vân cùng các nhà sư của chùa tự tay thiết kế, xây dựng tháp theo phương pháp thủ công và phải mất 5 năm mới hoàn thành. Tháp cao 39 m, có 8 cửa tượng trưng cho “Bát chánh đạo” (gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định).

Viếng núi Trà Sư


Theo hướng từ thị trấn Nhà Bàng về thị trấn Tịnh Biên, đi chừng 150 mét, rẽ phải theo con đường dốc đá cạnh tiệm bán thuốc núi “Sáu Xứng và Năm My” sẽ đến núi Trà Sư, thuộc khóm Trà Sư, thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. 


Thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, An Giang.

Theo sách Thất Sơn mầu nhiệm của Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu thì một nhà khảo cổ ngoại quốc cho rằng dãy núi Thất Sơn gồm núi Két, núi Bà Đội Om, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng, núi Tô và núi Trà Sư; nhưng theo ông Lương văn Phụng (tục gọi Chín Tròn ở thôn Vĩnh Thạnh Trung, Châu Đốc) thì núi Trà Sư không nằm trong nhóm Thất Sơn mà thay vào đó là Thủy Đài Sơn. 

Một Bát Tràng cổ xưa



Trong làng cổ Bát Tràng có nhiểu mảng tường “than” phục vụ cho việc nung gốm như thế này.

Thời sinh viên, tôi hay đến Bát Tràng chơi. Mỗi lần có bạn bè từ nơi xa đến thăm Hà Nội, tôi và mấy đứa bạn lại sắp xếp một chuyến đi thăm Bát Tràng. Hầu như lần nào cũng vậy, chúng tôi làm một vòng từ chợ Gốm vào các ngõ nhỏ trong làng, ghé qua ngôi đình cổ nằm cạnh bờ sông Hồng.

Nói thực lòng, tôi thấy Bát Tràng không có gì nhiều ngoài đồ gốm - tất nhiên, Bát Tràng là một làng nghề sản xuất gốm nổi tiếng. Trước kia người ta đến Bát Tràng chủ yếu để mua đồ gốm hoặc tìm hiểu về nghề gốm. Nay đến Bát Tràng, mỗi người khách đều có thể tự mình trải nghiệm các công đoạn làm ra một chiếc bát, một chiếc đĩa hay một bình hoa...


Thăm làng bánh tráng Cù lao Mây


Về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến với những cù lao trên sông Hậu, du khách sẽ có cảm giác khám phá những điều mới lạ với nhiều truyền thuyết từ thời tiền nhân khai mở đất phương Nam. Cù lao Mây là một điểm đến hấp dẫn ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.


Cù lao Mây giữa nhiều sông rạch chằng chịt.


Về ý nghĩa và nguồn gốc tên gọi cù lao Mây được người dân địa phương giải thích, do nơi đây cù lao nổi lên giữa bốn bề sông nước, trên mây phủ, nên dân gian từ xưa đặt tên là cù lao Mây. Khi hình thành địa giới hành chính, đất cù lao Mây thuộc xã Thạnh Mỹ Hưng. Xã có chiều dài 20 ki lô mét, ngang từ 800 - 2.500 mét, có nhiều cồn nổi lên bao bọc chung quanh, kênh rạch chằng chịt. Năm 1906-1908, người Pháp đào con kênh nối sông Trà Ôn với sông Mang Thít, tạo ra con đường thủy nối từ Cà Mau lên Sài Gòn đi ngang cù lao Mây.