Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Sóc Trăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Sóc Trăng. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 4, 2023

Đậm đà hương vị bánh phồng mì

Tôi nhớ hồi sống dưới quê, khi con gà trống cất tiếng gáy ò ó o thì cả xóm xôn xao tiếng người cười nói, tiếng chày giã bột nện thình thịch vang vọng trong sương mai. Trên bộ vạt tre, những người phụ nữ xóm tôi đang ngồi cặm cụi quết bánh phồng. Còn trên nền đất ngoài sân, nam giới được phân công người giã bột, người đi ra cuối xóm chặt những tàu lá dừa, chẻ ra làm hai, dọc theo sóng lá rồi đan chúng thành những tấm liếp, bề ngang chừng năm, sáu tấc, cẩn thận lau chùi sạch sẽ rồi dựng liếp nơi bóng mát bên hông nhà, chờ đến công đoạn phơi bánh phồng.

Những tưởng ký ức xưa đã đi vào quá khứ, không ngờ vào một ngày tháng tư đầy nắng, trong chuyến trải nghiệm du lịch cộng đồng, tại ấp Phương An 3, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng), tôi thấy được những hình ảnh mọi người quây quần bên nhau làm bánh khoai mì, món ăn đậm đà mùi vị quê hương.

Đoàn du khách tham quan, trải nghiệm thực tế làm bánh phồng mì tại ấp Phương An 3 , xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng).

Viếng Đình thần Nguyễn Trung Trực

Đình thần Nguyễn Trung Trực tại thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) được khởi dựng cuối thế kỷ XIX và trải qua nhiều lần trùng tu, đến năm 2004, được UBND tỉnh Sóc Trăng xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Ngôi đình không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân mà còn là "chứng nhân" của nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử Đảng bộ địa phương.

Theo các tài liệu còn lưu lại, Đình thần Nguyễn Trung Trực được khởi dựng cuối thế kỷ XIX, trên một khuôn viên đất rộng bên bờ kênh Long Phú, hiện tọa lạc tại ấp 1, thị trấn Long Phú. Đình thần Nguyễn Trung Trực với lối kiến trúc rất đặc trưng của các ngôi đình làng Nam Bộ (cổng đình, sân đình, gian trước, gian giữa, chính điện…). Khi bước vào sân đình, khách sẽ đi qua cổng tam quan có biển khắc tên “Đình thần Nguyễn Trung Trực”. Các trụ cổng hai bên có các câu đối: “Thuở thiếu thời vì dân diệt bạo - Thác thành thần oai trấn an dân” và “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa - Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”.

4 thg 7, 2021

“Thân em như trái bần trôi...”

Có lần vô siêu thị thấy có bán “bột bần”, bà xã tôi bèn mua về thử nấu món lẩu chua. Cả nhà ai cũng khen ngon vì lạ miệng mà mùi vị cũng hấp dẫn. Riêng tôi chợt bùi ngùi nhớ đến quê nhà với những mùa bần ổi ra trái lủng lẳng “đặc” trên những nhánh mướt xanh ven sông rạch miền Tây. Đang chạy vỏ lãi ra chợ về, ba tôi tấp vô một bờ kênh hái mớ trái bần tròn tròn, dẹp dẹp vừa chín tới còn xanh mướt vỏ toát mùi thơm chua thanh dễ chịu đến không cầm lòng được...

Ai ăn mắm sặc, bần chua?

Tự lâu đời, mắm là món ăn quen thuộc của cư dân miệt sông nước Cửu Long. Có nhiều loại mắm và cũng có nhiều cách chế biến món ăn. Nhưng có lẽ để được ăn nhanh nhất và dân dã nhất thì món ăn sống là tiện hơn cả. Trong các loại mắm sống, nhất là mắm cá nước ngọt, mắm sặc được coi là “món độc” với dân nhậu. Gọi là “món độc” bởi vì mắm sặc đơn giản chỉ cần lấy trong khạp hay hũ ra là có thể ăn ngay được. Hơn nữa, con mắm sặc không quá to như mắm rô, mắm lóc nên rất vừa miếng ăn.

16 thg 5, 2021

Đậm đà hương vị bánh ống quê nhà

Vài năm trở lại đây, góp mặt với các thức “ăn vặt”… tân thời tại trung tâm TP. Sóc Trăng, có một loại bánh dân gian mang đậm bản sắc văn hóa địa phương đã “tái xuất”. Dọc trên đường Trần Hưng Đạo, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hùng Vương, Nguyễn Trung Trực… và ngay cả phố Hai Bà Trưng, cứ chiều chiều là có thể thấy những quầy hàng bánh ống trên xe hay bày bên vỉa hè.

Gọi là bánh ống vì nó có hình… ống, từ khuôn bằng tre già. Nhớ lại những ngày tôi còn bé, chị em tôi hay để dành tiền mẹ cho ăn sáng để cứ mỗi xế trưa vừa ngủ dậy là chạy ù qua cầu sang xóm chùa mua vài chiếc bánh ống thơm phức nóng hôi hổi.

Ăn bánh ống phải ăn nóng mới thưởng thức hết hương vị của nó.

Nhớ bún gỏi dà Mỹ Xuyên

Đến Mỹ Xuyên, đi xe ôm mà hỏi đặc sản ở đây là gì, các anh, các chú sẽ nhiệt tình kể cho các bạn nghe danh sách các món đặc sản nào là bánh cóng, bún nước lèo, bún xào... Và món không thể thiếu trong số ấy là món bún gỏi dà.

Bún gỏi dà là một trong những đặc sản của Sóc Trăng. Ảnh: ĐỨC VIÊN

Ở đây, nếu hỏi ăn bún gỏi dà ở đâu, các anh, các chú xe ôm sẽ hướng dẫn rất rõ ràng, hoặc chở thẳng ra chỗ có quán bún gỏi dà ngon để thưởng thức. Cũng theo lời giới thiệu mộc mạc: “Để tôi chở đi ăn chỗ này, bún ngon bá cháy” nên tôi cũng tò mò. Thử một lần để rồi bị mê.

Hơn hai thập kỷ bán món đậu hũ chiên giá "tiền triệu"

Trong buổi sáng đẹp trời, đến thị trấn An Lạc Thôn (Kế Sách) công tác, chúng tôi được nhiều người “mách nước” nên dùng thử món đậu hũ chiên tại quán Bảy Em ngay tại trung tâm thị trấn. Đây được xem là quán ăn nổi tiếng mấy chục năm qua, bởi món ăn có giá rẻ, đồ ăn ngon, đặc biệt là cô chủ quán vô cùng xởi lởi và miệng luôn tươi cười chào đón khách. Nơi đây xem như “điểm hẹn” ăn uống của nhiều bạn trẻ và khách du lịch…

Cô Bảy Em chiên đậu hũ phục vụ khách đến quán ăn. Ảnh: THÚY LIỄU

16 thg 8, 2020

Địa danh chùa Luông Bassăc

Chùa Luông Bassăc (còn gọi là chùa Bãi Xàu) tọa lạc tại ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên). Chùa xây trong một khuôn viên rộng rãi và rợp bóng mát cây cổ thụ. Ban đầu chùa có tên là “Wat Luông Bassac” (Bassac là tên gọi vùng Hậu Giang; còn “Wat Luông Bassac” là chùa Vua Bassac).

Chùa Luông Bassăc

Ngoài ra, theo lời kể của Lục cả thì nguồn gốc của chùa còn có liên quan đến truyền thuyết mà người dân quanh vùng vẫn còn lưu truyền: rằng xưa kia có ông Vua Bassac cùng vợ là công chúa nước Lào, do phạm tội nên cùng đoàn tùy tùng chạy trốn về vùng sông Hậu. Nhưng đến cửa Vàm Tấn (Đại Ngãi ngày nay) bị bão lớn nên vợ chồng ông vua và đoàn tùy tùng lạc nhau. Riêng vợ chồng ông vua lạc vào vùng đất Bãi Xàu, lúc đó có tên là Srock Bai-Xau, một nơi vẫn còn là khu rừng rậm, hoang vu, rất ít người cư trú. Vợ chồng ông vua định cư tại đây và ra sức đốn cây, vỡ đất biến nơi đây thành vùng đất trù phú cho đến hôm nay.

“Ôi Lôi” - một địa danh làm "đau đầu" bao thế hệ

Cũng như nhiều địa phương khác của tỉnh Sóc Trăng, vùng đất Giang Cơ - Trường Khánh vốn là nơi sinh sống cộng cư lâu đời của 3 dân tộc anh em: Kinh - Khmer - Hoa. Trong tiến trình lịch sử phát triển, sự giao thoa văn hóa của 3 dân tộc anh em thể hiện rõ nét trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần. Điều đó được thể hiện qua các sinh hoạt thường ngày: trong tết cổ truyền, trong các lễ hội, trong lao động sản xuất, trong ẩm thực, trong phương ngữ... trong đó, địa danh thể hiện sự giao thoa khá rõ nét.

Xã Trường Khánh ngày nay. Ảnh: mapio.net

Đôi điều về địa danh Khánh Hưng

Trong kho tàng địa danh của tỉnh Sóc Trăng, tên gọi Khánh Hưng tuy chính quyền sở tại xưa kia ít sử dụng trong các văn bản hành chính nhưng nó đã sớm quen thuộc và gần gũi với người dân địa phương.

Lật lại từng trang sử trên vùng đất này cho thấy, khi mà toàn bộ “lãnh thổ” Sóc Trăng còn chìm dưới mặt thủy triều, có chăng là những giồng cát lẻ loi nhấp nhô trên mặt nước - Đó là giồng Srock Khleang (trung tâm tỉnh lỵ) cùng với các giồng cát bao bọc xung quanh: giồng M’hatup (Mã Tộc – Bãi Xàu), giồng T’roi tum (Trà Tim), giồng Kompong Trop (Bưng Tróp – Chông Nô), giồng Sầng ke (Trường Khánh), giồng Phnoroka – Khsăk (Vũng Thơm – Kế Sách)… Vô hình trung thiên nhiên ban tặng cho giồng Srock Khleang thành trung tâm cư trú của những dòng người từ phương xa đến khai cơ lập nghiệp. 

Khánh Hưng (Sóc Trăng) năm 1961. Ảnh: Howard Sochurek. Sưu tập của Mạnh Hải trên Flickr

Thăm chùa Ông Bổn Sóc Trăng

Nếu có dịp ghé thăm chùa Ông Bổn du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị với nét độc đáo về kiến trúc ngôi chùa; đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa tại TP. Sóc Trăng.

Chùa Ông Bổn là tên gọi quen thuộc của Hòa An Hội Quán lâu nay. Theo tài liệu còn lưu lại thì đây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1875 để thờ cúng Ông Bổn (A Côn - Trịnh Ân là một viên tướng vào đời Tống), tọa lạc tại số 9, đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, TP. Sóc Trăng. Vào ngày 12-5-2004, chùa được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh. 

Chùa Ông Bổn. Ảnh: KGT 

17 thg 6, 2020

Miếu Kim Hoàn - Tín ngưỡng thờ tổ nghề của người Hoa ở Sóc Trăng

Miếu Kim Hoàn (Tinh Bảo miếu) tọa lạc số 61 đường Lê Lợi, Phường 8 (TP. Sóc Trăng). Lễ giỗ tổ tại miếu Kim Hoàn Sóc Trăng diễn ra từ 14 giờ - 15 giờ ngày 11-2 (âm lịch), vật phẩm cúng tế được đặt trang trọng trước sân lễ, được gọi là lễ chấp minh hay tiên thường để ra mắt ban tế lễ và thỉnh tổ về dự lễ. Đến trưa ngày 12-2 là ngày giỗ chính (chánh tế); lễ tế tiên hiền, hậu hiền cũng tiến hành trong cùng ngày. Có đông đảo nghệ nhân, thợ kim hoàn, chủ tiệm vàng khắp nơi trong tỉnh tề tựu về dự.

Khoảng cuối thế kỷ 19, Sóc Trăng xuất hiện rất nhiều thợ gia công vàng người Hoa, họ đến lập nghiệp và sống rải rác tại Vĩnh Châu, Phú Lộc, Mỹ Xuyên… nhưng tập trung đông tại TP. Sóc Trăng. Phạm vi sinh hoạt, quan hệ đối tác làm ăn, truyền thụ nghề của họ chỉ gói gọn trong cộng đồng người Hoa. Ngày tháng dần trôi, những người thợ kim hoàn đã kết thành một tổ chức hội, họ cùng nhau lập bàn thờ tổ sư chung và làm giỗ tổ ngay trên khu đất gia đình của một người trong hội.

Thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong

Nếu có dịp ghé thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều bất ngờ với nét độc đáo về lịch sử và kiến trúc của ngôi chùa. Ngôi chùa còn như một bảo tàng Khmer thu nhỏ, giúp du khách cảm nhận, khám phá những nét đặc sắc, thú vị.

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay còn được mọi người quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại Khóm 2, Phường 5 (TP. Sóc Trăng). Chùa Som Rong đã có từ lâu, đầu tiên được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ, xung quanh có rất nhiều cây Som Rong tự sinh sôi, phát triển nên nhà chùa lấy tên của loài cây Som Rong, có hoa gọi là Bôtum để đặt tên cho chùa. Sau đó, ngôi chùa đã được trùng tu lại nhiều lần với tổng thể kiến trúc gồm có chánh điện, sala, tịnh xá, thư viện, các tháp để tro cốt của người mất…

Đầu tiên, cổng chùa được dựng theo lối tam quan. Phía trên cổng có 5 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), cổng được đắp nổi bởi các mảng phù điêu với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng, kết hợp ít màu hồng nhạt. Riêng con đường từ cổng đi vào chùa được phủ đầy bóng mát của cây sao cổ thụ, những khối kiến trúc kỳ vĩ, với nhiều màu sắc sặc sỡ mang đậm văn hóa truyền thống Khmer hiện ra. 

Chùa Som Rong với nét kiến trúc độc đáo. Ảnh: KGT 

14 thg 6, 2020

Cá cháy Đại Ngãi… lên Sài Gòn

Hồi xưa, Vàm Tấn - vàm Đại Ngãi hay thương cảng Đại Ngãi (thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú ngày nay) là 1 trong 2 cửa ngõ xuất khẩu lưu thông hàng hóa quan trọng nhất của tỉnh Sóc Trăng lúc bấy giờ. Tại đây, còn có con cá cháy ngon đến mức được mệnh danh là “Kỳ trân, thủy vật” ngon bậc nhất của sông Hậu.

Cá cháy với cụ Vương


Đặc biệt cá cháy lên khỏi mặt nước là chết liền, nên bà con phải biết chế biến kịp thời cho cá tươi ngon. Cá cháy nhiều thịt nhưng cũng lắm xương. Toàn xương chữ “y” giắt trong thịt như cá he. Cá cháy rất nhiều nhớt. Muốn làm sạch nhớt mình phải biết cắt 2 mang, và lấy chính cái miếng mang này vuốt xuôi từ đầu xuống đuôi thì cá mới sạch nhớt. 


4 thg 6, 2020

Nghề làm muối Vĩnh Châu

Không rõ nghề làm muối ở Vĩnh Châu có tự năm nào, chỉ biết xứ Bạc Liêu xưa (vùng tiếp giáp với TX. Vĩnh Châu ngày nay) có đồng muối rộng hơn 1.400ha.


Từ trước những năm 1940 đã có các lô muối xếp song song như nan quạt kể từ giồng nhãn ra đến nơi tiếp giáp dãy rừng ngập mặn cặp với mé biển. Nhiều tài liệu viết về công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (người dân Bạc Liêu gọi là cậu Ba, Hắc công tử), cha là ông Hội đồng Trần Trinh Trạch, sở hữu cả vùng đồng muối tất cả gồm 74 sở điền, với 110.000ha. Bạc Liêu lúc bấy giờ gồm 4 quận (Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai). Tỉnh có 13 lô ruộng muối thì có 11 lô là của Hội đồng Trạch, 1 lô còn lại là của cha sở và chỉ có 1 lô là của dân thường.

Đến Sóc Trăng nhớ ăn bánh bầu

Trong vô số những loại bánh dân gian tại Sóc Trăng, có một loại bánh nghe tên vô cùng dân dã nhưng rất ít được biết đến và có nguy cơ mai một. Tuy nhiên, thời gian gần đây, loại bánh này cũng đã được “hồi sinh” và đang được phổ biến tại TP. Sóc Trăng. Tại Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ 7 năm 2018 tổ chức tại TP. Cần Thơ, món bánh này đạt huy chương vàng; tại Liên hoan ẩm thực đường phố “Hương vị Sóc Trăng” năm 2019, tiệm bánh kem Ngọc Lan cũng đạt giải nhất gian hàng đẹp với các loại bánh dân gian, trong đó chủ lực vẫn là loại bánh này. Đó là bánh bầu, loại bánh có nguyên liệu chính từ trái bầu.

Trái bầu ngoài việc chế biến thành nhiều món độc đáo khác nhau trong bữa cơm hàng ngày thì từ xưa ở các vùng quê xa xôi TX. Vĩnh Châu, huyện Châu Thành của Sóc Trăng, trái bầu còn được dùng làm bánh, vừa thay đổi khẩu vị vừa giúp cho các món ăn làm từ bầu thêm phong phú hơn. Bánh bầu có 2 loại, ngọt và mặn, được chế biến từ các nguyên liệu chủ yếu gồm trái bầu non, bột gạo, tôm (tép), nước cốt dừa, hành lá, bột cà-ri…

Nghề làm xá pấu Sóc Trăng

Nghề làm xá pấu (củ cải muối) phát triển nhiều nhất ở TX. Vĩnh Châu, nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống. Vĩnh Châu là địa phương có diện tích trồng củ cải cao nhất tỉnh, với gần 400ha. Năng suất bình quân khoảng 23 tấn/ha, sản lượng hàng năm đạt trên 80.000 tấn.


Cây nhang Kho Dầu

Ngày trước, vào những lúc nắng đẹp, khi vào khu vực Kho Dầu sẽ chứng kiến một cảnh tượng tuyệt vời bắt mắt trước một màu vàng và đỏ của nhang trải dài khắp khu vực, đó là thời hưng thịnh của nghề làm nhang. Tuy vậy, thời kỳ hưng thịnh này đã qua.

Nghề làm nhang ở TP. Sóc Trăng đã có từ hơn trăm năm trước, đây là nghề chính của nhiều gia đình người Hoa, tập trung phần lớn ở khu vực Kho Dầu, nay là đường Lý Thường Kiệt, Phường 4, TP. Sóc Trăng. Nơi đây quy tụ hàng chục hộ (chủ yếu là các hộ người Hoa). Dụng cụ làm nhang rất đơn giản, các công đoạn làm nhang cũng hoàn toàn được làm bằng tay và cần đến sự khéo léo, tỉ mỉ của bàn tay chứ không cần nhiều sức mạnh nên những người làm nghề này đa số là phụ nữ và trẻ em. 

Sản xuất nhang tại cơ sở nhang Quế Mai (Phường 4, TP. Sóc Trăng). Ảnh: KGT 

6 thg 3, 2020

Chua thanh, dẻo ngọt với mứt me Mỹ Tú

Những ngày này, có dịp đến ấp Phước Bình, xã Mỹ Thuận (Mỹ Tú), ngay từ đầu xóm đã nghe thoảng mùi thơm của mứt me, bánh kẹp quyện hương trong gió. Gần 2 năm nay, cơ sở sản xuất Mai Anh của chị Lê Th Trang đã trở thành địa chỉ uy tín về sản xuất và cung cấp bánh, mứt, đặc biệt là mứt me của các hộ kinh doanh, bà con tiểu thương gần xa.

Tất bật với việc gói mứt, đóng hộp thành phẩm để kịp cung cấp hàng trong dịp tết, chị Trang vui vẻ cho biết: “Trước đây, tôi chỉ làm mứt me để ăn và tặng cho bà con họ hàng, mọi người khen ngon rồi khuyến khích làm bán. Thấy ở đây bà con trồng me nhiều, nhưng chủ yếu là bán trái chín, đôi khi không ai mua, để khô rụng đi rất tiếc. Thế là tôi quyết định thu mua để làm mứt me cung cấp cho thị trường. Bình quân mỗi tháng, thu mua từ 500 - 600kg me tươi của bà con địa phương, nhiều lúc hết trái, tôi phải liên hệ mua tận Long Xuyên, Châu Đốc để có me làm mứt”. 

Chị Lê Thuỳ Trang giới thiệu về sản phẩm mứt me của mình. 

4 thg 3, 2020

Chùa SêRây KroSăng

Chùa SêRây KroSăng (Cà Săng) tọa lạc tại TX. Vĩnh Châu được xây dựng khá khang trang. Được biết, chùa đã trải qua 8 đời đại đức, trong đó có nhà sư thượng tọa Lý Phi – một vị sư có ảnh hưởng rất lớn tới bà con Khmer trong vùng, có quá trình tham gia cách mạng và ông có thể đọc các pho sách chữ Phạn một cách thông thạo.

Chánh điện của chùa được xây dựng trên nền đất cao ráo, bên trong là pho tượng Phật ngồi uy nghi trên đài sen, trên vách tường là những bức bích họa lộng lẫy vẽ cuộc đời đức Phật. Không gian xung quanh thật thanh tịnh. 

Chùa SêRây KroSăng (Cà Săng) tọa lạc tại TX. Vĩnh Châu. Ảnh: Pon Lư