Nhà thờ Song Vĩnh thuộc giáo phận Bà Rịa, phường Tân Phước, TP Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điểm đến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điểm đến. Hiển thị tất cả bài đăng
3 thg 7, 2025
Ngắm kiến trúc độc đáo của nhà thờ lớn nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Được xây dựng trên diện tích hàng nghìn mét vuông, nhà thờ Song Vĩnh là một công trình tôn giáo có kiến trúc Gothic phương Tây cổ kính và sang trọng.
Nhà thờ Song Vĩnh thuộc giáo phận Bà Rịa, phường Tân Phước, TP Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nhà thờ Song Vĩnh thuộc giáo phận Bà Rịa, phường Tân Phước, TP Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2 thg 7, 2025
Làng chài hoang sơ quanh Mũi Vi Rồng
Làng chài Tân Phụng, Phù Mỹ, giữ nét hoang sơ, yên bình, thích hợp cho du khách tìm kiếm không gian biển tĩnh lặng, tránh đông đúc.
Nét cổ kính của nhà thờ đá gần 120 tuổi ở Đà Nẵng
Được xây dựng bằng đá, trải qua thời gian gần 120 năm, nhà thờ cổ Tùng Sơn vẫn giữ nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo.
1 thg 7, 2025
Quán cà phê trang trí gần 1.000 con gấu hút khách tại TP HCM
Quán cà phê nằm ở quận Gò Vấp trang trí nhiều gấu bông, thu hút hàng trăm khách check in mỗi ngày.
Hai tuần nay, quán cà phê trên đường Phan Văn Trị thu hút hàng trăm lượt khách tham quan, chụp hình với gấu bông. Quán mở cửa từ tháng 11/2024, ban đầu được thiết kế theo phong cách hoài cổ, nhưng đầu tháng 6/2025, chủ quyết định chuyển sang mô hình cà phê gấu để thu hút giới trẻ trong dịp hè.
Từ khi đưa gấu vào trang trí, quán là một trong những điểm check in "hot" của giới trẻ Sài Gòn.
Từ khi đưa gấu vào trang trí, quán là một trong những điểm check in "hot" của giới trẻ Sài Gòn.
Chiêm ngưỡng thánh đường Hồi giáo Masjid Nourul Ehsaan tuyệt đẹp ở Xuân Lộc
Thánh đường Hồi giáo Masjid Nourul Ehsaan, tọa lạc tại ấp 4, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, là một công trình tôn giáo nổi bật, không chỉ là điểm hành lễ tôn nghiêm mà còn là không gian giữ gìn bản sắc, văn hóa và tinh thần đoàn kết bền chặt của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi tại địa phương.
30 thg 6, 2025
Ngôi chùa cổ ở Thanh Hóa có tượng Phật khắc đá nổi cao 6 mét
Chùa Vồm ở phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) là ngôi chùa cổ, hậu cung dựa hẳn vào vách núi đá và được chạm khắc trực tiếp pho tượng Phật cao 6 m “độc nhất vô nhị”.
Theo sử sách, chùa Vồm có từ thời Lê, tọa lạc dưới chân núi Vồm (tức núi của làng Vồm mà sử sách cũ chép là núi Bàn A).
Theo sử sách, chùa Vồm có từ thời Lê, tọa lạc dưới chân núi Vồm (tức núi của làng Vồm mà sử sách cũ chép là núi Bàn A).
Chiêm ngưỡng kiến trúc châu Âu gần 100 tuổi của nhà thờ Con Gà giữa phố Đà Lạt
Nhà thờ Con Gà với diện tích khoảng 5.000 m², tồn tại gần 100 năm, mang kiến trúc cổ kính Pháp nằm giữa trung tâm TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).
Tên gọi nhà thờ Con Gà bắt nguồn từ bức tượng gà trống bằng đồng cao 66 cm đặt trên đỉnh tháp chuông. Gần 100 năm tồn tại, nhà thờ không chỉ là công trình tôn giáo mà còn trở thành điểm đến thu hút du khách mỗi khi đặt chân đến Đà Lạt.
Nhà thờ Chính tòa Thánh Nicôla Bari nằm trên đường Trần Phú, trung tâm TP Đà Lạt còn được gọi là Nhà thờ Con Gà với tổng diện tích khoảng 5.000 m².
Tên gọi nhà thờ Con Gà bắt nguồn từ bức tượng gà trống bằng đồng cao 66 cm đặt trên đỉnh tháp chuông. Gần 100 năm tồn tại, nhà thờ không chỉ là công trình tôn giáo mà còn trở thành điểm đến thu hút du khách mỗi khi đặt chân đến Đà Lạt.
Giáo dân ‘gùi đá’ dựng nhà thờ giữa đại ngàn Tây Nguyên
Hàng nghìn giáo dân ở huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) đã góp sức gùi từng viên đá từ sông Krông Nô, suối Đạ Tông, suối Rô Men đưa về đục đẽo, chẻ ra để dựng nên nhà thờ đá Đạ Tông, một công trình tôn giáo độc đáo giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Nhà thờ đá Đạ Tông nằm giữa xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, là nơi hành lễ chính cho hơn 10.000 giáo dân thuộc các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Đạ Long, khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số như M’nông, K’Ho, Cill theo đạo Công giáo.
Mỗi sáng cuối tuần, từng dòng người lặng lẽ đi bộ từ sớm tinh mơ, mặc trang phục truyền thống, len lỏi theo lối mòn rừng núi để về làm lễ.
Mỗi sáng cuối tuần, từng dòng người lặng lẽ đi bộ từ sớm tinh mơ, mặc trang phục truyền thống, len lỏi theo lối mòn rừng núi để về làm lễ.
29 thg 6, 2025
Ngôi chùa sở hữu những di sản cổ nhất, lớn nhất, độc đáo nhất Việt Nam và thế giới
Chùa Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang) không chỉ có kiến trúc độc đáo và khác biệt, có vườn tháp lớn nhất Việt Nam. Điểm nổi bật nhất là ngôi cổ tự đã được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt này còn lưu giữ bộ Mộc bản kinh Phật cổ nhất thế giới.
Nằm uy nghi trên dãy Bổ Đà sơn thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Chùa Bổ Đà không chỉ là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam mà còn là một quần thể di tích mang giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật vô cùng quý giá, được vinh danh là Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2016.
Đặc biệt, ngôi cổ tự này còn ẩn chứa những báu vật vô song, trong đó nổi bật nhất là bộ Mộc bản kinh Phật cổ nhất thế giới và vườn tháp khổng lồ, độc đáo bậc nhất Việt Nam.
Nằm uy nghi trên dãy Bổ Đà sơn thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Chùa Bổ Đà không chỉ là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam mà còn là một quần thể di tích mang giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật vô cùng quý giá, được vinh danh là Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2016.
Đặc biệt, ngôi cổ tự này còn ẩn chứa những báu vật vô song, trong đó nổi bật nhất là bộ Mộc bản kinh Phật cổ nhất thế giới và vườn tháp khổng lồ, độc đáo bậc nhất Việt Nam.
Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2499 ngày 22/12/2016. Hiện chùa Bổ Đà còn nhiều tài liệu, hiện vật, cổ vật quý có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật.
28 thg 6, 2025
Ngôi chùa Khmer xứ biển Bạc Liêu, trăm năm quay mặt về hướng Đông
Chùa Xiêm Cán ở tỉnh Bạc Liêu được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Tất cả các hạng mục trong chùa đều được xây dựng quay về hướng Đông.
Nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) hơn 10 km và cách bờ biển khoảng 2 km, chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.
Nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) hơn 10 km và cách bờ biển khoảng 2 km, chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.
Chiêm ngưỡng chính điện dát vàng ở khu di tích lịch sử Lam Kinh
Nội thất trong khu chính điện Lam Kinh ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) được dát vàng với số lượng lớn, nơi đây hằng năm đón lượng khách lớn về thăm, chiêm bái.
Theo sử sách, Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của Lê Lợi, người có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418-1427).
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ) lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long và lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt.
Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính: vừa là điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên; vừa là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh và khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.
Theo sử sách, Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của Lê Lợi, người có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418-1427).
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ) lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long và lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt.
Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính: vừa là điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên; vừa là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh và khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.
27 thg 6, 2025
Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Thanh Hóa lưu giữ nhiều dấu tích cổ
Chùa Long Cảm ở thôn Trang Các, thị trấn Hà Trung (Thanh Hóa) được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ, đến nay đã hàng nghìn năm, ngôi chùa vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích cổ.
Theo sư thầy Thích Đàm Hảo, Phó trụ trì chùa Long Cảm, chùa tọa lạc trên núi Ốc Sơn thuộc thôn Trang Các, thị trấn Hà Trung, được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ.
Sử sách cũ ghi lại, vào năm 1020, trên đường đi chinh phục đất phương Nam, vua Lý Thái Tổ đã cùng đoàn quân của mình đóng quân trên núi Ốc Sơn. Đêm đến nhà vua nằm mộng thấy vị thần linh ở núi hiện đến và hứa sẽ trợ lực cho nhà vua trong cuộc tiến quân này.
Theo sư thầy Thích Đàm Hảo, Phó trụ trì chùa Long Cảm, chùa tọa lạc trên núi Ốc Sơn thuộc thôn Trang Các, thị trấn Hà Trung, được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ.
Sử sách cũ ghi lại, vào năm 1020, trên đường đi chinh phục đất phương Nam, vua Lý Thái Tổ đã cùng đoàn quân của mình đóng quân trên núi Ốc Sơn. Đêm đến nhà vua nằm mộng thấy vị thần linh ở núi hiện đến và hứa sẽ trợ lực cho nhà vua trong cuộc tiến quân này.
Vẻ đẹp mộc mạc, trong lành của bãi biển Thạch Hải
Bãi biển Thạch Hải được ví là “viên ngọc xanh” của du lịch Hà Tĩnh. Bãi biển đang được đầu tư, nâng cấp, mở ra không gian mới, thu hút du khách.
Bãi biển Thạch Hải thuộc địa phận xã Thạch Hải, cách trung tâm TP Hà Tĩnh chỉ 10 km về phía Đông. Từ lâu, bãi biển đã thu hút du khách và người dân địa phương vì sở hữu bờ cát dài, trắng mịn, làn nước trong xanh. Với đường bờ biển dài khoảng 9 km, Thạch Hải hình thành quần thể tự nhiên hài hòa giữa rừng và biển, đồng thời gắn liền với nhiều địa danh mang dấu ấn lịch sử. Yếu tố đặc trưng nữa, bãi biển Thạch Hải gần như vẫn còn giữ nét hoang sơ, chưa bị khai thác quá nhiều nên giữ được sự hấp dẫn và mang tính du lịch trải nghiệm cao.
Bãi biển Thạch Hải mang vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc.
Bãi biển Thạch Hải thuộc địa phận xã Thạch Hải, cách trung tâm TP Hà Tĩnh chỉ 10 km về phía Đông. Từ lâu, bãi biển đã thu hút du khách và người dân địa phương vì sở hữu bờ cát dài, trắng mịn, làn nước trong xanh. Với đường bờ biển dài khoảng 9 km, Thạch Hải hình thành quần thể tự nhiên hài hòa giữa rừng và biển, đồng thời gắn liền với nhiều địa danh mang dấu ấn lịch sử. Yếu tố đặc trưng nữa, bãi biển Thạch Hải gần như vẫn còn giữ nét hoang sơ, chưa bị khai thác quá nhiều nên giữ được sự hấp dẫn và mang tính du lịch trải nghiệm cao.
Ngôi chùa trên khu đất hình đầu rồng, sở hữu 2 cây di sản đầu tiên ở Ninh Bình
Chùa Hưng Long (hay Gác Chuông) ở Ninh Bình sở hữu 2 “cụ cây” thị và bàng hàng trăm năm tuổi, chứng kiến sự phát triển của làng Thư Điền.
Hưng Long là ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi tọa lạc trên diện tích khoảng 10.000 m² ở làng Thư Điền, xã Ninh Nhất, TP Hoa Lư (Ninh Bình). Chùa còn có tên gọi khác là Gác Chuông.
Ban đầu, chùa chỉ có tường đất, mái tranh. Đến tháng chạp năm Nhâm Thìn 1592 (thời vua Lê Thế Tông), một sư ông họ Nguyễn, hiệu Huệ Gia (Huệ Gia thiền sư Nguyễn Ông) mới sửa sang, xây tường đá, lợp ngói cho ngôi chùa.
Chùa tọa lạc trên khu đất cao giữa làng. Theo phong thủy, khu đất giống hình đầu rồng nên gọi là chùa Hưng Long (Hưng Long cổ tự). Còn sở dĩ có thêm tên Gác Chuông bởi vì trước chùa có gác chuông cổ được xây dựng cách đây 300 năm, dưới tán cây bàng cổ thụ.
Hưng Long là ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi tọa lạc trên diện tích khoảng 10.000 m² ở làng Thư Điền, xã Ninh Nhất, TP Hoa Lư (Ninh Bình). Chùa còn có tên gọi khác là Gác Chuông.
Ban đầu, chùa chỉ có tường đất, mái tranh. Đến tháng chạp năm Nhâm Thìn 1592 (thời vua Lê Thế Tông), một sư ông họ Nguyễn, hiệu Huệ Gia (Huệ Gia thiền sư Nguyễn Ông) mới sửa sang, xây tường đá, lợp ngói cho ngôi chùa.
Chùa tọa lạc trên khu đất cao giữa làng. Theo phong thủy, khu đất giống hình đầu rồng nên gọi là chùa Hưng Long (Hưng Long cổ tự). Còn sở dĩ có thêm tên Gác Chuông bởi vì trước chùa có gác chuông cổ được xây dựng cách đây 300 năm, dưới tán cây bàng cổ thụ.
26 thg 6, 2025
Chùa Sắc tứ Thập Phương ở Rạch Giá
Ở Rạch Giá có đến 2 ngôi chùa Sắc tứ được khởi dựng cùng thời gian, khoảng cuối thế kỷ 18. Đó là chùa Sắc tứ Tam Bảo và Sắc tứ Thập Phương. Trong khi chùa Sắc tứ Tam Bảo được công nhận Di tích cấp quốc gia và được chọn là điểm đến trong các tour du lịch Rạch Giá - Kiên Giang thì chùa Sắc tứ Thập Phương nằm lặng lẽ yên bình ở mé sông.
Ấn tượng với quần thể Thiền tự Trúc Lâm, nơi thờ cả tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn
Chùa Nán (hay còn gọi là Thiền tự Trúc Lâm) thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng Bàn Bù. Nơi đây ngoài thờ Phật còn thờ cả các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn.
Khu di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng Bàn Bù tọa lạc ở khu phố Vân Hòa, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).
Chùa Nán đã có từ xa xưa, trước năm 1420 giặc Minh xâm lược đã tàn phá chùa, nhân dân phải sơ tán vào hang Bàn Bù lập bàn thờ Thần nước và thờ Phật.
Khu vực hang Bàn Bù vốn là nơi tập hợp nghĩa quân và chế tạo vũ khí của nghĩa quân Lam Sơn.
Khu di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng Bàn Bù tọa lạc ở khu phố Vân Hòa, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).
Chùa Nán đã có từ xa xưa, trước năm 1420 giặc Minh xâm lược đã tàn phá chùa, nhân dân phải sơ tán vào hang Bàn Bù lập bàn thờ Thần nước và thờ Phật.
Khu vực hang Bàn Bù vốn là nơi tập hợp nghĩa quân và chế tạo vũ khí của nghĩa quân Lam Sơn.
25 thg 6, 2025
Ngôi chùa gần 1.000 năm mang dấu ấn Phật giáo và khảo cổ độc đáo
Chùa Nhẫm Dương (Kinh Môn) không chỉ là một ngôi chùa cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử Phật giáo, mà còn là một di sản văn hóa - khảo cổ có giá trị đặc biệt.
Theo sử liệu, chùa Nhẫm Dương được xây dựng từ thời Trần (1225 - 1400) - giai đoạn mà Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc. Đặc biệt, vào khoảng thế kỷ XVII, chùa trở thành trung tâm tu tập, hoằng pháp và đào tạo tăng tài quan trọng của Thiền phái Tào Động tại Việt Nam.
Nằm ẩn mình giữa hệ thống núi Nhẫm Dương thuộc phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn, chùa Nhẫm Dương hay còn gọi là Thánh Quang tự là một trong ba ngôi chùa cổ kính từ thời Trần tọa lạc ở trên dãy núi này, cùng với chùa Châu Xá (Hoa Nghiêm tự) và chùa Xanh (Thiên Quang tự). Không chỉ nổi bật về cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc cổ kính, chùa Nhẫm Dương còn mang trong mình những giá trị đặc biệt về lịch sử Phật giáo, khảo cổ học và văn hóa trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Chùa Nhẫm Dương vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc cổ kính
Theo sử liệu, chùa Nhẫm Dương được xây dựng từ thời Trần (1225 - 1400) - giai đoạn mà Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc. Đặc biệt, vào khoảng thế kỷ XVII, chùa trở thành trung tâm tu tập, hoằng pháp và đào tạo tăng tài quan trọng của Thiền phái Tào Động tại Việt Nam.
Nằm ẩn mình giữa hệ thống núi Nhẫm Dương thuộc phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn, chùa Nhẫm Dương hay còn gọi là Thánh Quang tự là một trong ba ngôi chùa cổ kính từ thời Trần tọa lạc ở trên dãy núi này, cùng với chùa Châu Xá (Hoa Nghiêm tự) và chùa Xanh (Thiên Quang tự). Không chỉ nổi bật về cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc cổ kính, chùa Nhẫm Dương còn mang trong mình những giá trị đặc biệt về lịch sử Phật giáo, khảo cổ học và văn hóa trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
24 thg 6, 2025
Đình Thúy Lâm - nơi phối thờ 'ông tổ vải thiều' Thanh Hà
Đình Thúy Lâm ở xã Thanh Sơn (Thanh Hà, Hải Dương) như một biểu tượng văn hóa tâm linh, ghi dấu trầm tích lịch sử và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người dân nơi đây.
Khám phá vẻ đẹp hoang sơ thác nước 3 tầng ở Kỳ Sơn
Đến huyện Kỳ Sơn mùa nắng nóng này, ngoài việc tận hưởng khí hậu mát mẻ ở Mường Lống, sẽ là một thiếu sót nếu mọi người không đến khám phá thác 3 tầng ở Nậm Cắn.
23 thg 6, 2025
Ngôi làng hiếm hoi ở Tứ Kỳ thờ danh tướng Yết Kiêu làm thành hoàng
Làng chài Tứ Kỳ, xưa gọi Tứ Kỳ phường thuộc tổng Mặc Xá, nay thuộc thôn An Phòng Giang, xã Quang Phục là ngôi làng hiếm hoi ở Tứ Kỳ có đình thờ danh tướng Yết Kiêu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)