31 thg 1, 2024

Rừng cao su Đồng Nai vào mùa thay lá

Những ngày đầu năm mới, nhiều người đổ về các vườn cao su ở Long Khánh, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Đồng Nai, chụp ảnh mùa thay lá.


Vào đầu mùa khô, các cánh rừng cao su bạt ngàn ở Đồng Nai bắt đầu rụng lá tạo ra khung cảnh tuyệt đẹp. Đồng Nai là một trong 3 tỉnh có diện tích cao su lớn nhất cả nước, trong đó có nhiều vườn gắn bó với lịch sử hình thành ngành cao su trong nước.

Nhìn từ trên cao, những cây cao su rụng trơ trụi tạo ra khung cảnh được ví như "rừng bạch dương mùa đông Đông Âu".

30 thg 1, 2024

Chợ phiên rực rỡ sắc màu ở vùng biên Y Tý

Chợ phiên của của các dân tộc Hà Nhì, Mông, Giáy tại xã vùng biên giới huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, rực rỡ sắc màu của các trang phục thổ cẩm truyền thống, nông sản và các món ẩm thực dân dã trong vùng.


Y Tý là xã nằm giáp biên giới Trung Quốc của huyện Bát Xát, cách trung tâm TP Lào Cai khoảng 70 km. Nằm ở độ cao hơn 2.000 m so với mực nước biển, Y Tý nổi tiếng trong mắt du khách với "đặc sản" là những biển mây trắng, dày.

Cũng giống như các xã vùng cao khác, người dân Y Tý họp chợ phiên mỗi tuần một lần vào thứ bảy ở trung tâm xã. Chợ phiên Y Tý là nơi tụ họp của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Bát Xát, trong đó dân tộc Hà Nhì chiếm đa số, sau đó là dân tộc Mông, Giáy.

Biệt thự cổ Hà Nội thu hút người yêu thích văn hoá đến tham quan

Ngày thứ hai mở cửa, căn biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo thu hút người yêu thích văn hoá đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc cổ.


Chiều 27/1, theo ghi nhận của phóng viên, khách đến tham quan căn biệt thự cổ số 49 Trần Hưng Đạo bắt đầu đông từ 16h. Tuy nhiên, lượng khách không lớn, trung bình chưa đến 20 người tham quan bên trong biệt thự một lúc.

Đây là biệt thự Pháp đầu tiên của Hà Nội được trùng tu bài bản, kỳ vọng trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ. Công trình có tổng diện tích 993 m², trong đó có 400 m² mặt sàn, còn lại là thảm cỏ, lối đi.

Hiện tại, khách đến tham quan biệt thự không phải mua vé. Tuy nhiên, nhiều người phàn nàn việc không có bãi đỗ xe, phải để trên vỉa hè, dưới lòng đường.

29 thg 1, 2024

Làng nghề đúc đồng đỏ lửa xuyên đêm đón Tết

Những người thợ ở làng nghề đúc đồng Phú Lộc (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) thức trắng đêm, tất bật đúc đồng chuẩn bị cho dịp Tết.

Các người thợ ở làng nghề đúc đồng phải châm lửa liên tục nhằm duy trì nhiệt độ của lò nấu - Ảnh: TRẦN HOÀI

Từ cuối giờ chiều, các người thợ đúc đồng đã bắt đầu thổi lửa, làm khuôn, nấu đồng, đúc đồng và chế tác, các công việc này trải dài đến sáng sớm hôm sau.

Theo những người dân làm nghề lâu năm tại đây, dịp Tết, nhu cầu cho các lễ cúng, trang trí của người dân cao, nên phải làm việc xuyên đêm để đảm bảo cung ứng hàng hóa đầy đủ, kịp thời cho khách hàng ở các địa phương.

28 thg 1, 2024

Thăm làng hoa giấy Thanh Tiên 300 năm tuổi xứ Huế

Cuối năm, các nghệ nhân làng Thanh Tiên tất bật chế tác những cây hoa giấy thủ công rực rỡ sắc màu để phục vụ Tết Nguyên đán.


Nằm dọc theo hạ lưu sông Hương, cách cầu Trường Tiền khoảng 8 km, làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, TP Huế, nổi danh với nghề làm hoa giấy trong 300 năm. Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là làng nghề truyền thống năm 2013.

Người dân làng Thanh Tiên chủ yếu làm nông. Vào một số thời điểm trong năm, đặc biệt vào tháng chạp (tháng 12 âm lịch), người dân trở lại làm hoa giấy để phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Nguyễn Thư

Rau kiệu xào tóp mỡ

Mùa xuân về, cây kiệu được trồng khắp các làng quê xứ Quảng. Kiệu được chế biến nhiều món ngon, nhưng món tôi thích nhất là kiệu xào tóp mỡ.

Để làm món kiệu xào tóp mỡ, mẹ tôi đi chợ từ sáng sớm. Mẹ chọn những bó kiệu tươi, lá xanh mướt, củ kiệu không non cũng không già. Mẹ bảo như vậy món ăn mới ngon, vừa đủ độ thơm nồng mà không có mùi hăng, ngai ngái của cây kiệu. Cây kiệu ngắt hết lá vàng, cắt khúc vừa phải. Phần củ và rễ kiệu giữ nguyên. Củ kiệu nào to thì chẻ ra làm đôi. Lá và củ kiệu để riêng, rửa sạch và để ráo nước. Thịt heo mỡ rửa sạch, xắt nhỏ hình ô vuông. Sau đó, trụng thịt sơ qua nước sôi, rồi để ráo nước.

Món kiệu xào tốp mỡ.

Rương xe ngày xưa

Bây giờ, có lẽ nhiều người không biết về cái rương xe, vì nay rất ít người dùng vật dụng này. Vì thế, khi thấy rương xe trong một ngôi nhà lá mái trên đảo Lý Sơn, tôi lại hoài niệm về cuộc sống thuở còn gian khó.

Trong dân gian hay gọi ngôi nhà lá mái là nhà rường cổ, nhà đắp, nhà thờ tộc họ. đây là một kiểu nhà được cư dân Lý Sơn xây dựng cách đây hàng trăm năm. Ngôi nhà do ông trưởng tộc cai quản, sinh sống, cũng là tài sản chung của tộc họ. Ngôi nhà lá mái có 3 gian 2 chái được xây dựng bằng gỗ và có hai lớp mái để giữ nhiệt độ cho ngôi nhà được điều hòa, ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.

Rương xe ngày xưa.

27 thg 1, 2024

Nhớ mùa vịt chạy đồng

Những tháng mùa mưa, nhiều gia đình ở thôn quê thường nuôi vịt thả chạy đồng để ăn lúa chét, ốc cua trên những cánh đồng bỏ hoang. Bác Năm của tôi cũng vậy, khi vịt lớn phần lớn mang ra chợ bán để có tiền chi tiêu, số vịt còn lại để cải thiện bữa ăn gia đình hoặc làm quà biếu hàng xóm. Vào cái thời mà cuộc sống của người dân quê tôi còn nhiều thiếu thốn, thì những con vịt được biếu đó là rất quý.

“Những con vịt không còn sức chạy đồng, nằm nhà càng lâu, lại càng tốn lúa”, bác Năm vẫn thường nói như thế, mỗi lần xách vịt sang cho nhà tôi với mấy nhà khác trong xóm. Người đàn ông quanh năm chạy đồng cùng vịt, vẫn thường nói chuyện như thế, vì không muốn ai phải... hàm ơn mình.

Vịt kho xì dầu.

Nghề “làm hàng” thuở trước

Quảng Ngãi xưa nổi tiếng là xứ sở mía đường. Để nấu được đường thì đầu tiên phải ép mía lấy nước. Để ép mía người xưa dùng bộ che ba trục tròn có răng truyền động (ba ông che), hay là một “cỗ máy” mang đậm tính chất tiền công nghiệp. Không có che mía thì không thể ép mía nấu đường và không thể có xứ sở mía đường.

Một thứ công nghệ thiết yếu như vậy, nhưng các sách vở ghi về nghề mía đường trước nay chỉ chăm chăm mô tả bộ che, không đả động gì chuyện ai đã làm che, làm như thế nào. Bây giờ tìm ra thợ làm che thì không thể. Tôi đi đến những làng quê giàu truyền thống làm mía đường, gặp những người thợ nấu đường lớn tuổi để hỏi việc làm che.

Ba ông che.

Mùa hoa cải bên sông Trà

Những ngày cuối tháng Chạp, bờ sông Trà Khúc, đoạn chảy qua thôn Tăng Long, xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi) được nhuộm vàng bởi hoa cải. Những vạt hoa cải vàng rực rỡ ven sông do các thành viên của hợp tác xã Du lịch và Nông nghiệp sạch Sung Tích trồng và chính thức mở cửa phục vụ du khách tham quan, chụp ảnh từ ngày 28/1/2024.

Bờ bắc sông Trà Khúc, đoạn qua thôn Tăng Long, xã Tịnh Long, nơi chỉ cách cầu Trà Khúc khoảng 5km về phía đông, ngập sắc vàng hoa cải.

Cận cảnh trống đồng Đông Sơn khổng lồ vừa thành Bảo vật quốc gia

Trống đồng Sao Vàng - chiếc trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam - là một trong 29 hiện vật vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia, theo Quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 18/1/2024.

Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, trống đồng Sao Vàng được xác định là chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam cho đến nay.

26 thg 1, 2024

Chuyện về quả trứng khổng lồ làm nên điều kỳ diệu ở Đà Nẵng

Vào thời xa xưa, có một cụ già sống một mình trong một túp lều con trên bãi biển vắng, nơi ngày nay được biết đến với tên gọi bãi biển Non Nước...

Nằm ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thắng cảnh Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước được coi là đệ nhất danh thắng của thành phố lớn nhất miền Trung. Phía sau địa danh này có nhiều câu chuyện huyền thoại được lưu truyền của rất nhiều thế hệ

24 thg 1, 2024

Những chuyện ly kỳ ở ngôi đình cổ, kiến trúc độc đáo hơn 200 năm tuổi ở Thanh Miện

Xây dựng từ thời vua Gia Long năm thứ 14 (1815), đến nay đình Nại Trì ở xã Ngũ Hùng (Thanh Miện) vẫn lưu giữ được nhiều nét kiến trúc độc đáo, cổ kính.

Khuôn viên đình Nại Trì

Bánh mì siêu mỏng chỉ có ở Huế, khách ta lẫn Tây đều ít biết

Bánh mì ép là đặc sản Huế ít thực khách biết đến. Hình dáng của món ăn này khá hài hước đối với nhiều người, một số ví như bản in 2D của bánh mì.

Bánh ép vốn là món ăn vặt phổ biến ở Huế, nhưng không phải khách du lịch nào cũng biết một biến tấu thú vị của đặc sản này là bánh mì ép. Khác với bánh ép vốn là bột lọc đổ vào khuôn cho chín sau đó mới thêm nhân, bánh mì sẽ được cho nhân vào bên trong từ đầu.

Sau đó, bánh mì sẽ được đem ép dẹp bằng chảo gang nóng. Thường bánh mì ép có nhân pate, trứng, chà bông, xúc xích... Bánh sẽ được ép giòn, sau đó cắt miếng vừa ăn hoặc thực khách tự xé tùy ý.

Bánh mì ép mỏng dẹt như tệp giấy. Ảnh: Foody

Mênh mang sông nước Pô Cô

Có một vùng bao la trời nước, phong phú thủy sản nuôi lồng, đánh bắt tự nhiên. Ở đó, làng có 34 hộ dân, chia làm 5 xóm nhỏ, “giao lưu” với nhau bằng những chiếc ghe chèo tay hoặc chiếc xuồng gắn máy xinh xinh.

Làng còn kinh doanh nhà hàng, du lịch sông nước… Đó là làng chài nơi đầu nguồn sông Pô Cô, trên lòng hồ thủy điện Sê San 4.

Từ TP. Pleiku, vượt quãng đường nhựa dọc những khu dân cư, cánh rừng cao su, cà phê, điều… chúng tôi đến với hồ thủy điện Sê San 4. Dừng chân nơi bến đò (thuộc thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum), đón chúng tôi là 2 chiếc xuồng composite đuôi gắn máy, có mái che, băng ghế đặt ngang khá tinh tươm chuyên làm du lịch sông nước. Ổn định chỗ ngồi, áo phao buộc dây, 2 chiếc xuồng song song rẽ sóng.

Nhà bè trên lòng hồ Sê San. Ảnh: Lê Hà

Dọc miền đỗ mai

Nếu hoa muồng vàng mê mải triền thu, dã quỳ rực rỡ báo đông cùng vạt cỏ hồng quyến rũ thì những cánh đỗ mai bay trong chiều gió báo tin rằng mùa xuân đã cận kề.

Mùa đỗ mai về như một lời chào mùa xuân, một món quà bất ngờ mà tạo hóa ban tặng cho con người. Nhớ những ghi chú trong sách rằng, đỗ mai có nguồn gốc từ châu Mỹ, tên khoa học là Gliricidia sepium, thuộc họ đậu (Fabaceae) lá kép với màu xanh pha trắng.

Đỗ mai có nhiều tên gọi như: điệp anh đào, đào đậu, cọc rào, hồng mai… Nhiều người vẫn lầm tưởng đó là hoa anh đào (một loài hoa có nguồn gốc từ Nhật Bản), có lẽ bởi hoa nở rộ khi xuân về và màu hoa cũng tựa như sắc hoa anh đào. Cũng có tài liệu cho rằng, vì quả của đỗ mai giống quả đậu và hoa thì giống như hoa mai nên tên gọi hoa đỗ mai cũng từ đó mà ra.

23 thg 1, 2024

Giải mã bí mật phong thủy của nhà thờ đá Phát Diệm

Có thể khẳng định nhà thờ Phát Diệm là một công trình mang sự giao thoa văn hóa Đông – Tây đậm nét. Trong đó, nét Á Đông không chỉ thể hiện qua chi tiết kiến trúc mà còn ở yếu tố phong thủy đặc sắc.

Tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng từ năm 1875-1898, là một nhà thờ đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam. Đây cũng được coi là nhà thờ Thiên Chúa mang đậm nét nhất về quan niệm phong thủy của người Việt

Trước hết, yếu tố phong thủy của nhà thờ này nằm ở hướng xây dựng. Các kiến trúc sư phương Tây thường ưu tiên chọn trục Ðông - Tây để xây dựng thánh đường. Riêng ở nhà thờ Phát Diệm, trục Nam – Bắc lại là hướng chính, không tuân theo nghiêm lệ của truyền thống kiến trúc nhà thờ phương Tây.

Xét về mặt Dịch lý phương Đông, phương Nam được coi là hướng của các bậc đế vương, tượng trưng cho danh dự, trí tuệ, quyền lực, sự hưng thịnh. Có lẽ những người xây nhà thờ Phát Diệm đã lựa chọn hướng đắc địa nhất về phong thủy này để tôn vinh Thiên Chúa theo cách thức đậm chất bản địa.

Án ngữ trước nhà thờ Phát Diệm là một hồ nước, diện tích khoảng 400 m². Nằm giữa hồ là một hòn đảo nhỏ, rộng khoảng 40 m², phía trên đặt tượng chúa Jesus. Hồ nước này là đặc điểm “lạ” trong kiến trúc nhà thờ phương Tây, nhưng lại rất quen thuộc trong ứng dụng phong thủy ở Việt Nam.

Theo quan niệm phong thủy, hồ nước là một trong những yếu tố tạo nên sinh khí và mang lại may mắn cho những người cư ngụ trong công trình. Hồ nước thường được đặt trước nhà nhằm cân bằng năng lượng, tạo ra không gian yên tĩnh, thư giãn và thu hút tài vận

Đa số các công trình trong quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm được bố trí trải dài theo một trục chính và đối xứng qua trục, tuân theo những quy luật bố trí rất phổ biến trong mặt bằng các kiến trúc tôn giáo truyền thống

Lối bố trí này thể hiện sự tương đồng rất rõ nét với Kinh thành Huế, nơi các công trình quan trọng nhất nằm dọc theo trục "thần đạo", các công trình khác đối xứng hai bên.

Về hình dạng mặt bằng, các cổng cùng các nhà nguyện trong khuôn viên nhà thờ tạo thành ba vạch ngang hợp với vạch sổ dọc là nhà thờ lớn ở trung tâm, tạo thành một chữ “Vương”, nghĩa là “Vua” theo Hán tự

Mặt trước nhà thờ Phát Diệm có một trục đường đâm thẳng vào. Đây là điểm kiêng kỵ theo quan niệm phong thủy phương Đông. Để hóa giải điều này, trục chính của quần thể kiến trúc đã được đặt lệch một chút so với trục đường lộ.

Các kiến trúc sư còn cho đào một ao hồ lớn, khiến cho lối vào chính được chuyển sang hai cạnh bên của nhà thờ theo cách xử lý phong thủy của đa số các các công trình kiến trúc truyền thống

Tựu chung, có thể khẳng định nhà thờ Phát Diệm là một công trình mang sự giao thoa văn hóa Đông – Tây đậm nét. Trong đó, nét Á Đông không chỉ thể hiện qua chi tiết kiến trúc mà còn ở yếu tố phong thủy đặc sắc. (Bài có tham khảo tài liệu "Khái quát chung về lịch sử và sự ra đời của nhà thờ Phát Diệm")

TP Hải Dương từng có sân bay cỡ nhỏ

Đô thị Hải Dương xưa từng có một sân bay cỡ nhỏ nhưng không nhiều người biết đến.

Đường Hồng Quang từng được gọi là đường Tàu bay vì tại đây từng có một sân bay cỡ nhỏ

"Đường tàu bay"

Nhiều năm trước, lúc ngồi chuyện trò với mấy bác lớn tuổi gốc gác nhiều đời ở TP Hải Dương, các bác nói, nghe ông bà kể lại, ở đô thị Hải Dương xưa có một sân bay. Lúc thị xã Hải Dương thuộc quyền kiểm soát của người Pháp, các máy bay cỡ nhỏ chở quan chức Pháp thường xuyên lên xuống. Những chiếc máy bay cánh quạt "từ trên trời rơi xuống" thời ấy là một điều thật lạ lẫm. Nhưng khi hỏi lại, các bác nói, chỉ nghe kể lại, chắc chắn có, nhưng không biết sân bay đó ở đâu!

Lên đỉnh Tơgu tìm nơi bok Núp bắn Pháp chảy máu

Năm 1987, chúng tôi về làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) “cùng ăn, cùng ở” với bà con để sờ tận tay, nhìn tận mắt, cảm nhận không gian… tại địa điểm có sự kiện diễn ra trong kháng chiến chống Pháp.

Đêm đêm nơi góc nhà sàn của làng, bên bếp lửa bập bùng, chúng tôi lắng nghe bok Jơt, bok Hep… kể chuyện. Cùng với những gì đã đọc trong tác phẩm “Đất nước đứng lên”, tôi hình dung rõ mồn một về ngôi làng đã ghi dấu kỳ tích “bắn Pháp chảy máu” của người Bahnar. Vậy là, tôi xin già làng Jơt bố trí cho một cuộc “lên núi”.

Chuyến đi ấy diễn ra vào một sáng mùa đông. Tôi và anh Trần Hữu Tài được bok Hep, anh A Nhoan dẫn đường. Đi cùng còn có 2 du kích thôn. Mỗi người đều đeo gùi, cầm rựa… để tranh thủ hái lượm thêm. Thường thì người Bahnar chỉ ra khỏi nhà khi mặt trời đã lên cao. Nhưng hôm ấy, bok Jơt giục chúng tôi đi từ khi mặt trời chưa mọc, vì bok nói, làng cũ xa lắm, phải qua nhiều núi, nhiều khe.

Làng kháng chiến Stơr thuộc thị trấn Kbang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Ảnh tư liệu

Chùa Đông Sơn trên đất cổ Hàm Rồng

Nằm trong không gian của làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa), tọa lạc trên triền núi Lợn Vàng, “nhìn” ra núi “con Voi, con Mèo” (theo cách gọi của người dân địa phương), chùa Đông Sơn tĩnh lặng như điểm nhấn cho “bức tranh” làng cổ thêm giàu giá trị.

Chùa cổ Đông Sơn trên đất Hàm Rồng được tôn tạo khang trang.

22 thg 1, 2024

Đỗ mai nở rộ tô điểm sắc xuân cao nguyên Gia Lai

Những ngày đầu năm mới, đỗ mai bắt đầu nở rộ trên khắp các nẻo đường, điểm tô cho sắc xuân cao nguyên Gia Lai.

Gia Lai có những loài hoa đặc trưng nở theo mùa, và mỗi loài hoa đều mang tính biểu tượng. Vào mùa Xuân, không chỉ ngào ngạt hương hoa cà phê, thắm sắc đỏ hoa pơ lang mà còn man mác sắc hồng phai của đỗ mai trên khắp các nẻo đường.

Đỗ mai nở sớm nhất và nhiều nhất trên cung đường vào đập Tân Sơn (thôn 2, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh). Nhiều người vào thắng cảnh này không khỏi bâng khuâng trước màu hồng phai của đỗ mai dọc đường đi.

Anh Đoàn Lanh-một người dân địa phương ở đây chia sẻ: “Trước đây người dân thường trồng đỗ mai ở bờ rào, hay phân chia ranh giới đất nương rẫy. Bây giờ hoa được trồng ở khắp nơi, dọc các cung đường để lấy bóng mát và làm cảnh.

Hoa thường khoe sắc vào dịp Tết cổ truyền nên mỗi khi thấy hoa nở tôi cảm nhận rất rõ không khí mùa Xuân đang ùa về. Hoa đỗ mai không rực rỡ như các loài hoa khác, hoa đẹp theo cách riêng, giản dị nhưng khiến cho bức tranh du lịch của Gia Lai thêm sức sống. Rất nhiều bạn trẻ như tôi muốn tìm những khoảnh khắc bình yên với thiên nhiên, với hoa cỏ như vậy”.

Đỗ mai nở rộ trên cung đường vào đập Tân Sơn (thôn 2, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh). Ảnh Bi Ly

No bụng cùng cơm thố

Nhắc đến Tiệm ăn Chợ Lớn (Đà Nẵng), hẳn thực khách sẽ nghĩ ngay đến những thố cơm nóng giòn, đậm đà hương vị, hoặc nghĩ đến món mì vịt quay, mì xá xíu hay mì gà da giòn… Những hạt cơm dẻo thơm được nấu từ nồi đất, phảng phất hương vị đồng quê giúp quán ăn ngày càng đông khách.

Thố cơm gà áp chảo hấp dẫn tại Tiệm ăn Chợ Lớn. Ảnh: H.L

Giữ nhịp chiêng Tha

Với người Brâu ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), chiêng Tha là biểu tượng thông linh giữa thế giới phàm tục của con người với thế giới các vị thần, và là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Bởi vậy khi có lễ trọng trong làng, người Brâu mới tổ chức “mời Tha nói” (Tha pơi) để cầu mong các thần linh che chở, bảo trợ cho gia đình có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cùng với dân tộc Rơ Măm, dân tộc Brâu là 1 trong 2 dân tộc rất ít người sinh sống trên địa bàn tỉnh ta. Dân tộc Brâu sinh sống tập trung ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi với 174 hộ, 546 nhân khẩu. Mặc dù số lượng người rất ít nhưng đời sống văn hóa của người Brâu hết sức đa dạng với nhiều lễ hội truyền thống. Các loại nhạc cụ của người Brâu cũng phong phú, bao gồm goong đinh, ting ning, pông pông, đinh pú, klong pút, sáo… Đặc biệt là chiêng Tha, loại chiêng chỉ có trong cộng đồng tộc người Brâu.

Với người Brâu, chiêng Tha không chỉ là nhạc cụ mà còn là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng, được coi là thành viên trong gia đình và được gìn giữ như báu vật. Một bộ chiêng Tha có hai chiếc lớn nhỏ khác nhau, đường kính khoảng 45 - 50cm, chiếc nhỏ là chiêng vợ (Chuar) và chiếc lớn hơn là chiêng chồng (Jơ Liêng); mỗi chiêng có khoan 2 lỗ để luồn dây treo lên khi biểu diễn.

Một buổi tập cồng chiêng, xoang của người Brâu ở thôn Đăk Mế. Ảnh: NB

Bộ tượng tam thế Phật chùa Côn Sơn trở thành bảo vật quốc gia

Ngày 18/1, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12) đối với 29 bảo vật trong toàn quốc. Hải Dương có 3 bảo vật được công nhận.

Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn, niên đại thời Lê trung hưng, hiện thờ tại chùa Côn Sơn - 1 trong 3 bảo vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia

21 thg 1, 2024

Bông giấy

Miền Nam kêu hoa là bông. Hầu hết các loại bông hoa đều có thể thay đổi lẫn lộn giữa chữ hoa và chữ bông, như hoa mai, hoa cúc, hoa huệ... thành bông mai, bông cúc bông huệ. 

Có một thứ bông mà không đổi thành hoa, và tên của nó phải đi kèm chữ bông chớ không đứng một mình được, đó là bông bụp. Không ai kêu là hoa bụp, cũng không kêu gọn lỏn là bụp (ờ, kêu bụp là hiểu khác à nghen).

Bông giấy ở La Gi, Bình Thuận

Xuôi dòng Đà Giang trong mùa nước cạn

Sáng sớm, mây trời bồng bềnh phủ khắp dải núi phía huyện Sìn Hồ - Lai Châu như tiễn biệt đoàn lữ khách lên thuyền rời cầu Hang Tôm đã trơ móng trụ. Thuyền của chúng tôi bắt đầu trôi xuôi theo dòng nước nhuộm màu bùn đỏ, trái ngược với hình ảnh con sông xanh ngắt, sóng gợn lăn tăn ngày nào.

Đầu tháng 6 trở đi, báo chí liên tục đưa tin lượng nước hồ chứa thủy điện trên sông Đà sụt giảm một cách bất thường, một số nơi sông Đà đã trơ đáy… Ông Lù Văn Tung, 68 tuổi, người dân tộc Thái trắng, hơn nửa đời người lái đò dọc sông Đà cảnh báo khi tôi điện thoại đặt thuyền: "Không thể đi được vì ở ngã ba sông, nơi gặp nhau của sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay cạn kiệt tới mức người dân chăn bò có thể đi tắt qua lại". Ông còn gửi video clip để minh chứng lời mình nói.

Tôi thật sự băn khoăn và không ít lần muốn chuyển sang địa điểm khác. Nhưng khi máy bay nghiêng mình hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, tôi vẫn quyết định lên xe chạy suốt lên Lai Châu rồi tìm cách xuôi dòng sông Đà đoạn từ thị xã Mường Lay - Điện Biên đến Quỳnh Nhai - Sơn La dài hơn 100 km.

Anh chàng người Thái trắng ở xã Huổi Só - Tủa Chùa đang chuẩn bị kéo lưới trước một hang động đã phát lộ vì mực nước xuống thấp. TRẦN THẾ DŨNG

Cha Lo - nơi rừng núi miền Tây Tổ quốc

Thời trai trẻ, tôi rất thích bài hát Đêm trên Cha Lo của nhạc sĩ Phạm Tuyên vì âm hưởng trầm hùng, sôi nổi, náo nức. Từ lúc đó, lòng mong ước sẽ có dịp đến thăm, nhưng chẳng dễ gì cho dù tôi đã nhiều lần ngao du từ Quảng Nam đến tận Hà Tĩnh theo đường Hồ Chí Minh.

Mãi cho tới tháng 5 này, khi bên đông Trường Sơn trời nắng chói chang, gió Lào thổi rát mặt còn bên tây trời đã đổ mưa rào, tôi mới thực hiện chuyến đi tới ngã ba Khe Ve - Quảng Bình rồi rẽ trục đường 12A hướng tới đèo Mụ Giạ giữa những cánh rừng xanh thăm thẳm. Từ nơi này nhìn lên là dãy núi Giăng Màn, nhìn xuống là thung sâu, rải rác làng mạc của người Chứt, Sách, Khùa, Mày sống bao đời nay.

Đây cũng chính là Cha Lo - điểm cuối cùng trên đất nước Việt Nam của dãy Trường Sơn để tới nước Lào và là tên một bản người dân tộc Chứt, thuộc xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa.

Cửa khẩu quốc tế Cha Lo. TTD

Đến đảo Thiềng Liềng khám phá núi đá tự nhiên thấp nhất Việt Nam

Ít ai biết rằng ở TP.HCM có một ấp đảo xa xôi, đi lại bằng thuyền ghe và chính ở đây lại có một... ngọn núi đá độc đáo.

Du khách khám phá ngọn núi duy nhất trên đảo Thiềng Liềng và cũng là ngọn núi duy nhất ở TP.HCM. BÔNG NGÔ

Thiềng Liềng là ấp đảo nằm cách trung tâm xã Thạnh An, H.Cần Giờ (TP.HCM) khoảng 7 km, giao thông đi lại bằng đường thủy. Theo thống kê của địa phương, ấp Thiềng Liềng có khoảng 243 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm muối, đánh bắt thủy hải sản. Năm 2023, diện tích sản xuất muối tại ấp Thiềng Liềng là 390 ha với sản lượng đạt 17.000 tấn, giá muối tại ruộng bình quân 1.900/kg.

20 thg 1, 2024

Bí ẩn Đông Trường Sơn

Đường Trường Sơn nhánh đông đi qua Tây nguyên, một thời rừng già phủ kín trùng điệp, nay đã tan hoang, thay thế là khu dân cư, thị trấn… thì vùng biên ải Tây Giang, Quảng Nam vẫn hoang sơ giữa đại ngàn và ẩn chứa bao điều bí ẩn đúng nghĩa.

Chọn Tây Giang - Quảng Nam làm điểm dừng chân đầu tiên trong cuộc hành trình từ Trường Sơn Đông sang đường Trường Sơn nhánh tây là điều tôi ấp ủ trong thời gian dài trước khi một mình đi xe máy lên vùng rừng núi Quảng Nam.

Trong "vương quốc Pơ Mu" ngàn năm tuổi

Vượt hơn 130 km từ Đà Nẵng, xế trưa, chúng tôi có mặt tại xã A Tiêng cũng là huyện lỵ của Tây Giang với vài dãy phố dọc ngang hướng về quảng trường trung tâm huyện. Mọi thứ toát lên vẻ thân thương, mộc mạc và gây cảm giác buồn. Dùng tạm tô mì Quảng, sau đó tiếp tục lăn bánh theo đường đèo về phía tây hướng tới xã biên giới A Xan. Thi thoảng gặp từng nhóm phụ nữ người dân tộc Cơ Tu sau một ngày vất vả vào rừng chặt nứa, đang ngồi bên đường chẻ mỗi đốt thành một ống ngắn để sớm mai bỏ mối cho thương lái hoặc trực tiếp mang ra chợ bán cho người dân làm dụng cụ nấu chín các món: cơm lam, món Zờ Rá - món ăn nức tiếng mang đậm hương vị núi rừng Trường Sơn mà mọi người Cơ Tu đều có thể chế biến được.

Vùng lõi 'vương quốc Pơ Mu" Tây Giang nhìn từ trên cao. TTD

Độc hành trên Tây Trường Sơn hẻo lánh

"Nên đi đường Đông Trường Sơn vì phía tây hẻo lánh, địa hình đèo dốc liên tục lại thường gặp sương mù, chẳng may xe bị hỏng hóc hoặc lốp xì xẹp chỉ có cách bỏ xe chứ không thể nhờ ai cứu giúp".

Huyện biên giới Hướng Hóa đón tôi bằng cơn mưa dầm dề suốt từ cầu Đắk Rông qua đường 9 rồi tới tận thị trấn Khe Sanh vẫn chưa dứt. Trời bắt đầu se lạnh, trái ngược thời tiết khô hanh của Đông Trường Sơn mà tôi đã trải nghiệm trong mấy ngày qua.

Hiện tượng này do ảnh hưởng khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Thay vì chạy tiếp vào thị trấn Lao Bảo, do mưa, tôi buộc phải dừng chân ngủ qua đêm tại một nhà nghỉ tọa lạc ngay ngã ba đường 9 - Khe Sanh kề cận tượng đài chiến thắng Khe Sanh. Đây cũng là điểm khởi đầu của Tây Trường Sơn.

Khám phá ngã ba biên giới, vùng đất của những bộ tộc ít người nhất Việt Nam

Vùng đất Mường Nhé - Điện Biên và huyện Mường Tè - Lai Châu xưa nay không chỉ nổi tiếng với các địa danh A Pa Chải - ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc hay Kẻng Mỏ - nơi sông Đà chảy vào đất Việt. Đây còn là vùng đất sinh sống bao đời nay của 12 dân tộc anh em, trong đó người Si La, La Hủ được xem là nằm trong nhóm tộc người ít dân nhất Việt Nam.

Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt

Người Si La cách đây 150 năm để tránh sự truy đuổi giữa các tộc người khác đã lang bạt từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) qua nước Lào. Những tưởng sẽ được yên ổn sinh sống song lại bị áp bức của quan lang, chúa bản thời đó buộc họ một lần nữa phải tiếp tục di dân sang Việt Nam và số phận gắn liền với cuộc sống du cư, du canh được truyền từ đời này qua đời khác nơi sơn cùng thủy tận, đó chính là vùng thượng nguồn Sông Đà - Mường Tè ngày nay.

Mùa xuân, thăm 'cụ' kơ nia 800 năm ở Phú Quốc

Sừng sững trên ngọn núi Cửa Lấp (xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, Kiên Giang), cây kơ nia tương truyền đã 800 năm tuổi có gốc xòe hình quạt to 10 vòng tay người ôm không xuể, dáng thẳng đứng với năm tàng nhánh tỏa bóng mát khi mùa xuân về.

Một tàng cây xù xì, khổng lồ

Nghe danh đã lâu, hôm nay chúng tôi quyết định ngồi tàu cao tốc 2 giờ 30 phút từ TP Rạch Giá đến bến tàu Bãi Vòng (TP Phú Quốc) rồi hỏi thăm đường về Hùng Long Tự (còn gọi chùa Sư Muôn), ở ấp Suối Đá (xã Dương Tơ) để mục sở thị "cụ" cây kơ nia trên đỉnh núi Cửa Lấp.

Thăm 'cụ' xoài rừng 300 tuổi bên bờ biển Phú Quốc

Có dáng thẳng đứng, "cụ" xoài rừng khoảng 300 tuổi ở xã Gành Dầu, TP Phú Quốc luôn khiến khách du lịch trong và ngoài nước tò mò, chiêm ngưỡng nét đẹp độc lạ của cây.

Người dân tưới nước đều đặn mỗi ngày chăm sóc "cụ" xoài 300 năm tuổi - Ảnh: CHÍ CÔNG

19 thg 1, 2024

Tràng An: Điểm đến của những kỳ quan



Vùng đất Ninh Bình được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp, hùng vĩ như những bức tường thành kiên cố. Hơn 30 ngàn năm trước, Ninh Bình là nơi được người tiền sử chọn làm địa bàn tụ cư, sinh sống. Hoa Lư nằm ở trung tâm của dãy núi đá vôi này, đã từng là kinh đô nước Việt dưới 3 triều đại vua Đinh - Lê - Lý, từ năm 968 đến năm 1010. Các nhà sử học còn gọi Hoa Lư là "Kinh đô đá".

Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê


Vừa qua, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày hơn 200 hiện vật và tài liệu về Giảng Võ trường mang tên “Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê”. Đây là dịp để du khách trong và ngoài nước chiêm ngưỡng trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa với bộ sưu tập bảo vật quốc gia vũ khí thời Lê.

Một vùng thắng tích

Quần thể danh thắng Kim Sơn gồm 29 ngọn núi đá vôi sừng sững, có hang động nước và động khô. Ở đây còn có đàn khỉ hoang thu hút sự tò mò cho du khách.

Non nước hữu tình ở danh thắng Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc).

Leo động khô, chèo thuyền “mục thị” động nước

Vĩnh Lộc không chỉ được nhắc đến bởi Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, đất phát tích chúa Trịnh, mà còn có những danh thắng nổi tiếng, trong đó có quần thể danh thắng Kim Sơn thuộc xã Vĩnh An, khiến bạn tôi ở Hà thành rất háo hức, và sau nhiều kết nối chúng tôi đã có chuyến thực tế nơi đây.

Dấu tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên vùng đất Châu Lang

Năm 1418, từ vùng núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Vùng đất Châu Lang (nay là huyện Lang Chánh) tuy không phải là nơi khởi phát cuộc khởi nghĩa, nhưng đã chứng kiến những tháng ngày gian khổ, nếm mật, nằm gai bảo toàn lực lượng của nghĩa quân.

Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh chùa Mèo - tương truyền liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Hồ Ba Dùi, Khánh Vĩnh: Điểm du lịch sinh thái tiềm năng

Tọa lạc tại xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh, hồ Ba Dùi có trong mình đầy đủ nét hoang sơ mà trữ tình đặc trưng cho thiên nhiên núi rừng. Đây hoàn toàn có thể trở thành điểm du lịch sinh thái thu hút khách tham quan.

Được đầu tư cách đây hơn 40 năm, Hồ Ba Dùi từ lâu đã trở thành một điểm dừng chân nghỉ ngơi của những người dân nơi đây trong quá trình lên nương rẫy lao động. Từ con đường chính qua thôn Ba Dùi, rẽ tại điểm Trường Tiểu học Ba Dùi, băng qua con đường đất đá chừng vài chục mét là đến hồ Ba Dùi - một hồ chứa nước nhỏ, chưa nước tưới cho cánh đồng bên dưới thuộc thôn Ba Dùi. Nằm ở một nơi biệt lập nên không gian, cảnh sắc quanh hồ rất tĩnh mịch và giữ vẹn nguyên nét tinh khôi của núi rừng miền sơn cước. Xa xa, mặt nước thấp thoáng bóng những chiếc dù xanh của những người câu cá. Dưới ánh sáng dịu nhẹ, mặt hồ phẳng lặng, không một gợn sóng. Xung quanh hồ là những vạt rừng xanh thẳm tạo nên khung cảnh nên thơ, yên bình nơi miền sơn cước… Nhiều người dân trong vùng cũng thường đến đây bắt cá vì cá ở đây rất nhiều. Tiếng lành đồn xa, vẻ hoang sơ tự nhiên của hồ đã trở thành điểm đến của những người đâm mê câu cá giải trí và thích thú khi được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ. Bắt gặp anh Trần Duy, người dân xã Diên Điền lặn lội hàng chục km để đến đây câu cá, anh nói, nghe bạn bè nói ở đây có nơi câu cá rất lý tưởng nên tìm đến và thực sự anh rất hài lòng vì phong cãnh nơi đây lãng mạn và yên ắng, giúp mọi người quên đi những nỗi vướng bận thường ngày khi vừa câu cá giải trí, vừa chiêm ngưỡng cảnh sắc nên thơ, thanh bình...

Khung cảnh hồ Ba Dùi.

18 thg 1, 2024

Thác có Gành Đá Đĩa úp ngược

Những trụ đá hình lục giác được tạo hóa xếp san sát, chồng lên nhau, hướng xuống đất ở thác Dơi khiến nhiều người liên tưởng đến Gành Đá Đĩa úp ngược.


Nằm ở độ cao 800 m so với mực nước biển, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh có khí hậu ôn đới và được xem như xứ "Đà Lạt của Bình Định". Những năm gần đây, khu vực này thu hút nhiều du khách với những thắng cảnh nổi tiếng như suối Tà Má, vườn hoa anh đào, cẩm tú cầu tại làng K3, theo trang web Cục Du lịch Quốc gia.

Người Thái Nghệ An cúng 'pủ xừa' - gốc cây cổ thụ

Vào 12 tháng 9 âm lịch hàng năm, người Thái ở huyện Quỳ Châu lên núi cúng thần linh dưới gốc cổ thụ. Tục này gọi là “pủ xừa” để cầu cho bản làng bình yên, mùa màng bội thu.

Tục cúng “pủ xừa” có từ lâu đời và được các cộng đồng người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu duy trì đều đặn và thường diễn ra sau khi đã thu hoạch vụ mùa. Khi lập bản, để xác định cây “pủ xừa”, thầy mo phải làm lễ và ném thẻ tre hoặc đồng xu. Nếu một sấp, một ngửa là cây đã được thần linh chọn. Một số nơi dùng trứng luộc ném trên gốc cây. Nếu trứng vỡ cũng là tín hiệu cho thấy thần linh đã ưng thuận cái cây. Ảnh: Hữu Vi

Rừng me cổ thụ giữa bản làng người Thái Nghệ An

Giữa những ngôi nhà sàn ở bản làng người Thái huyện Kỳ Sơn từ hàng chục năm nay mọc lên những cây me rừng. Qua thời gian, rừng me được giữ gìn và phát triển, hiện đang vào mùa trĩu quả tạo nên một cảm giác thanh bình hiếm có.

Bản Piêng Phô, xã Phà Đánh (Kỳ Sơn) là nơi định cư của 67 hộ người dân tộc Thái. Từ trên cao nhìn xuống, bản Piêng Phô bị che khuất bởi những cây me cổ thụ có tuổi đời hàng chục năm. Ảnh: Đào Thọ

Đào cổ thụ nở rộ trong biển mây bồng bềnh trên đỉnh Pu Lon

Những ngày này, trên đỉnh Pu Lon (xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn), khắp bản làng rực lên sắc hồng của những cây đào cổ thụ. Càng đẹp hơn nữa trong thời điểm sáng sớm, thiên nhiên Pu Lon chìm ngập trong biển mây trắng thơ mộng.

Đỉnh Pu Lon nằm ở độ cao gần 2.000 mét so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống từ xa xưa của cộng đồng người Mông dòng họ Hạ. Khoảng 6 giờ sáng, khi mặt trời bắt đầu lên, sương mù bắt đầu đọng lại tạo thành những đám mây tuyệt sắc. Ảnh: Đào Thọ