Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 3, 2024

Những “báu vật” ở Cánh cung Bắc Sơn


Giá trị đặc sắc về khảo cổ, lịch sử, văn hóa, địa mạo - địa chất ở Cánh cung Bắc Sơn không chỉ được giới khoa học ví “báu vật” mà còn là “chìa khóa” để tỉnh Lạng Sơn phát triển du lịch xung quanh công viên địa chất toàn cầu trong tương lai.

21 thg 2, 2024

Đặc sắc lễ hội Chùa Tân Thanh

Sáng 18/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống Chùa Tân Thanh, huyện Văn Lãng. Tham dự có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang của tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố cùng đông đảo Nhân dân trên địa bàn.

Các đại biểu và nhân dân tham dự lễ hội

Ngọt thanh bánh chuối ngày rằm tháng 7

Đối với người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng, rằm tháng 7 được coi là cái tết lớn thứ hai trong năm sau Tết Nguyên đán. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau cùng chuẩn bị và thưởng thức những loại bánh, món ăn truyền thống. Một trong số đó không thể thiếu bánh chuối, loại bánh mang hương vị ngọt thanh, đậm chất quê.

Rằm tháng 7 đã đến rất gần, thời điểm này, nhiều gia đình ở Lạng Sơn đang tất bật mua sắm, chuẩn bị các nguyên liệu để làm các loại bánh như: bánh rợm, bánh gai, bánh chuối… Giống như nhiều gia đình người Tày, Nùng khác ở Lạng Sơn, năm nay, gia đình bà Trần Thị Nhị, thôn Hà Quảng, xã Hòa Bình, huyện Văn Quan vẫn duy trì việc làm bánh chuối vào dịp rằm tháng 7. Trong lúc đang nhanh tay lau từng chiếc lá chuối, bà Nhị cho biết: Hằng năm vào dịp này, gia đình tôi thường làm bánh chuối, một loại bánh có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng. Nguyên liệu để làm bánh rất mộc mạc, dễ kiếm như: gạo nếp, chuối tây, đỗ xanh… nhưng để làm được ra những chiếc bánh thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo của người làm. Chính vì sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong quá trình chế biến nên cặp bánh chuối bày cạnh mâm cỗ cúng của mỗi gia đình còn thể hiện cho tấm lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên.

Bà Trần Thị Nhị, thôn Hà Quảng, xã Hòa Bình, huyện Văn Quan thực hiện công đoạn gói bánh chuối

Ngọt ngào hương vị bánh nướng lò củi truyền thống Tràng Định

Khi đất trời chuyển mình sang thu, không khí mát mẻ cũng là lúc Tết Trung thu về. Tháng 8 mùa thu, tìm về mảnh đất Tràng Định giàu truyền thống ẩm thực với nhiều món ăn nổi tiếng như thạch đen, bánh khảo, cốm, khẩu sli, vịt quay… ta thật khó để cưỡng lại thứ hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ những chiếc bánh nướng mới ra lò. Không ai biết được nghề làm bánh trung thu ở đây có từ bao giờ, chỉ biết đây chính là thức quà không thể thiếu trong mâm cỗ trông trăng là sản phẩm truyền thống bao đời nay của người dân huyện Tràng Định.

Đến thăm nhà chị Nông Thị Hồi tại thôn Cà Cáy, xã Chi Lăng, huyện Tràng Định. Vừa bước chân vào cửa chúng tôi đã nghe được tiếng âm thanh lộp cộp của khuôn làm bánh nướng và hương thơm hấp dẫn của những chiếc bánh nóng hổi, vàng ruộm mới ra lò. Bên chiếc lò nướng đang rực lửa, ai nấy đều tất bật, hối hả thoăn thoắt từng động tác, người nhào bột, người trộn nhân, người nướng bánh… tất cả các công đoạn đều được làm thủ công để cho ra lò những chiếc bánh thơm ngon mang hương vị bếp củi truyền thống. Ngôi nhà và cũng chính là cửa hàng kiêm xưởng bánh trung thu của của gia đình chị Hồi những ngày này nhộn nhịp hơn bao giờ hết, dù không có biển quảng cáo nổi bật bắt mắt như những nơi khác nhưng tiếng lành đồn xa, những người xếp hàng mua bánh và mang nguyên liệu đến lò bánh để tự tay làm những chiếc bánh cho gia đình mình bằng lò nướng thủ công vẫn nườm nượp kéo đến.

20 thg 2, 2024

Bánh dày – lễ vật trong cưới hỏi của người Tày Xứ Lạng

Đối với đồng bào các dân tộc ở Lạng Sơn, chiếc bánh dày có ý nghĩa quan trọng trong những dịp lễ hội, đặc biệt là trong dịp cưới hỏi, bánh dày là một lễ vật không thể thiếu của người Tày nơi đây. Bánh dày trong lễ cưới hỏi không chỉ để thờ cúng tổ tiên mà còn thể hiện mong ước của gia đình về một hạnh phúc trọn vẹn, viên mãn.

Bánh dày là loại bánh truyền thống của người dân Xứ Lạng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời. Trong lễ cưới của người Tày từ xưa đã có tục lệ nhà chú rể đưa lễ vật bánh dày cho gia đình cô dâu. Thông thường, lễ vật nhà trai đưa sang nhà gái được thống nhất từ lễ ăn hỏi, ngoài một khoản tiền để nhà gái sắm sửa đồ dùng trong gia đình cho đôi vợ chồng trẻ thì nhà trai sẽ hỏi nhà gái lấy thêm bao nhiêu chiếc bánh dày để nhà trai chuẩn bị trước. Số bánh dày được căn cứ vào số lượng họ hàng thân thích trong gia đình nhà gái, thường là 50 đến 100 chiếc bánh cỡ nhỏ (to bằng miệng cốc uống nước) và một cặp bánh cỡ lớn bằng chiếc đĩa hay còn gọi là pẻng me (bánh mẹ). Đối với người Tày Lạng Sơn, bánh dày trong lễ cưới hỏi tượng trưng cho sự gắn kết hoà hợp trời đất, bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng của bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt nói chung và đồng bào các dân tộc Xứ Lạng nói riêng.

Thơm bùi xôi hạt dẻ

Vào giữa tháng 7 âm lịch, khi những vườn dẻ ở xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn vào mùa thu hoạch cũng là lúc người dân nơi đây dùng hạt dẻ làm xôi để thưởng thức hoặc bán cho các khách hàng đến thăm quan, trải nghiệm vườn dẻ. Nếu ai đã từng một lần được thưởng thức, chắc hẳn sẽ không thể nào quên hương vị đặc trưng của món xôi này.

Hiện nay, trên địa bàn xã Quảng Lạc có hơn 100 ha cây dẻ, sản phẩm hạt dẻ tươi Quảng Lạc hiện đã được công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của thành phố Lạng Sơn.

Ông Phạm Đình Duy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Lạc cho biết: Để từng bước nâng cao giá trị kinh tế từ cây dẻ, từ năm 2021, cấp ủy, chính quyền xã đã tuyên truyền, vận động các hộ trồng dẻ kết hợp sản xuất gắn với phát triển du lịch trải nghiệm để du khách thăm quan có thể vừa hái vừa thưởng thức hạt dẻ. Đặc biệt, để thu hút, tạo điểm nhấn từ sản phẩm hạt dẻ, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã chế biến nhiều món ăn ngon từ hạt dẻ, đặc biệt là xôi hạt dẻ.

Bà Hoàng Thị Kiểm thực hiện công đoạn thái hạt dẻ

Phoóng dăm – món ăn độc đáo ngày đông Xứ Lạng

Phoóng dăm hay còn gọi là coóng dăm là một món ăn có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng xứ Lạng. Từ những nguyên liệu bình dị như gạo nếp, thịt lợn…, người dân đã sáng tạo ra một món ăn độc đáo, mang hương vị rất riêng. Đây cũng là món ăn phổ biến và rất được ưa chuộng trong mùa đông Xứ Lạng.

Cuối tháng 10, vào những ngày thời tiết se se lạnh, dạo quanh những tuyến phố như Lê Lợi, Bà Triệu… thành phố Lạng Sơn không khó để bắt gặp hình ảnh những quán bán phoóng dăm nườm mượp khách hàng.

Bà Ma Thị Thúy thực hiện công đoạn tạo hình phoóng dăm

11 thg 11, 2023

'Thung lũng vàng' của Lạng Sơn

Bắc Sơn được gọi là 'thung lũng vàng' của Lạng Sơn bởi khung cảnh những cánh đồng lúa chín vàng trải dài, được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi hùng vĩ.


Không phải những thửa ruộng bậc thang xếp chồng từng lớp, mùa vàng ở thung lũng Bắc Sơn là những cánh đồng lúa bằng phẳng, trải dài ngút tầm mắt.

Bắc Sơn là huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Lạng Sơn, cách TP Lạng Sơn khoảng 85 km. Thung lũng Bắc Sơn được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp, cánh đồng lúa rộng lớn đan xen những nếp nhà sàn của người dân Tày, Nùng, Dao.

31 thg 10, 2023

Lạ miệng đặc sản bánh giò bầu chỉ có ở Lạng Sơn

Bánh giò bầu là món ăn truyền thống của người dân xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Đến làng du lịch cộng đồng Hữu Liên (Hữu Lũng, Lạng Sơn), du khách không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên, núi non hùng vĩ mà còn trải nghiệm các loại hình du lịch mới lạ như cưỡi ngựa trên theo nguyên, tham gia lễ hội, sinh hoạt trên nhà sàn... Bên cạnh đó, ẩm thực địa phương cũng là điều khiến du khách ấn tượng khi ghé thăm nơi đây.

Là món ăn truyền thống của người dân địa phương, bánh giò bầu những năm gần đây đã trở thành sản phẩm du lịch được giới thiệu cho du khách. Xưa kia, Hữu Lũng là xã vùng cao với điều kiện kinh tế khó khăn. Người dân đã sáng tạo ra món bánh giò bầu từ nguyên liệu chay, thay thế giò lụa trong mâm cỗ, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.

Bánh giò bầu đặc sản Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ảnh: Chí Long

12 thg 9, 2023

Phong cảnh đẹp ở thành nhà Mạc, Lạng Sơn

Từ trên cao nhìn xuống, khung cảnh khiến nhiều người phải trầm trồ. Những bức tường thành cổ kính của thành nhà Mạc ẩn hiện giữa cỏ cây, trên nền là núi đá kỳ vĩ...

Tọa lạc ở phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, thành Nhà Mạc không chỉ là một di tích lịch sử - kiến trúc đặc sắc mà còn là một địa điểm có cảnh quan thiên nhiên rất hấp dẫn của xứ Lạng.

14 thg 7, 2023

Cận cảnh chiếc ấn cổ cực quý của tướng quân thời Lê sơ

Có thể nói, ấn đồng “Đề Thống Tướng quân chi ấn” là hiện vật mang giá trị lịch sử đặc biệt, góp phần giúp hậu thể tìm hiểu sâu hơn về nền hành chính và tổ chức quân đội thời Lê sơ.

Được phát hiện tại xã Thiệt Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, ấn đồng “ Đề Thống Tướng quân chi ấn” là một hiện vật lịch quý giá gắn với triều Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Chiếc ấn đang được bảo quản và trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 

2 thg 5, 2023

Tuyệt tình cốc Hữu Lũng

Hồ nước xanh màu ngọc bích ở Hữu Lũng nằm khuất sau những dãy núi, không gian vắng vẻ, chưa có khách du lịch.

Bên cạnh thảo nguyên Hữu Liên Đồng Lâm đã nổi tiếng, ở xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng còn có một hồ nước tự nhiên. Mực nước thấp, có thể nhìn rõ màu xanh ngọc bích, được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi. Vì vậy nơi này được gọi là "Tuyệt tình cốc của Hữu Lũng", cách Hà Nội khoảng 120 km.

Hồ nước xanh ngọc bích như tuyệt tình cốc ở xóm Ao Cả, xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.

27 thg 4, 2023

Chùa Bắc Nga: Ngôi cổ tự nơi 'dòng sông chảy ngược'

Chùa Bắc Nga là một ngôi chùa cổ có niên đại lên đến hàng trăm năm tuổi, nằm tại thôn Bắc Nga (xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Ngôi chùa nằm ven bờ sông Kỳ Cùng, nơi đây có rất nhiều giai thoại, truyền kỳ về những tiên nữ giáng trần, chuyên ban phúc và bảo vệ dân làng.


Nơi tiên nữ dạo chơi

Chùa Bắc Nga có tên chữ “Tiên nga phật tự” hay còn gọi là Chùa Tiên Nga (Tiên Nga Tự), thuộc địa phận thôn Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Chùa được xây dựng trên một sườn đồi, mặt hướng ra quốc lộ 4B và dòng sông Kỳ Cùng trong xanh uốn lượn tạo nên thế “rồng chầu hổ phục”. Tuy kiến trúc, bài trí khá đơn giản, nhưng chùa Bắc Nga từ lâu đã nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan và nguyện cầu.

5 thg 4, 2023

Lễ cấp sắc 7 đèn của người Dao Lù Gang ở Lạng Sơn

Đối với những người đàn ông dân tộc Dao Lù Gang, tỉnh Lạng Sơn nếu chưa trải qua Lễ cấp sắc thì dù có trưởng thành về mặt sinh học, lấy vợ, sinh con, già và chết đi thì người đàn ông Dao vẫn chưa được coi là người trưởng thành và sẽ không được tham dự vào các công việc hệ trọng của cộng đồng. Chính vì vậy, Lễ cấp sắc là một nghi lễ quan trọng và được lưu truyền qua các đời của đồng bào dân tộc Dao nói chung và cộng đồng dân tộc Dao Lù Gang ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

Hàng năm, Lễ cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng theo lịch âm. Người Dao Lù Gang có thể cấp sắc theo một đợt tối đa 13 người, nếu ít hơn thì phải theo số lẻ (3,5,7…). Theo hướng dẫn của cán bộ văn hoá xã, chúng tôi có mặt ở Thôn An Bình, xã Tân Thành, Huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn để tận mắt chiêm ngưỡng các công đoạn của Lễ cấp sắc 7 đèn của người Dao Lù Gang.

Công tác chuẩn bị các tài liệu, lễ vật và trang phục chuẩn bị cho các nghi lễ.

4 thg 3, 2023

5 đặc sản nức tiếng ở Lạng Sơn

Vùng núi cao xứ Lạng nổi tiếng với những món ăn độc đáo khiến bất kì dù khách nào khi đến đây cũng muốn thử.

Khâu nhục

Lạng Sơn phần lớn là dân tộc Tày, Nùng sinh sống nên món ăn truyền thống này của họ trở nên rất phổ biến. Khâu nhục có nghĩa là món thịt được nấu nhừ. Thịt để làm khâu nhục là thịt lợn đen, được ướp kĩ càng, chế biến cầu kì. Thịt đem chiên giòn và cắt thành miếng rồi ướp gia vị. Sau đó, xếp thịt vào bát sao cho phần da ở phía dưới đáy rồi đem kho trong 4 - 6 tiếng đến khi mềm rục. Khâu nhục có màu đỏ nâu óng ánh, thơm mùi tiêu, hồi... khi ăn thì có vị béo ngậy, đậm đà, mềm tan trong miệng, có thể ăn cùng cơm hoặc xôi cẩm.

Khâu nhục có cách chế biến cầu kì. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn.

16 thg 1, 2023

Đền Cửa Tây

Đền Cửa Tây nằm ở phía tây Thành cổ Lạng Sơn, nay là đường Trần Hưng Đạo (quốc lộ 1A cũ Lạng Sơn – Hà Nội), phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.


Đền có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, thờ Trần Hưng Đạo và các vị Thánh Mẫu. Kiến trúc của đền gồm 2 tòa nhà: Tòa thứ nhất là điện thờ Mẫu, toà thứ 2 kiến trúc theo kiểu chữ Đinh thờ Đức Thánh Trần và các gia tướng: Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu cùng các Hoàng Tử và Công chúa. Đây là một trong những đền thờ vọng Đức Thánh Trần ở Lạng Sơn.

Đền Cửa Nam

Đền Cửa Nam nằm ở phía nam Thành cổ Lạng Sơn, nay thuộc phố Cửa Nam, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, cách cổng thành phía nam khoảng 100 m.

Đền Cửa Nam được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, có kiến trúc kiểu chữ Đinh chuôi vồ, cửa chính của Đền quay về hướng bắc. Đền thờ Mẫu (hệ tứ phủ) và thờ vọng Đức Thánh Trần (Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn).


Đền Cửa Nam là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân địa phương cũng như du khách thập phương.

Đền Cửa Bắc

Đền Cửa Bắc nằm ở phía bắc Thành cổ Lạng Sơn, nay nằm ở ngã tư đường Trần Hưng Đạo và Trần Nhật Duật thuộc phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.

Đền Cửa Bắc được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII. Đền thờ Đức Thánh Trần (Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) và thờ Mẫu (Mẫu Liễu), Phật (Thiên Thủ Thiên Nhãn).

Kiến trúc của Đền hình chữ Nhị, gian Đại Bái (Chính Điện) ở bên ngoài, gian Hậu Cung ở phía trong. Theo tư liệu “Xã chí Lạng Sơn”: Trước đây, Đền có nhiều hiện vật quý gồm: 1 tấm bia đá ghi công đức thời Khải Định (1924), 06 tượng thánh bằng gỗ sơn son thếp vàng, 2 nhang án, lỗ bộ, 1 bát nhang cổ bằng sứ, 1 bát nhang đỏ. Hiện nay, tại Đền vẫn còn lưu giữ tấm bia ghi công đức (năm 1924) và có thêm các tượng, đồ thờ tự, ngai (thờ bóng), điện thờ…


Đền Cửa Bắc là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân địa phương và du khách thập phương.

Đền Mẫu Đồng Đăng

Đền Mẫu Đồng Đăng nằm ở khu Lò Rèn, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, cách thành phố Lạng Sơn 15 km.


Đền Mẫu Đồng Đăng trước đây nằm trong một mái đá sát chân núi (cách vị trí đền ngày nay khoảng hơn 300m về phía đông bắc), hiện tại ở vị trí này còn có một bia ma nhai, kích thước: 53cm x 80cm, cạnh đó có một nghiêm mực đá được chạm khắc vào tháng sáu năm Kỷ Tỵ, triều Gia Long thứ 8 (1809). Sau này, thấy nơi đây chật hẹp không mấy thuận tiện cho việc thờ cúng, nhân dân địa phương đã di chuyển nơi thờ tự đến vị trí hiện nay. Đây là nơi thờ tự tín ngưỡng thánh Mẫu và Phật theo kiểu “Tiền Thánh – Hậu Phật”.

Chùa Bắc Nga

Chùa Bắc Nga thuộc thôn Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, nằm trên trục đường 4B (Lạng Sơn – Lộc Bình) và bên dòng sông Kỳ Cùng (đoạn xã Gia Cát), cách thành phố Lạng Sơn 12 km về hướng đông nam.


Qua tích chuyện lưu truyền trong dân gian, rằng nơi đây cảnh đẹp, thường có bầy tiên nữ bay về hái hoa, bắt bướm và tắm ở khúc sông Kỳ Cùng này. Sau đó, nhân dân trong vùng đã góp công, góp của xây dựng Miếu thờ Tiên tại đây với mong muốn các tiên nữ phù hộ cho dân làng một cuộc sống bình an hạnh phúc và lấy ngày 15 tháng Giêng hàng năm để làm Lễ hội Chùa, mời Tiên, mời Phật về phù hộ cho dân làng được bình an, hạnh phúc. Sau này cũng có nhiều tiền nhân, công thần văn sĩ ngưỡng mộ cảnh đẹp đã phát tâm, bỏ tiền trùng tu, tôn tạo miếu thờ Tiên, sau thành chùa thờ Tiên, rồi thờ Phật, gọi là Chùa Bắc Nga (Tiên Nga Tự).