Hiển thị các bài đăng có nhãn Lao Động. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lao Động. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 1, 2024

Bánh mì siêu mỏng chỉ có ở Huế, khách ta lẫn Tây đều ít biết

Bánh mì ép là đặc sản Huế ít thực khách biết đến. Hình dáng của món ăn này khá hài hước đối với nhiều người, một số ví như bản in 2D của bánh mì.

Bánh ép vốn là món ăn vặt phổ biến ở Huế, nhưng không phải khách du lịch nào cũng biết một biến tấu thú vị của đặc sản này là bánh mì ép. Khác với bánh ép vốn là bột lọc đổ vào khuôn cho chín sau đó mới thêm nhân, bánh mì sẽ được cho nhân vào bên trong từ đầu.

Sau đó, bánh mì sẽ được đem ép dẹp bằng chảo gang nóng. Thường bánh mì ép có nhân pate, trứng, chà bông, xúc xích... Bánh sẽ được ép giòn, sau đó cắt miếng vừa ăn hoặc thực khách tự xé tùy ý.

Bánh mì ép mỏng dẹt như tệp giấy. Ảnh: Foody

13 thg 1, 2024

Làng miến dong ngoại thành Hà Nội hối hả vào vụ Tết

Sát Tết Nguyên đán, hầu hết hộ kinh doanh ở làng nghề xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, tất bật sản xuất miến dong.

Làng nghề Dương Liễu có truyền thống làm miến dong nổi tiếng. Sợi miến thành phẩm sẽ được đóng gói bao bì đẹp mắt, phù hợp để biếu tặng. Ảnh: Thu Thuỷ.

Làng nghề miến Dương Liễu đã có từ lâu đời, các sản phẩm miến làm từ thủ công được phân phối khắp khu vực các tỉnh phía Bắc. Nghề làm miến vừa tạo công ăn việc làm, vừa đem lại nguồn thu nhập ổn định nên hiện nhiều hộ kinh doanh vẫn duy trì và tiếp nối nghề qua các thế hệ.

Đến làng nghề những ngày đầu tháng 1.2024, khi chỉ còn chưa đầy một tháng là tới Tết Nguyên đán, không khó để bắt gặp các loại xe chở miến khắp ngõ xóm. Dù thời tiết mưa gió, các hoạt động sản xuất miến vẫn diễn ra nhộn nhịp.

4 thg 1, 2024

Bánh bèo Hải Phòng - thức quà khoái khẩu của người đất Cảng

Ở Hải Phòng những ngày mùa đông, đĩa bánh bèo “lộ nhân” ăn kèm với bát nước chấm ấm nóng đã trở thành thức quà lót dạ cho những chiếc bụng đói.

Lang thang Hải Phòng những ngày đông, vẻ đẹp cổ kính pha lẫn sự thanh lịch của Nhà hát Lớn hay cái đẹp mộc mạc, nên thơ của phố Tam Bạc đã khiến nhiều du khách mải mê khám phá quên trời, quên đất. Để rồi khi mỏi bước chân, đứng giữa gió lạnh ù ù trên những cành phượng khẳng khiu, du khách mới nhận ra, cái bụng mình reo lên từ bao giờ.

Giữa phố phường Hải Phòng, muốn ăn cái gì ấm ấm, nhẹ nhàng để dành bụng ăn bữa cơm tối với người thân, món bánh bèo Hải Phòng đã trở thành lựa chọn của nhiều thực khách.

Chọn món này, vì nghe cái tên “bèo” lắm. Nó khiến người ta liên tưởng một món ăn lót dạ “nhẹ như bèo”, cả về giá cả lẫn khẩu phần ăn. Để ăn bánh bèo không cần phải ngó nghiêng tìm kiếm quá lâu. Cứ dưới những mái nhà cạnh mặt phố, các hàng bánh bèo hay ở ngay đó chờ thực khách.

Bánh bèo là món ăn đã gắn bó với tuổi thơ nhiều người tại Hải Phòng. Ảnh: Mai Hương

Giống như nhiều món ăn vỉa hè khác, người nấu ngồi một góc, thực khách ngồi ăn ngay cạnh đó. Trong lúc chờ đồ ăn lên, thực khách có thể ngắm nghía nhịp sống phố phường Hải Phòng buổi xế chiều, hoặc ngắm người bán hàng tất bật chuẩn bị phần ăn của mình.

Bà Dung, người phụ nữ đã bán bánh bèo hơn 40 năm ở trên phố Lê Đại Hành thoăn thoắt chuẩn bị đồ ăn. Bánh bèo được bà ủ trong thùng giữ nhiệt, bên trên lại phủ thêm một lớp vải trắng. Lấy từ thùng xốp lên một cặp bánh bèo, bà Dung nhẹ nhàng mở một mặt lá chuối rồi dùng con dao nhỏ cắt bánh thành sáu đến tám miếng.

Đĩa bánh đặt trước mặt, nhưng ai mới thưởng thức lần đầu chớ vội ăn ngay. Bà Dung ra nồi nước chấm, múc một bát nước con, rồi thả vào đó một viên chả thịt và hai viên chả quế. Một đĩa bánh bèo, một bát nước chấm, thế mới là đủ món.

Trên bàn của thực khách có thêm ớt xắt lát, rau mùi, quất. Thường là bát nước chấm sẽ có vị đặm nhẹ, ngọt thanh, ai thích ăn có vị chua dịu thì vắt thêm quất. Thực khách cho vào bát rau mùi trước, rồi mới thả ớt lên để miếng ớt nổi lên trên nền xanh, coi mới đẹp mắt.

Bánh bèo là món ăn mang đậm nét truyền thống với những nguyên liệu quen thuộc và có nước chấm ăn cùng. Ảnh: Lê Tuyến

Bánh bèo Hải Phòng ăn bằng dĩa, đó là loại dĩa nhỏ hay có trên bàn nhậu. Khẽ khàng xiên một miếng bánh, chấm ngập vào chén nước chấm rồi ăn. Vỏ bánh có ba phần đanh, bảy phần mềm, thơm mùi bột gạo. Phần nhân thơm phức mùi thịt, có chút ngậy, béo nhẹ của thịt mỡ, cái giòn sần sật của mộc nhĩ.

Bà Dung cho biết, nước chấm được hầm từ xương lợn đến nửa ngày trời, sau đó pha chế với nước mắm gia truyền theo công thức của bà. Một chén nước chấm ngon sẽ giúp phần bánh bèo thêm đậm vị, không nhanh ngán. Thực khách nào thích còn có thể húp chén nước chấm cho ấm bụng như món canh trong mâm cơm nhà.

Lại nói đến phần bánh bèo, để ra được những chiếc bánh thơm nịnh mũi, người thợ làm bánh phải xay bột, làm nhân bánh, phi hành, xếp lá vào khuôn. Vỏ bánh được làm bằng gạo tẻ. Sau khi ngâm nước khoảng 6 tiếng, gạo được đem xay nhuyễn thành bột rồi đem nấu chín, quấy đều tay đến khi sánh mịn.

Nhân bánh gồm thịt lợn (thường là phần nạc vai), hành phi, mộc nhĩ xay nhỏ. Phần nhân vừa làm nhân bánh bèo, vừa làm viên chả thịt ăn kèm trong nước chấm. Khác với bánh tẻ, bánh giò, người thợ làm bánh sẽ trộn đều nhân rồi cho vào khuôn cùng vỏ bánh đã hấp trước, hấp cách thủy khoảng một tiếng.

Bánh bèo đưa đến cho thực khách, phần nhân nổi lên khỏi vỏ bánh, lấp ló nhân thịt, mộc nhĩ xay nhỏ, thơm nhẹ mùi lá chuối tươi. Với giá khoảng 30.000 đồng/phần đầy đủ, bánh bèo đã trở thành món quà chiều phổ biến mùa đông dễ tìm như tại 41 Lê Đại Hành, 294 Lạch Tray, 147 Hàng Kênh... ở Hải Phòng. Hay thực khách có thể tìm đến chợ Chu Văn An, chợ Lương Văn Can.

Bánh bèo Hải Phòng tại Hà Nội. Ảnh: Ý Yên

Nếu có rủ ai đi ăn bánh bèo, thực khách nên nói rõ là đi ăn bánh bèo Hải Phòng. Vì cũng cùng cái tên này, ở Huế, Quảng Nam, Sài Gòn cũng có món bánh bèo nhưng cách ăn, hương vị hoàn toàn khác.

Người Hải Phòng chuộng ăn bánh bèo vào buổi chiều, du khách đến du lịch nơi đây phần nhiều cũng vậy. Trên những chiếc bàn nhỏ dưới góc phố, trong khu chợ nhỏ, thưởng thức đĩa bánh bèo béo ngậy, đậm đà, thực khách không chỉ thấy nhịp sống hối hả buổi chiều muộn mà còn được nghe nhiều câu chuyện bình dị của người dân Đất Cảng.

Lê Tuyến

Bánh bèo - đặc sản chỉ một tên nhưng đủ kiểu ăn khác nhau từ Bắc vào Nam

Bánh bèo đặc biệt khi chỉ có một tên gọi nhưng lại có nhiều phiên bản khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, khác biệt về cả hương vị lẫn cách ăn.

Vốn có nguồn gốc từ Cố đô Huế, bánh bèo là món ăn dân dã phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Cái tên “bánh bèo” độc đáo được đặt bởi món bánh này có hình dáng tương tự với chiếc lá của cây bèo.

Bánh bèo thường được làm từ bột gạo hấp chín, cùng với nước chấm và phần nhân phong phú, đa dạng tùy thuộc vào văn hóa ẩm thực của từng địa phương. Phần nước chấm của bánh bèo với nguyên liệu chính là nước mắm, thường được đổ trực tiếp lên thay vì chấm như những món ăn khác.

Dưới đây là những phiên bản của món ăn truyền thống này các tỉnh thành.

Bánh bèo Hải Phòng

Bánh bèo Hải Phòng có chén nước chấm thêm hai viên chả khiến thực khách liên tưởng đến bánh mì xíu mại Đà Lạt. Ảnh: Toplist

31 thg 12, 2023

Mùa hoa tớ dày đẹp như mơ ở bản người Mông Mù Cang Chải

Cuối tháng 12 hoa tớ dày (đào rừng) đã nhuộm sắc hồng rực rỡ các ngả đường của những xã bản người Mông ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Tớ dày (đào rừng) là loại cây thân gỗ, mọc nhiều ở một số xã thuộc huyện Mù Cang Chải như La Pán Tẩn, Lao Chải, Dế Xu Phình, Nậm Khắt, Púng Luông, Mồ Dề. Hoa còn có tên khác là pằng tớ dày hay đơn giản là đào rừng. Ảnh: Hảng Tống

30 thg 12, 2023

Ngày cuối năm bình yên ở làng hoa Gò Công Tây vào vụ Tết

Những ngày cuối năm, nhà vườn tại làng hoa Gò Công Tây, Tiền Giang tất bật người gieo giống, người tưới cây chuẩn bị cho vụ hoa Tết Giáp Thìn 2024.

Làng hoa Gò Công Tây thuộc xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Đây là một trong những nơi cung cấp số lượng lớn hoa và cây cảnh cho nhiều tỉnh thành vào dịp Tết.

Cháo sườn lưỡi Nam Định có gì đặc biệt mà ăn một lần nhớ mãi

Cháo sườn lưỡi là cách gọi tắt của đặc sản cháo lưỡi, cháo sườn sụn ở Nam Định. Chén cháo nóng hổi, thơm lừng những gia vị dân dã như tía tô, rau mùi, tiêu, ớt... đủ ấm bụng ngày đông.

Bát cháo sườn lưỡi sánh mịn. Ảnh: Xuân An

29 thg 12, 2023

Cơm trái cây độc lạ của người miền Tây

Người miền Tây có thói quen ăn cơm với các loại hoa quả như chuối, dưa hấu... khiến không ít du khách bất ngờ.

Mỗi miền Bắc - Trung - Nam lại có những nét riêng trong văn hóa cũng như ẩm thực. Việc ăn cơm với trái cây nghe có vẻ xa lạ, nhưng đối với người dân miền Tây, đó là chuyện hết sức bình thường. Thậm chí món ăn này còn là hương vị tuổi thơ quen thuộc với tất cả những người con lớn lên tại mảnh đất này.

Việc ăn cơm với trái cây là điều khá bình thường ở miền Tây. Ảnh: Healthline

14 thg 12, 2023

Núi rừng Tây Bắc mùa cây thay lá đẹp tựa trời Âu

Những cánh rừng già nguyên sơ đẹp như cổ tích vào mùa cây thay lá luôn thôi thúc người yêu thiên nhiên tìm đến các cung trekking, leo núi ở Tây Bắc.

Nhắc tới những đỉnh núi cao tại miền Bắc, phần đông du khách sẽ nhớ tới đỉnh Fansipan, hay còn được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương". Tuy nhiên ngoài địa danh này có thể kế đến rất nhiều cung trekking say đắm lòng người. Trước tiên, đó là Ky Quan San hay Bạch Mộc Lương Tử, cách Sa Pa 60 km. Ảnh: Lương Tuấn.

13 thg 12, 2023

Bản làng Tây Bắc hiếm hoi còn cả nghìn nhà sàn truyền thống

Bản người Tày ở xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên lưu giữ hơn 1.000 nhà sàn truyền thống, cùng nhiều nét văn hóa độc đáo đặc trưng Tây Bắc.

Nghĩa Đô từ lâu được biết đến là một vùng đất cổ, cảnh sắc thanh bình. Vùng đất dưới chân núi Khau Phạ, Lào Cai này còn lưu giữ hơn 1.000 ngôi nhà sàn truyền thống cùng nhiều nét độc đáo trong bản sắc văn hóa.

Về Tây Ninh thăm làng nghề làm bột khoai đầy sắc màu

Qua bao thế hệ, nghề làm bột khoai truyền thống ở xã Long Thành Nam, thị xã Hòa Thành, Tây Ninh trở thành nét văn hóa đặc sắc trong đời sống địa phương.

Ngoài những địa danh du lịch nổi tiếng như Núi Bà Đen, Tòa Thánh Tây Ninh hay hồ Dầu Tiếng, khách du lịch đến Tây Ninh đừng bỏ lỡ dịp tham quan làng nghề truyền thống nổi tiếng lâu đời. Trong đó, nghề làm bột khoai đã trở thành một mảnh ghép đầy màu sắc trong sự phát triển của kinh tế địa phương, đồng thời là nguồn thu nhập ổn định cho nhiều thế hệ.

Bánh ép Huế ngon rẻ bất ngờ, nức tiếng ẩm thực cố đô

Bánh ép Huế được coi là thức quà vặt "ngon - bổ - rẻ" của ẩm thực đất Cố đô. Bánh ép Huế bán nhan nhản, nhưng không quán nào giống quán nào.

Bánh ép Huế có thể dùng nhiều loại nhân khác nhau. Ảnh: Đặc sản xứ Huế

Bên cạnh nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò Huế, bún thịt nướng..., bánh ép cũng là một đặc sản không thể bỏ qua. Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng lại mang hương vị rất riêng của bánh ép.

Bánh ép là món ăn vặt tuổi thơ của nhiều người con xứ kinh kỳ. Bánh ép thực chất là một món bánh lọc cải tiến, không cầu kỳ về cách chế biến.

Nguyên liệu chính gồm bột lọc và nhiều loại nhân khác nhau. Trước đây, bánh chỉ có bột lọc, trứng, ăn kèm rau sống. Tuy nhiên hiện nay, món ăn này đã được biến tấu với nhiều nhân ăn kèm như tôm, thịt, xúc xích, pate...

7 thg 12, 2023

Muôn kiểu quà vặt từ lá dứa càng ăn càng ghiền ở miền Tây

Lá dứa là nguyên liệu quan trọng được người miền Tây dùng làm rất nhiều loại bánh ngon miệng, hấp dẫn.

Bánh bông lan lá dứa

Bánh bông lan là món bánh quen thuộc, phổ biến. Khi cho nước lá dứa vào cùng bột bánh, thành quả sẽ vô cùng bắt mắt. Chưa kể lá dứa còn đem đến hương thơm thoang thoảng, vị ngọt nhẹ dễ ăn.

Bánh bông lan lá dứa có màu sắc đẹp mắt. Ảnh: Foody

30 thg 11, 2023

Băng rừng chinh phục đỉnh Sa Mu hoang sơ bậc nhất Tà Xùa

Sa Mu là một trong những đỉnh núi mới cắm chóp ở Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La), với vẻ đẹp hoang sơ của rừng nguyên sinh, đặc biệt vào mùa săn mây.

Sa Mu, còn có tên dân dã U Bò, là đỉnh núi còn hoang sơ vừa được cắm chóp vào tháng 12.2022, thuộc rừng đặc dụng Tà Xùa - một phần kéo dài của dãy Hoàng Liên về phía Nam.

Về An Giang khám phá văn hóa độc đáo ở làng Chăm Châu Phong

Làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) còn lưu giữ khá nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu) là một trong những điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến tỉnh An Giang.

29 thg 11, 2023

Thảo nguyên Bùi Hui mênh mông giữa mây trời ở Quảng Ngãi

Bất cứ ai từng đến Bùi Hui (Quảng Ngãi) đều không thể quên được vẻ đẹp ấn tượng của thảo nguyên giữa núi cao mây ngàn.


Bùi Hui là một thảo nguyên mênh mông nằm trên độ cao gần 700 m so với mặt nước biển, thuộc xã Ba Trang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Bùi Hui có những ngọn đồi cao chìm trong biển mây trắng, đồng cỏ xanh dài tít tắp tận chân trời. Đây là địa điểm lý tưởng để săn mây và tận hưởng bầu không khí trong lành. Không gian phù hợp cho các nhóm bạn hay gia đình dã ngoại cuối tuần.

Mắm rươi, mối tình đầu đông

Mắm rươi, thoạt nghe ai cũng thấy tầm thường như bao thứ mắm khác ở cái xứ sở “ăn mắm từ khi lọt lòng mẹ” này.

Thịt luộc cùng với các loại rau chấm với mắm rươi. Ảnh: Hải An

Mắm rươi có khác gì mắm tép, mắm tôm, mắm cáy, mắm cá, mắm cua, mắm ruốc? Khác chứ, không nói về về sự đắt đỏ và quý hiếm, mắm rươi không phải thứ mắm dùng để chấm mà dùng để kết nối tình người.

31 thg 10, 2023

Lạ miệng đặc sản bánh giò bầu chỉ có ở Lạng Sơn

Bánh giò bầu là món ăn truyền thống của người dân xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Đến làng du lịch cộng đồng Hữu Liên (Hữu Lũng, Lạng Sơn), du khách không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên, núi non hùng vĩ mà còn trải nghiệm các loại hình du lịch mới lạ như cưỡi ngựa trên theo nguyên, tham gia lễ hội, sinh hoạt trên nhà sàn... Bên cạnh đó, ẩm thực địa phương cũng là điều khiến du khách ấn tượng khi ghé thăm nơi đây.

Là món ăn truyền thống của người dân địa phương, bánh giò bầu những năm gần đây đã trở thành sản phẩm du lịch được giới thiệu cho du khách. Xưa kia, Hữu Lũng là xã vùng cao với điều kiện kinh tế khó khăn. Người dân đã sáng tạo ra món bánh giò bầu từ nguyên liệu chay, thay thế giò lụa trong mâm cỗ, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.

Bánh giò bầu đặc sản Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ảnh: Chí Long

24 thg 10, 2023

7 bản làng bình yên níu chân du khách ở Sa Pa

Trong hành trình du lịch Sa Pa, du khách hãy dành thời gian ghé thăm bản làng trong thung lũng Mường Hoa xinh đẹp.

Một số bản làng xa xôi hơn để du khách khám phá ở Sa Pa phải kể đến bản Nậm Cang, Nậm Than, Nậm Nhìu... Ảnh: Thùy Dương

Ngắm cung Trúc Lâm giữa núi rừng Yên Tử ở Quảng Ninh

Nằm trong quần thể Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, Cung Trúc Lâm Yên Tử vừa thâm nghiêm nhưng cũng là một công kiến trúc đẹp đặc biệt.

Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử gồm các hạng mục chính, như: Khu nghỉ dưỡng 5 sao Legacy, Cung Trúc Lâm, Làng Nương, Khu lễ hội...

Trong đó, Cung Trúc Lâm Yên Tử do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đầu tư với tổng số vốn giai đoạn 1 khoảng 200 tỉ đồng, được đưa vào sử dụng từ tháng 12.2018, nhân dịp tổ chức Đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Đến nay, phần nội thất của Cung Trúc Lâm, với tổng vốn đầu tư cũng khá lớn, mới cơ bản được hoàn thiện.

Kiến trúc sư lừng danh thế giới Bill Bensley đã lấy cảm hứng từ kiến trúc của tháp Tổ trên Yên Tử - nơi lưu giữ xá lợi của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đồng thời đưa đưa văn hóa bản địa vào toàn bộ công trình Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, trong đó có Cung Trúc Lâm Yên Tử.

Dưới đây là một số hình ảnh Cung Trúc Lâm Yên Tử:

Tấm bia trước cửa Cung Trúc Lâm Yên Tử được viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ảnh: Nguyễn Hùng