30 thg 1, 2020

Đồng bào Khơ Mú cầu mùa

Lễ cầu mùa của dân tộc Khơ Mú (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, thể hiện ước muốn mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, đầy đủ và được lưu giữ từ đời này qua đời khác.

Nghi lễ mang đậm nét văn hóa truyền thống


Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, đồng bào Khơ Mú quan niệm, vạn vật đều có linh hồn và các yếu tố thiên nhiên như: Trời, đất, nương rẫy đều có quan hệ mật thiết với đời sống và sản xuất của con người. Từ niềm tin vào các thế lực siêu nhiên như vậy, đồng bào Khơ Mú từ thuở sơ khai đã có nhiều nghi lễ thờ cúng thể hiện ước muốn mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, đầy đủ, như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp khác. 

Sau phần lễ, mọi người lại cùng nhau vui hội tưng bừng với những điệu múa, câu hát truyền thống. 

Đồng bào Giáy múa trống đón năm mới

Vào mỗi dịp lễ tết, đồng bào người Giáy (xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) cùng khiêng chiếc trống thiêng đi tới từng nhà để gõ, nhằm cầu mong may mắn, phúc lộc sẽ đến với tất cả mọi người.

Nét đẹp văn hóa


Lễ hội múa trống của người Giáy chỉ được tổ chức một lần duy nhất trong năm trong những thời khắc đầu tiên của năm mới. Bởi theo quan niệm của đồng bào người Giáy, đây là thời điểm đất trời giao thoa, lòng người hạnh phúc. Khi đó, những tiếng trống vang lên tượng trưng cho những lời cầu mong một năm mới sung túc, hạnh phúc, vui tươi của mọi người sẽ được thánh thần nghe thấy. 

Lễ hội múa trống của người Giáy chỉ được tổ chức một lần duy nhất trong năm trong những thời khắc đầu tiên của năm mới. 

“A hi” trong lễ tết của người Xá Phó

Theo tiếng Xá Phó, con chuột gọi là “A hi”, là lễ vật dâng cúng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Xá Phó, đồng thời cũng là lễ vật đặc biệt dùng làm sính lễ đón dâu… 

Nhắc đến con vật đứng đầu trong 12 con giáp, người ta thường nhắc đến loài gặm nhấm, chuyên phá hoại mùa màng, cắn phá ngô, thóc cũng như các vật dụng khác trong nhà… Thế nhưng, với dân tộc Xá Phó ở Lào Cai, chuột được xem như vật thiêng trong nghi lễ tín ngưỡng truyền thống của họ. 

Vòng múa xòe trong ngày Tết của người Xá Phó. 

Phố Hàng Gai: Con phố từng gắn với một nghề có nhiều điều thú vị

Phố Hàng Gai ở Hà Nội còn có một tên gọi khác là phố Hàng Thừng. Con phố này từng gắn với một nghề có nhiều điều thú vị mà ngày nay không mấy ai còn nhớ.

Phố Hàng Gai là con phố dài khoảng 270 mét, kéo dài từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục cạnh bờ Hồ Gươm đến ngã tư Hàng Bông - Hàng Trống, phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất phường Đông Hà và phường Cổ Vũ, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ

Phố Hàng Dầu: Con phố có rạp phim cổ nhất Đông Dương

Phố Hàng Dầu thường được biết đến như một “thủ phủ” giày dép nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Ít ai biết rằng trên con phố này từng có rạp phim đầu tiên của Đông Dương.

Phố Hàng Dầu là con phố dài khoảng 180 mét kéo dài từ phố Hàng Bè phố Đinh Tiên Hoàng ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Nhiễm Thượng, tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương cũ

29 thg 1, 2020

Nghề “độc nhất vô nhị” miền Tây

Khi nói về nghề, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc kiếm tiền mưu sinh, trang trải kinh tế gia đình. Có những nghề nghe qua rất kỳ lạ nhưng lại rất thực tế, tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa, điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống, nhưng cũng có nghề người ta làm đơn giản là vì đam mê. Và có lẽ, nghề “nài” bò hay săn cua núi được xem là những nghề “độc nhất vô nhị” miền Tây…

Đam mê… nghề “nài” bò 


Đua bò - môn thể thao truyền thống đặc thù dần trở thành “đặc sản” văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi. Từ đó, nghề “nài” bò cũng hình thành, phát triển song hành với nét văn hóa độc đáo này.

Hiện tại, trên địa bàn 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn có rất nhiều tay “nài” bò cự phách thường xuyên tham gia thi đấu tại các giải đua bò cấp huyện, tỉnh, với niềm đam mê mãnh liệt đối với môn thể thao truyền thống này. 

An Giang: Ly kỳ chuyện dinh Đá Nổi

Tọa lạc giữa cánh đồng lúa mênh mông, dinh Đá Nổi (xã Bình Phú, Châu Phú, An Giang) từ lâu đã trở thành điểm đến linh thiêng cho du khách gần xa. Đến với cơ sở thờ tự đặc biệt này, du khách có thể lắng nghe câu chuyện lịch sử đầy thăng trầm của nó và chứng kiến hòn đá nổi mang trong mình giai thoại ly kỳ.

Lịch sử dinh Đá Nổi 


Qua trao đổi với các thành viên Ban Quản lý (BQL) dinh Đá Nổi, tôi mới hiểu được lịch sử hình thành khá đặc biệt của nơi này. Trước đây, vùng này là chốn lâm địa với cây hoang, cỏ dại tràn lan. Tại vị trí dinh hiện nay có một gò đất lạng nên người dân hay đến đây “cầm” trâu bò để nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, họ thấy trâu bò rất sợ sệt, không dám ở lại gò đất nên nghĩ là chốn linh thiêng liền dựng một cái lều tạm để thờ cúng. Về sau, người dân quyết định dựng dinh hẳn hoi để việc thờ cúng được trang trọng hơn. Với ý định cất dinh ở vị trí cao ráo, họ đã đào đất đắp gò.

Lên non tầm dược

Bảy Núi được mệnh danh là nơi sinh trưởng của vô số loài “kỳ hoa dị thảo” hoang dại và thanh khiết. Giờ đây, “kho” dược liệu quý này đang bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.

Theo chân “đội quân” thiện nguyện 


Họ là những nông dân “chân đất”, quanh năm bám ruộng vườn. Nhưng khi nhà thuốc từ thiện cần dược liệu giúp người, họ xung phong lên núi sưu tầm. Sáng sớm, núi Cấm còn đang ẩn hiện trong làn sương mờ lảng đảng, “đoàn quân” tầm dược do Hai Tùng (Nguyễn Thanh Tùng, 51 tuổi, ngụ xã Long Giang, Chợ Mới, An Giang) dẫn đầu từng bước “đạp mây” lên đỉnh núi. Ở cái tuổi “ngũ tuần”, nhưng dáng dấp Hai Tùng rắn rỏi, xông xáo.

Chỉ tay về phía cánh rừng bên vách điện Cửu Phẩm, Hai Tùng nói rằng: “Ngày trước núi Cấm có vô số loài dược liệu quý hiếm. Sau này, người ta đào bới củ, gốc đem bán cho khách du lịch nên nguồn dược liệu cạn dần. Hiện nay, chúng tôi sưu tầm chủ yếu là cây hàn the, đầu khấu, chó đẻ (diệp hạ châu), huyết rồng, đỗ trọng, phục linh, gấm đen, câu đằng, gùi đỏ…”. 



“Làng chuột” Phù Dật

Làng chuột” Phù Dật (ấp Bình Chánh, xã Bình Long, Châu Phú, An Giang) từ lâu đã là tên gọi không còn xa lạ với người dân trong và ngoài tỉnh, bởi nơi đây từng tập trung rất nhiều hộ săn bắt và buôn bán chuột đồng nổi danh khắp các tỉnh khu vực miền Tây.

Theo năm tháng, “làng chuột” Phù Dật vẫn lặng lẽ nép mình bên bờ kênh Phù Dật và ngày ngày vẫn tất bật với công việc làm chuột quen thuộc. Nghề làm chuột ở làng Phù Dật hiện nay đã truyền đến đời con, đời cháu, nhưng hầu hết những người trong ngôi làng này đều không biết chính xác nghề làm chuột có từ bao giờ, họ chỉ nhớ “làng chuột” đã có từ rất lâu và khoảng năm 1995 đến năm 2000 được xem là giai đoạn “hưng thịnh”, khi đó, khắp xóm, nhà nhà, người người đều làm chuột.

Lý giải nguyên nhân ra đời của “làng chuột” có người cho rằng, ngày trước nông dân ấp Bình Chánh chủ yếu canh tác cây lúa, do ruộng lúa thường xuyên bị chuột cắn phá, để bảo vệ mùa màng, hàng ngày bà con phải ra ruộng diệt chuột, có hôm bắt được nhiều chuột cả gia đình ăn không hết, vậy là nảy ra ý định làm thịt chuột mang ra chợ bán.

Đi bẫy chuột núi

Về trọng lượng và kích thước, nhìn chung chuột núi tương đương như chuột đồng. Nhưng do sống ở môi trường hoang dã, nên chuột núi rất hung dữ, nhanh và mạnh hơn. Ngoài ra, răng của chuột núi rất sắc bén, có thể cắn đứt nhiều loại chất liệu. Muốn bắt hay bẫy không dễ dàng gì, vì chúng rất tinh khôn, không khi nào trở lại kiếm mồi ở nơi một đồng loại khác từng bị sập bẫy” - chú Út Lợi (59 tuổi, ngụ xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) mở đầu câu chuyện đi bẫy chuột núi.

Thức ăn của chuột núi chủ yếu là hoa quả trên cây. Vì thế, thịt chuột núi được người dân sinh sống khu vực này ưa chuộng. Nếu biết cách chế biến, đây là loại thịt “sạch” và ngon. Chỉ có những người sống ở khu vực núi mới biết đến loại chuột này. Nhưng nếu khách ở xa khi đã biết, từng được ăn chuột núi đều thích thú, thế nào cũng quay lại tìm đặt mua.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thịt chuột núi được bán với giá vài chục ngàn đồng/con. Nếu ai có nhu cầu thưởng thức, phải cho hay trước để người dân đi bẫy, gom số lượng về, khi nào có đến nhận.

Bẫy chuột đồng xa

Mùa lúa chín, cánh đồng Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) như nhuộm một màu vàng óng ả, đây cũng là thời điểm những người xa xứ tìm đến để bẫy chuột.

Đi qua “Cánh đồng bất tận”

Từ đường chữ U, chúng tôi chạy tuốt vô cánh đồng lúa bát ngát, đến kênh Ninh Phước. Thi thoảng cơn gió bấc lùa về, làm lay động những bông lúa vàng trĩu hạt, như báo hiệu một xuân nữa lại về trên cánh đồng “chó ngáp”.

Ngày trước, nơi đây là một phần của vùng Tứ giác Long Xuyên, phèn dậy đỏ hực. Những lão nông cố cựu kể rằng, dạo trước ở đây ít ai ở lắm! Xa xa mới có một căn nhà lá tạm bợ. Mùa khô phèn nổi vàng rực, cá chết trôi lềnh dềnh, nông dân trồng cây gì cũng quéo rụi. Mùa lũ, bà con chỉ canh tác được lúa mùa nổi, 6 tháng ròng mới thu hoạch.

Phố Hàng Bút: Con phố nghèo khó nhất Hà Nội xưa

Hà Nội xưa từng có một phố mang tên khá lạ là phố Hàng Mụn. Tên gọi này bắt nguồn từ một ngành nghề đặc trưng của những người nghèo sinh sống trên phố.

Phố Hàng Bút là con phố dài 68m, kéo dài từ phố Thuốc Bắc đến phố Bát Sứ, phía Tây khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là phần đất thôn Đông Thành, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. 

Thánh đường Hồi giáo Xuân Lộc

Huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai là nơi tập trung nhiều cộng đồng người Chăm sinh sống, vì vậy, từ năm 2006, xã Xuân Hưng đã được xây dựng một ngôi thánh đường Hồi giáo nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của người dân. Ngôi thánh đường có tên là Masjid Nourul Ehsaan được xem là thánh đường Hồi giáo lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau thánh đường Hồi giáo tại An Giang. 

Kiến trúc chủ đạo của thánh đường Hồi giáo thường tập trung vào ngôi nhà nguyện, nơi tập trung cầu nguyện, sinh hoạt tôn giáo hằng ngày của giáo dân. Khu nhà nguyện của thánh đường Hồi giáo Xuân Lộc có diện tích khoảng 
700 m2 được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của các nước Hồi giáo như Maylaysia, Arab Saudi với kiến trúc tổng thể hình chữ nhật cùng hai tông màu trắng và xanh ngọc làm chủ đạo.

Thánh đường thường được xây theo hình chữ nhật, mái bằng, hướng làm lễ luôn luôn hướng về phía Tây – hướng thánh địa Mecca – khi cầu nguyện. Trên nóc bốn góc ngôi nhà được xây bốn tháp có chóp nhọn, ở chính giữa đỉnh ngôi thánh đường là một tháp tròn lớn hơn úp ngược xuống như cái bát úp. Trên đỉnh tháp có đính biểu tượng vầng trăng khuyết (trăng lưỡi liềm) và ngôi sao năm cánh – đây là biểu tượng đặc trưng của Hồi giáo. Biểu tượng này cũng được trang trí theo một số nơi nhất định và có kích thước khác nhau ở một số nơi trong nhà thờ.

Choáng ngợp kho báu khổng lồ vô giá dưới lòng đất Sài Gòn

Chuỗi hạt bằng mã não, nhẫn thủy tinh bọc vàng, vòng đeo tay bằng đá ngọc... là những "báu vật" tuổi đời hơn 2.000 năm trong kho báu khổng lồ được tìm thấy dưới lòng đất Cần Giờ, TP HCM...

Các loại chuỗi hạt làm bằng mã não và thủy tinh được khai quật tại di chỉ khảo cổ học Giồng Phật, huyện Cần Giờ, niên đại khoảng 2.100 năm trước. Hình ảnh " kho báu khổng lồ 2.000 năm tuổi" này được chụp tại Bảo tàng TP HCM

28 thg 1, 2020

Độc đáo bánh chưng đen người Tày

Bánh chưng đen là món ăn truyền thống của người Tày ở Hà Giang. Lên Bản Tùy ở Hà Giang những ngày Tết sẽ thấy trên bàn thờ gia tiên của những gia đình người Tày luôn có loại bánh chưng này với lớp gạo nếp màu đen bóng.

Bà Dung (bên phải) cùng nhân viên gói bánh chưng đen

Vừa vớt mẻ bánh mới luộc từ đêm qua, bà Nguyễn Thị Dung (thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) cho biết mấy ngày cận Tết là lúc làm bánh chưng đen cả ngày cả đêm vẫn không kịp:

Ai tới Gò Khổng Tước mà chưa ăn bánh nghệ?

Ông Năm Lâm bận bịu khi cha bệnh nặng nên mãi tới năm ngoái mới dự lễ hội bánh dân gian, và nhờ đó người đời mới biết bánh nghệ xứ Gò Công. Mà ăn dịp tết đoàn viên mới đã!

Bánh nghệ Gò Công 

Không phải ai ở Gò Công (Gò Khổng Tước) cũng biết bánh nghệ. Sao vậy? Vợ chồng thầy giáo Lê Kim Sơn ở xã Tân Tây, Gò Công Đông tự tay làm món bánh nghệ đãi khách, giải thích: "Có lẽ vì lò bánh làm quá ít, bán từ sáng sớm tới 9h là hết".

Kế bên quầy bánh nghệ là người làm thịt khìa, xắt sợi, làm nước mắm tỏi ớt… Nếu hôm nào có ai đó mua gần hết số bánh nghệ (đơn) về nhà làm tiệc, gánh thịt khìa cũng dọn về sớm.

17 thg 1, 2020

Hát Then – Giai điệu của “thần tiên”

Hát Then đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của các tộc người Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, được ví là điệu hát của “thần tiên”. Các chuyên gia của UNESCO đã tìm thấy trong Then những giá trị nhân sinh quan, đã vượt ra ngoài phạm vi của một vùng, một tỉnh hay một quốc gia mà đã trở thành Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Theo quan niệm của tộc người Tày, Then có nghĩa là “Trời”. Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian, có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Then ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành. Vì thế, hát Then của người Tày vừa phản ánh chuyện đời sống, bản mường, đến chuyện tình yêu, ma chay, cưới hỏi… Hát Then là một màn trình diễn nghệ thuật lôi cuốn, có khả năng đưa con người chìm đắm vào miền siêu thực. Vì thế, khi nghiên cứu sâu các lễ Then cổ truyền, các nhà nghiên cứu thấy rõ nhân sinh quan, thế giới quan và bản sắc văn hóa của đồng bào Tày. 

“Thầy Then trong đời sống các tộc người Tày, Nùng, Thái còn là trí thức dân tộc, vì họ biết rất nhiều thứ, đưa ra lời khuyên về mùa màng, đời sống...”.
GS. TSKH Tô Ngọc Thanh,
Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về nghệ thuật hát Then, chúng tôi đã lên huyện miền cao Chiêm Hoá (Tuyên Quang), vùng đất được coi là cái nôi hình thành nên những làn điệu hát Then quyến rũ của người Tày.

Người Lự cúng vía trâu

“Mo khoăn khoai” là một nghi lễ tâm linh của đồng bào Lự ở tỉnh Lai Châu, nhằm tỏ lòng biết ơn tới những "ông trâu" - loài vật gần gũi với bà con nông dân. 

Lễ cúng vía trâu của người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường thường được tổ chức sau khi kết thúc mùa màng, nhằm tạ ơn loài vật này đã nỗ lực đồng hành, cùng người dân lao động sản xuất để mang lại vụ mùa bội thu cho bản làng. Lễ này thường được tổ chức tại một khu bãi ruộng rộng, với sự tham gia của tất cả các hộ dân trong bản.

Để thực hiện lễ “Mo khoăn khoai”, đồng bào Lự mời 5 thầy cúng (1 thầy cúng chính và 4 thầy cúng phụ). Các thầy cúng được chọn là những người có uy tín trong cộng đồng, có cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Cộng đồng người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường thường chọn thửa ruộng bậc thang bằng phẳng, có diện tích lớn để tiến hành nghi lễ cúng vía trâu.

Phố Cửa Nam: Những bí mật lịch sử

Phố Cửa Nam là nơi ghi dấu một sự kiện lịch sử làm chấn động xứ Đông Dương năm 1908 - sự kiện Hà thành đầu độc. 

Phố Cửa Nam là một con phố dài khoảng 240 mét, kéo dài từ đầu phố Phan Bội Châu đến đường Lê Duẩn, thuộc quận Hoàn Kiếm của Hà Nội. Đây là một con phố gắn với nhiều câu chuyện lịch sử đáng nhớ của thủ đô

Bí ẩn bức tường đá cổ trên đường Phùng Hưng

Quanh bức tường đá trăm tuổi bên đường Phùng Hưng, sự thâm trầm của lịch sử và dòng chảy sôi động của cuộc sống dường như đã hòa quyện để tạo nên một không gian độc đáo, mang đậm bản sắc Hà Nội...

Nhắc đến đường Phùng Hưng ở Hà Nội, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh của bức tường xây bằng đá tảng chạy dài hàng km dọc theo tuyến đường này. Phía sau bức tường đó là cả một phần lịch sử của Hà Nội.

16 thg 1, 2020

Bí mật tên gọi chợ Bắc Qua Hà Nội

Dù đã trải qua nửa thế kỷ tồn tại, chợ Bắc Qua vẫn giữ được những nét dân dã đặc sắc, điều mà nhiều khu chợ lâu đời khác của thủ đô đã để mất theo sự đổi thay của thời cuộc...

Nằm phía sau chợ Đồng Xuân – khu chợ lâu đời và nổi tiếng bậc nhất Hà Nội, chợ Bắc Qua là một khu chợ có lịch sử khá thú vị mà không phải ai cũng biết.

Cặp rồng đá 500 tuổi ở điện Kinh Thiên

Đôi rồng đá điện Kính Thiên được dựng năm 1467, được đánh giá là di sản kiến trúc tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ.

Là nơi vua thiết triều và đưa ra những quyết sách cho cả dân tộc, điện Kính Thiên từng là cung điện quan trọng nhất ở Hoàng thành Thăng Long. Dấu tích đáng kể nhất còn lại đến ngày nay của cung điện này là cặp rồng đá nguyên khối chầu hai bên lối lên thềm trước điện

Mê đắm vẻ đẹp kỳ vĩ của dòng sông Đuống huyền thoại

Sông Đuống hay còn gọi sông Thiên Đức là một dòng sông nổi tiếng ở Việt Nam. Không chỉ xuất hiện trong thơ ca, sông Đuống còn là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, nguồn nước sông Đuống được dùng để sản xuất nước sạch sinh hoạt.

Là một trong những dòng sông nổi tiếng nhất Việt Nam, sông Đuống còn có tên gọi khác là sông Thiên Đức với chiều dài 68 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình.

15 thg 1, 2020

Đậm đà hương vị cà phê trứng Hà Nội

“Đã từng uống cà phê ở nhiều nơi, nhưng cà phê ở Hà Nội ấn tượng hơn cả, đặc biệt là cà phê trứng. Cà phê trứng thực sự là một sự khám phá mới trong hành trình đến Việt Nam”, Đó là những gì blogger nổi tiếng Jodi Ettenberg từng chia sẻ trên trang du lịch AFAR về món đồ uống đặc biệt này của Hà Nội. 

Với những thực khách đã từng thưởng thức món đồ uống này, dù khó tính đến mấy cũng đều bị chinh phục cả về thị giác và vị giác. Có lẽ vì thế mà bất kỳ một du khách quốc tế nào khi đến Hà Nội cũng tìm đến những quán cà phê nổi tiếng lâu đời như Giảng, Đinh, Yên… để thưởng thức món đồ uống hương vị đặc trưng này của Hà Nội.

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ phố Giang Văn Minh, quán cà phê Yên là địa điểm thưởng thức cà phê trứng lý tưởng ở Hà Nội.

Thưởng thức Bánh mì 25

Bánh mì là món ăn ưa thích của nhiều du khách khi đến với Hà Nội. Hà Nội có rất nhiều hàng bánh mì ngon nức tiếng, với đủ loại mức giá từ bình dân cho tới đắt tiền. Trong đó, cửa hàng Bánh mì 25 là một địa điểm được nhiều du khách quốc tế tìm đến để thưởng thức món bánh mì của người Hà Nội. 

Khi đọc trên mạng tôi thấy có đánh giá tốt của những người đã từng đến ăn ở quán Bánh mì 25. Vì khá tò mò món bánh mì của quán mà tôi cũng quyết định tìm đến mua thử. Và quả thật, tôi cũng khá ngạc nhiên khi trong khoảng 2 tiếng đồng hồ ngồi ở quán thì hầu hết các vị khách đến xếp hàng mua đều là những vị khách nước ngoài.

Chị Malan- du khách chia sẻ: “Khi đến du lịch Hà Nội, tôi có tìm thông tin về các điểm chơi và món ăn về thành phố này trên trang TripAdvisor. Có khá nhiều người giới thiệu nên tôi tìm đến ăn thử. Đây là lần đầu tiên tôi ăn bánh mì ở phố cổ Hà Nội, tôi thấy vị bán ngon hơn so với những nơi tôi đã từng ăn. Hơn nữa, ông chủ cửa hàng rất nhiệt tình khi giới thiệu cho tôi lựa chọn được vị bánh ngon”.

Cửa hàng bánh mỳ 25 nằm trên con phố Hàng Cá là món ăn của đông đảo khách du lịch khi ghé thăm Hà Nội.

Đến Bạc Liêu ghé thăm chùa Ghositaram

Chùa Ghositaram (ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) như một "bảo tàng mỹ thuật" thể hiện tài năng của các nghệ nhân Khmer, và là một trong những điểm đến văn hóa vô cùng độc đáo. 

Chùa Ghositaram được xây dựng vào năm 1860 trên khu đất rộng 4ha, phía trước cổng chùa có hàng thốt nốt cao vút, là hình ảnh quen thuộc của cảnh sắc miền Tây. Chùa Ghositaram gồm có nhiều khu vực đặc trưng thường có của một ngôi chùa Khmer, như: chánh điện, tăng sá, giảng đường, bảo tháp, trường học, an sá… Theo thời gian, ngôi chùa dần bị hư hỏng, nên đến năm 2001 tòa chánh điện được xây dựng lại, 10 năm sau thì hoàn thành. Tòa chánh điện có diện tích 427
, cao 36 m.

Chùa Ghositaram là một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông đẹp nhất của cộng đồng người Khmer.

"Giữa thành phố sống chồng lên nhau" có một Hoà Bắc bình yên

Xã Hòa Bắc, huyện Hoà Vang được biết đến như một điểm đến mới, hấp dẫn bởi sự bình yên, tĩnh lặng ngay bên TP biển sôi động Đà Nẵng. Với núi non, sông nước, những cánh đồng chen núi... nơi này mang một vẻ đẹp bình yên.Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng vừa có bài viết giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với nhiều hình ảnh "biết nói" về vùng đất này.

Cách Trung tâm thành phố về phía Tây Bắc chừng 40km, xã Hòa Bắc thuộc huyện Hòa Vang, Đà Nẵng hiện ra với vẻ ngoài bình yên khó tả.

Vẻ đẹp trầm mặc của chùa Phước Duyên

Cố đô Huế được biết đến là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Nơi đây có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng trong đó có chùa Phước Duyên. Hiện, mỗi ngày chùa này thu hút rất đông du khách, tăng ni, Phật tử tới tham quan, chiêm bái.

Chánh điện chùa Phước Duyên. Ảnh: TT. 

Chùa Phước Duyên có diện tích khoảng 4.000 m², nằm sát bờ sông Bạch Yến (thuộc địa phận thôn An Ninh Thượng, phường Hương Long, TP. Huế.

Mùa nước cạn ở thác Pongour

Pongour đang bước vào mùa nước trong, phía chân thác trơ đá, dòng chảy hiền hòa. Dưới vòm trời quang mây những tháng cuối năm, “mái tóc của nàng Kanai” tung bọt trắng, ồn ã dội vào vách đã biến đây thành nơi đổi gió khác lạ khi lữ khách đã quá quen với “nét hoa” của Đà Lạt.

Nằm cách Đà Lạt gần 50km về phía nam, thác Pongour thuộc xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Săn voi trắng rừng Tây Nguyên

Cánh thợ săn voi (gru) ngang dọc khắp dải rừng Tây Nguyên ai chả mong mọi lần trong đời săn được loài voi trắng quý hiếm. Nghề săn voi rừng vốn khốc liệt nhưng chỉ cần thuần được voi trắng, thợ săn mặc nhiên được dân làng ngưỡng vọng. Và dĩ nhiên, đã nói đến nghề săn voi thì không thể không nhắc đến Amakong, cả đời săn được 298 con trong đó có 3 con voi trắng. Vua voi Amakong qua đời đã lâu nhưng những giai thoại về thời săn voi đến nay vẫn được con cháu kể lại.

Hình ảnh săn voi xưa của người Tây Nguyên. 

4 thg 1, 2020

Độc đáo thổ cẩm truyền thống phụ nữ Chăm An Giang

Qua bàn tay khéo léo, sự cần mẫn trong lao động của người phụ nữ Chăm cùng với những hoa văn, họa tiết độc đáo, sinh động, các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm là sự kết tinh những giá trị lao động, sáng tạo, những quan niệm thẩm mỹ, tư duy nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa riêng của đồng bào DTTS Chăm ở An Giang.

Đồng bào DTTS Chăm sinh sống tập trung ở huyện An Phú và TX. Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Phú Tân... Phần lớn đồng bào DTTS Chăm sống bằng nghề mua bán nhỏ, chăn nuôi, dệt vải, thêu đan, chài lưới, đánh bắt thủy sản.

Theo các bậc cao niên, không ai biết rõ nghề dệt của người Chăm có từ lúc nào, nhưng lúc xưa hầu như gia đình nào cũng có khung dệt để sử dụng trong gia đình.

Nghề dệt trở thành công việc mà bất cứ người phụ nữ Chăm nào cũng phải biết. Khi mới 10-12 tuổi, những thiếu nữ Chăm đã được hướng dẫn những thao tác đơn giản nhất của nghề dệt.

Ấn tượng Cầu đi bộ dọc Sông Hương

Cầu đi bộ dọc sông Hương hiện là một trong những nơi vui chơi giải trí công cộng lớn nhất tại thành phố Huế, thu hút đông đảo người dân và bạn trẻ đến ngắm cảnh, chụp ảnh và đi dạo. 

Với diện tích mặt sàn 2.443m2 và đầu tư hệ thống thoát nước sàn gỗ của cầu có chi phí lên đến trên 5,7 tỷ đồng, cầu đi bộ dọc sông Hương được thiết kế chắc chắn bởi bộ lót sàn gỗ lim. Cầu kết nối với phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, công viên Lý Tự Trọng. Với chiều dài hơn 380m, rộng 4m, cầu đi bộ đã trở thành địa điểm lý tưởng để người tham quan chọn làm nơi ngắm hoàng hôn, ngắm bình minh và lưu giữ kỷ niệm. Vào buổi chiều tối, khi ánh đèn đường mờ ảo chiếu vào thành cầu tạo lên một khung cảnh lung linh và thơ mộng.

Cầu đi bộ dọc sông Hương kết hợp với phố đi bộ dọc sông Hương tạo thành một địa điểm dạo chơi ngắm cảnh độc đáo của thành phố.

Làng gốm Bát Tràng

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 15km, làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm đã trở thành địa điểm tham quan lý tưởng trong những ngày nghỉ cuối tuần. Gốm sứ Bát Tràng là một sản phẩm tiêu biểu của chương trình OCOP trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 

Đến làng Bát Tràng, du khách không thể bỏ qua chợ Gốm. Đây là một khu trưng bày, mua bán của cả làng, đã được quy hoạch thành trung tâm thương mại từ năm 2004 chuyên về các sản phẩm gốm, sứ, phục vụ du khách gần xa.

Bước vào khu chợ gốm Bát Tràng, các sản phẩm gốm sứ đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, từ cao cấp cho đến bình dân, như những đôi lục bình tinh xảo cỡ lớn, bộ đồ thờ, cốc chén, bát đĩa, tiểu cảnh non bộ, đồ lưu niệm, tranh sứ, trang sức gốm ... Giá cả ở đây vô cùng phong phú, có những sản phẩm tinh xảo giá lên đến chục triệu đồng, có những món đồ nhỏ nhắn, đáng yêu giá chỉ vài nghìn đồng, du khách tha hồ lựa chọn. Tại đây, du khách có cơ hội tự tay nhào nặn những sản phẩm gốm sứ, được trở thành một thợ gốm thực thụ, tha hồ sáng tạo từ đất sét và bàn xoay.

Lớp đào tạo nghề gốm cho thế hệ kế cận tại Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn phát triển gốm Bát Tràng.

Bí mật bên trong khu khảo cổ khổng lồ giữa Hà Nội

Những lớp đất ở khu di tích khảo cổ học 18 Hàng Diệu mang dấu ấn của đủ hết các thời kì lịch sử trong vòng 1300 năm qua, lại có diễn biến theo trật tự và liên tục không gián đoạn, đặc biệt là có vị trí ở trung tâm của Hoàng thành và Cấm thành Thăng Long...

Vào tháng 12/2002, nhằm chuẩn bị cho việc xây nhà Quốc hội mới, cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đã được tiến hành tại địa chỉ 18 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, hà Nội

Bảo tàng kiến trúc nhà cổ lớn nhất Việt Nam

Không gian có “một không hai” trong Bảo tàng kiến trúc nhà cổ Vinahouse Space từ kiến trúc, nội thất đến nghệ thuật điêu khắc, tạo hình đều gợi nhớ đến một Việt Nam xưa trong ký ức xa xăm.

“Không gian nhà Việt Nam” (gọi tắt là Vinahouse Space) nằm giữa con đường nối hai di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn - Hội An, cách Hội An 5km về phía Tây và cách Đà Nẵng 25 km về phía Nam, thuộc xã Điện Minh (Điện Bàn, Quảng Nam) với diện tích hơn 11.000 m2.

Ga Long Biên: Ga tàu nằm ở vị trí lạ lùng nhất Việt Nam

Khi đoàn tàu dừng ở sân ga này, những người đi đường ở tuyến phố cạnh ga có thể nhìn thấy các toa tàu "lơ lửng" ngay trên đầu mình.

Nằm ở đầu phía Tây của cầu Long Biên, ga Long Biên là một ga tàu hỏa có lịch sử lâu đời, đồng thời là nhà ga mang những đặc điểm "độc nhất vô nhị" của ngành đường sắt Việt Nam

Khu di tích Nguyễn Du lên phim

Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du có không gian văn hóa nhà vườn, là bối cảnh của phim tài liệu về đại thi hào Nguyễn Du. 


Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du có diện tích hơn 4 ha, nằm bên quốc lộ 8B, thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, cách thành phố Hà Tĩnh 50 km.

Theo gia phả dòng họ Nguyễn Tiên Điền, Tiên Điền vốn là vùng bãi bồi của sông Cả (sông Lam ngày nay), dân cư thưa thớt. Ông tổ của dòng họ Nguyễn Tiên Điền là Nguyễn Nhiệm di cư từ Hà Tây vào khai phá vùng đất này vào khoảng cuối thế kỷ 16. Hàng trăm năm sau, khi những hậu duệ của Nguyễn Nhiệm là Nguyễn Nghiễm (thân sinh Nguyễn Du) làm đến chức tể tướng trong triều đình, khu bãi bồi xưa kia trở thành một vùng trù phú, nơi đặt cội nguồn của gia tộc.

Thị xã Bình Minh và đặc sản du lịch Vĩnh Long

Chúng ta khá buồn trước câu hỏi: Đặc sản Vĩnh Long là gì? Tất cả đều lắc đầu. Sao vùng đất tiềm tàng nền văn hóa độc đáo cùng lịch sử đáng tự hào, với hàng trăm làng nghề, bạt ngàn vườn cây trĩu quả… lại không tìm ra một sản vật đặc biệt để mà khoe với du khách.

Thị xã Bình Minh sẽ trả lời cho câu hỏi này. Vấn đề là chúng ta sẽ làm gì để “đẩy” những đặc sản này lên thành “niềm thương nỗi nhớ” cho bao du khách phải tìm về đây và ở lại đây với một tình cảm thật tràn đầy.


Thanh trà có hương vị thơm ngon mà trái cũng rất đẹp.