Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
28 thg 4, 2025
Gà nướng cơm lam
Một món ăn dân dã được chế biến đơn giản nhưng phải khéo lắm mới tạo ra hương vị gây thương nhớ. Và có lẽ, phải thưởng thức khi ngồi giữa khung cảnh thiên nhiên thì mới cảm hết độ ngon của món ăn.
26 thg 4, 2025
Quả ngọt trên vùng đất núi lửa Đắk Nông
Xoài Đắk Gằn huyện Đắk Mil (Đắk Nông) mang hương vị ngọt ngào đặc trưng, không chỉ trở thành niềm tự hào của người dân địa phương mà còn góp phần quảng bá Công viên Địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông đến bạn bè quốc tế.
Vườn xoài ở xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) là điểm đến số 18, thuộc Tuyến 2 “Bản giao hưởng của làn gió mới”, CVĐCTC UNESCO Đắk Nông.
Hương vị ngọt ngào từ vùng núi lửa
Từ nhiều năm nay, mảnh đất Đắk Gằn, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) được biết đến là một vùng chuyên canh cây xoài. Người dân sản xuất chủ yếu các loại xoài Đài Loan, xoài Thái, xoài ba mùa, xoài Úc… Ngoài sản lượng cao, xoài Đắk Gằn còn nổi tiếng bởi chất lượng.
Điều đáng ngạc nhiên là đất bazan ở khu vực này không thuận lợi cho các loại cây công nghiệp, cây ăn trái như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng nhưng lại phù hợp với cây xoài.
Đất ở đây chủ yếu được phong hóa từ các loại đá trầm tích. Nền đất chủ yếu là đá phiến, cát kết, bột kết bị phong hóa mạnh, có nguồn nước ngầm dồi dào với độ sâu và thoát nước tốt, phù hợp với sự phát triển của cây xoài.
Vườn xoài ở xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) là điểm đến số 18, thuộc Tuyến 2 “Bản giao hưởng của làn gió mới”, CVĐCTC UNESCO Đắk Nông.
Hương vị ngọt ngào từ vùng núi lửa
Từ nhiều năm nay, mảnh đất Đắk Gằn, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) được biết đến là một vùng chuyên canh cây xoài. Người dân sản xuất chủ yếu các loại xoài Đài Loan, xoài Thái, xoài ba mùa, xoài Úc… Ngoài sản lượng cao, xoài Đắk Gằn còn nổi tiếng bởi chất lượng.
Điều đáng ngạc nhiên là đất bazan ở khu vực này không thuận lợi cho các loại cây công nghiệp, cây ăn trái như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng nhưng lại phù hợp với cây xoài.
Đất ở đây chủ yếu được phong hóa từ các loại đá trầm tích. Nền đất chủ yếu là đá phiến, cát kết, bột kết bị phong hóa mạnh, có nguồn nước ngầm dồi dào với độ sâu và thoát nước tốt, phù hợp với sự phát triển của cây xoài.
Núi lửa Băng Mo ở Đắk Nông được xếp hạng di tích cấp tỉnh
Ngày 18/3, UBND huyện Cư Jút (Đắk Nông) tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Di tích danh lam thắng cảnh Núi lửa Băng Mo, tổ dân phố 4, thị trấn Ea T’ling.
Các đồng chí: Y Quang BKrông, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương cùng đông đảo Nhân dân trên địa bàn tham dự.
Các đồng chí: Y Quang BKrông, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương cùng đông đảo Nhân dân trên địa bàn tham dự.
18 thg 4, 2025
Kon Rẫy: Vùng đất giàu nét đẹp văn hóa, lịch sử
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.
Làng gốm cổ duy nhất còn lại ở Tây Nguyên
Ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có làng gốm thủ công của người Mnông. Đây là làng gốm cổ duy nhất còn lại trên địa bàn Tây Nguyên.
Sau khi lấy đất sét về, bà con loại sạch tạp chất, đặt đất lên cối giã nhuyễn rồi mới tạo phôi để chế tác sản phẩm. Khác với cách làm gốm ở các vùng miền, người M'Nông không dùng bàn xoay mà để đất nhuyễn trên đế gỗ có chiều cao khoảng 70 cm, người làm gốm di chuyển quanh đế. Sau đó, người làm gốm sử dụng thanh tre vót mỏng để tạo hình, dùng miếng vải ướt để làm nhẵn sản phẩm, rồi phơi sản phẩm đến độ khô nhất định, nghệ nhân mới dùng que vẽ hoa văn, họa tiết, lấy hòn đá cuội chà bề mặt cho bóng, rồi tiếp tục phơi khô trong bóng râm.
Cuối cùng các sản phẩm gốm được xếp trên đống củi khô. Sản phẩm nhỏ xếp bên trong, lớn xếp xung quanh phía ngoài, rồi đốt lửa nung gốm đến khi tất cả đỏ rực. Cuối cùng là sử dụng vỏ trấu, mùn cưa để hun tạo màu đen bóng đặc trưng riêng của gốm Yang Tao.
Dưới đây là hình ảnh công đoạn làm gốm thủ công của người Mnông:
Sau khi lấy đất sét về, bà con loại sạch tạp chất, đặt đất lên cối giã nhuyễn rồi mới tạo phôi để chế tác sản phẩm. Khác với cách làm gốm ở các vùng miền, người M'Nông không dùng bàn xoay mà để đất nhuyễn trên đế gỗ có chiều cao khoảng 70 cm, người làm gốm di chuyển quanh đế. Sau đó, người làm gốm sử dụng thanh tre vót mỏng để tạo hình, dùng miếng vải ướt để làm nhẵn sản phẩm, rồi phơi sản phẩm đến độ khô nhất định, nghệ nhân mới dùng que vẽ hoa văn, họa tiết, lấy hòn đá cuội chà bề mặt cho bóng, rồi tiếp tục phơi khô trong bóng râm.
Cuối cùng các sản phẩm gốm được xếp trên đống củi khô. Sản phẩm nhỏ xếp bên trong, lớn xếp xung quanh phía ngoài, rồi đốt lửa nung gốm đến khi tất cả đỏ rực. Cuối cùng là sử dụng vỏ trấu, mùn cưa để hun tạo màu đen bóng đặc trưng riêng của gốm Yang Tao.
Dưới đây là hình ảnh công đoạn làm gốm thủ công của người Mnông:
Các gùi đất sét nghệ nhân đào về để làm nguyên liệu
Đặt đất lên mặt sau của cối gỗ để giã
Công đoạn giã đất cho thật nhuyễn
Lê Hường
13 thg 4, 2025
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
11 thg 4, 2025
Đến với Đắk Lắk mùa “con ong đi lấy mật”
Tháng 3 ở Tây Nguyên đã đi vào thơ ca, đặc trưng với hình ảnh “mùa con ong đi lấy mật”. Đây là thời điểm tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc và cũng là lúc hoa cà phê nở rộ tại Đắk Lắk. Điều này đã tạo cho du khách những ấn tượng khó phai khi đến Đắk Lắk trải nghiệm du lịch.
Cùng các con tản bộ dọc rẫy cà phê đang mùa hoa nở trắng muốt tại một điểm du lịch trải nghiệm nông nghiệp ở Đắk Lắk, chị Nguyễn Thị Phương Phương (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tận hưởng hương hoa cà phê ngào ngạt, vừa kể câu chuyện về "con ong đi làm mật" như trong thơ ca.
Chị Nguyễn Thị Phương Phương chia sẻ bản thân cũng từng là nông dân cà phê nên mỗi mùa hoa như thế này, những ký ức xưa lại ùa về: “Vườn cà phê với rất nhiều hoa và ngào ngạt hương thơm thì cảm xúc về một mùa ấm no sắp về vẫn hiện lên nên tôi rất thích. Dù gia đình không còn rẫy nhưng bây giờ có con nhỏ thì tôi vẫn hay đến những chỗ như thế này, có hoa, có cây cà phê để các con được trải nghiệm, được cảm nhận văn hóa cũng như không khí ở Tây Nguyên”.
Chị Nguyễn Thị Phương Phương chia sẻ bản thân cũng từng là nông dân cà phê nên mỗi mùa hoa như thế này, những ký ức xưa lại ùa về: “Vườn cà phê với rất nhiều hoa và ngào ngạt hương thơm thì cảm xúc về một mùa ấm no sắp về vẫn hiện lên nên tôi rất thích. Dù gia đình không còn rẫy nhưng bây giờ có con nhỏ thì tôi vẫn hay đến những chỗ như thế này, có hoa, có cây cà phê để các con được trải nghiệm, được cảm nhận văn hóa cũng như không khí ở Tây Nguyên”.
Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai
Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.
20 thg 3, 2025
Tiệm radio trên dốc Minh Mạng
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, ở Đà Lạt có một người thợ bá nghệ nhưng rốt cuộc neo lại cơ nghiệp tạo một tiệm sửa radio nằm ở lưng chừng dốc Minh Mạng.
Tiệm sửa radio có tên Hoàng Anh, số 60 Minh Mạng, được ngăn ra từ tiệm thuốc bắc Thiên An Đường. Được biết, đây chỉ là một phần của cửa hiệu, được Thiên An Đường cho thuê lại. Và ông chủ hiệu thuốc bắc Thiên An Đường cũng đi thuê lại nguyên căn từ ông Võ Quang Tiềm, một doanh gia nổi tiếng Đà Lạt thập niên 1950 - 1970, nhạc phụ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Trở lại vị trí tiệm radio Hoàng Anh trên đường Minh Mạng. Từ đây đi ngược dốc, lần lượt là dãy cửa hiệu nổi tiếng liền kề, có thể kể: Uốn tóc Isana, Photo Hồng Thủy, Photo Văn Lang, Phòng nha của bác sĩ Nguyễn Văn Nghi... Xa hơn, trong bán kính một cây số xoay quanh khu Hòa Bình, có thể nhắc đến hai cửa hiệu sửa và bán radio lớn, nổi tiếng Đà Lạt là Việt Hoa (24 khu Hòa Bình) và Cộng Đồng (51 - 53 Minh Mạng).
Tiệm sửa radio có tên Hoàng Anh, số 60 Minh Mạng, được ngăn ra từ tiệm thuốc bắc Thiên An Đường. Được biết, đây chỉ là một phần của cửa hiệu, được Thiên An Đường cho thuê lại. Và ông chủ hiệu thuốc bắc Thiên An Đường cũng đi thuê lại nguyên căn từ ông Võ Quang Tiềm, một doanh gia nổi tiếng Đà Lạt thập niên 1950 - 1970, nhạc phụ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Trở lại vị trí tiệm radio Hoàng Anh trên đường Minh Mạng. Từ đây đi ngược dốc, lần lượt là dãy cửa hiệu nổi tiếng liền kề, có thể kể: Uốn tóc Isana, Photo Hồng Thủy, Photo Văn Lang, Phòng nha của bác sĩ Nguyễn Văn Nghi... Xa hơn, trong bán kính một cây số xoay quanh khu Hòa Bình, có thể nhắc đến hai cửa hiệu sửa và bán radio lớn, nổi tiếng Đà Lạt là Việt Hoa (24 khu Hòa Bình) và Cộng Đồng (51 - 53 Minh Mạng).
17 thg 3, 2025
Cập kênh phố cao nguyên
Rất hiếm đô thị nào như Pleiku được xây dựng trên bung biêng các quả đồi với những con đường uốn lượn và cong như cánh võng, lẩn khuất như mơ như thực giữa các sườn đồi trong lãng đãng sương mù buổi sớm, với những con ngõ cập kênh khúc khuỷu dìu dịu mùi hoàng lan, dạ hương...
Hồi còn là sinh viên, về nhà nghỉ Tết, làng tôi khi ấy còn là... làng, một ngôi làng như mọi ngôi làng thời ấy, chưa có điện, đói và buồn, những con đường làng và bóng tre, tiếng gà gáy vịt kêu, ao chuôm uềnh oang tiếng ếch nhái. Một đêm mưa dầm và lạnh xứ Huế, nằm chờ giao thừa để dâng cỗ thắp hương ông bà tổ tiên, tôi nghe radio, chương trình thơ giao thừa, và nghe được một bài thơ rất ấn tượng, tác giả là Việt kiều Nguyễn Hồi Thủ, nếu tôi nhớ không lầm. Bài thơ về Buôn Ma Thuột, hồi ấy được mệnh danh là thành phố “buồn muôn thuở”, nó buồn mênh mông và cũng gợi mênh mông.
Tôi nhớ cái điệp khúc nhắc đi nhắc lại đất đỏ, cà phê và tâm trạng day dứt của người xa quê...
Hồi còn là sinh viên, về nhà nghỉ Tết, làng tôi khi ấy còn là... làng, một ngôi làng như mọi ngôi làng thời ấy, chưa có điện, đói và buồn, những con đường làng và bóng tre, tiếng gà gáy vịt kêu, ao chuôm uềnh oang tiếng ếch nhái. Một đêm mưa dầm và lạnh xứ Huế, nằm chờ giao thừa để dâng cỗ thắp hương ông bà tổ tiên, tôi nghe radio, chương trình thơ giao thừa, và nghe được một bài thơ rất ấn tượng, tác giả là Việt kiều Nguyễn Hồi Thủ, nếu tôi nhớ không lầm. Bài thơ về Buôn Ma Thuột, hồi ấy được mệnh danh là thành phố “buồn muôn thuở”, nó buồn mênh mông và cũng gợi mênh mông.
Tôi nhớ cái điệp khúc nhắc đi nhắc lại đất đỏ, cà phê và tâm trạng day dứt của người xa quê...
9 thg 3, 2025
Lễ rước hồn lúa của người Mnông Gar
Cộng đồng người Mnông Gar (một bộ phận của dân tộc Mnông) ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk tin rằng trong hạt lúa có linh hồn, thần lúa giúp gia đình sản xuất thuận lợi, được mùa, không chỉ đủ ăn mà còn có lúa dư thừa để đổi trâu, bò, vật dụng cần thiết. Vì thế, để có những vụ mùa bội thu, người Mnông Gar thực hiện nhiều nghi lễ cúng thần lúa, trong đó Lễ rước hồn lúa về kho được bà con nơi đây gìn giữ, phát huy đến ngày nay.
Lễ Tơ Mon của người Ba Na
Lễ Tơ Mon (lễ kết nghĩa) là một trong nhiều nghi lễ của đồng bào dân tộc Ba Na ở Tây Nguyên. Lễ Tơ Mon với ý nghĩa giúp con người gần gũi nhau hơn, chan hòa, yêu thương nhau hơn.
Từ xa xưa, người Ba Na xem phong tục kết nghĩa là sợi dây kết nối, biến người xa lạ thành người thân. Lễ kết nghĩa của người Ba Na được tiến hành hoàn toàn tự nguyện, mang ý nghĩa tốt đẹp, mong muốn mọi người sống chan hòa, thân thiết, đùm bọc, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.
Lễ hội của người Ba Na ở Gia Lai.
Từ xa xưa, người Ba Na xem phong tục kết nghĩa là sợi dây kết nối, biến người xa lạ thành người thân. Lễ kết nghĩa của người Ba Na được tiến hành hoàn toàn tự nguyện, mang ý nghĩa tốt đẹp, mong muốn mọi người sống chan hòa, thân thiết, đùm bọc, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.
Đàn đá Đắk Sơn - Bảo vật quốc gia tại Đắk Nông
Đàn đá Đắk Sơn có niên đại khoảng 3.500 - 3.000 năm, hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Đắk Nông được công nhận là bảo vật quốc gia.
Bộ đàn đá Đắk Sơn được phát hiện vào năm 2014 tại thôn Đắk Sơn, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô. Bộ đàn đá này gồm có 16 thanh, trong đó có 11 thanh còn nguyên vẹn, 5 thanh đã bị gãy đôi hoặc thành nhiều đoạn nhưng có thể gắn chắp nguyên dạng. Các thanh đàn đá Đắk Sơn được chế tạo từ đá phiến biến chất.
Bộ đàn đá Đắk Sơn được phát hiện vào năm 2014 tại thôn Đắk Sơn, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô. Bộ đàn đá này gồm có 16 thanh, trong đó có 11 thanh còn nguyên vẹn, 5 thanh đã bị gãy đôi hoặc thành nhiều đoạn nhưng có thể gắn chắp nguyên dạng. Các thanh đàn đá Đắk Sơn được chế tạo từ đá phiến biến chất.
Độc đáo đàn đá Đắk Kar
Bộ đàn đá của người M’Nông được tìm thấy từ những năm 80 thế kỷ trước tại suối Đắk Kar, xã Quảng Tín, huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Đến năm 1993, bộ đàn đá này được Nhà nước sưu tầm, bảo quản. Sau đó bộ đàn đá được đặt tên theo tên của dòng suối nơi phát hiện là đàn đá Đắk Kar.
8 thg 3, 2025
Lễ hội Lồng Tồng ở xã vùng sâu huyện Đắk Glong
Trong 2 ngày 7-8/2 (mùng 10-11/1 năm Ất Tỵ), UBND xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) tổ chức Lễ hội Lồng Tồng mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025.
Lễ hội có sự tham gia của gần 200 nghệ nhân, vận động viên đến từ 12 thôn trong xã và hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh.
Lễ hội có sự tham gia của gần 200 nghệ nhân, vận động viên đến từ 12 thôn trong xã và hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh.
7 thg 3, 2025
Sắc màu phong tục tết của các dân tộc ở Đắk Nông
Người M’nông, Tày, Dao, Nùng, Mông, Thái, Hoa… trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đều có những phong tục riêng đón Tết Nguyên đán để cầu bình an, hạnh phúc; ước vọng vào năm mới với những may mắn, mọi điều hanh thông, tốt đẹp.
Tục dựng cây nêu của người Tày, Nùng
Trong quan niệm của nhiều dân tộc thiểu số, cây nêu là biểu tượng của sức mạnh siêu nhiên nhằm xua đuổi ma quỷ, tiêu trừ những điều xui xẻo của năm cũ. Từ bao đời nay, người Tày, người Nùng đón tết không thể thiếu cây nêu dựng trước nhà vào chiều 30 tết. Họ cho rằng, cắm cây nêu để loại trừ ma quỷ, giữ đất, giữ nhà và mang lại may mắn, an lành cho năm mới.
Tục dựng cây nêu của người Tày, Nùng
Trong quan niệm của nhiều dân tộc thiểu số, cây nêu là biểu tượng của sức mạnh siêu nhiên nhằm xua đuổi ma quỷ, tiêu trừ những điều xui xẻo của năm cũ. Từ bao đời nay, người Tày, người Nùng đón tết không thể thiếu cây nêu dựng trước nhà vào chiều 30 tết. Họ cho rằng, cắm cây nêu để loại trừ ma quỷ, giữ đất, giữ nhà và mang lại may mắn, an lành cho năm mới.
6 thg 3, 2025
Bình yên giáo xứ Tà Hine
Trên Cao nguyên Lâm Viên có rất nhiều công trình có lối kiến trúc độc đáo, chuyển tải văn hóa và hơi thở cuộc sống của bà con thuộc các dân tộc DTTS ở địa phương. Nhà thờ Giáo xứ Tà Hine là một trong số đó.
Để đến Tà Hine, xã miền núi của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi men theo quốc lộ 28B – tuyến đường Đại Ninh - Lương Sơn nối hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Đường núi quanh co khúc khuỷu ôm theo hồ thủy điện Đại Ninh mênh mang sóng nước. Con đường nhựa đã xuống cấp theo thời gian, một số đoạn đang sửa chữa. Hai bên đường vắng bóng nhà dân, chỉ có màu xanh của mây trời hòa cùng sắc xanh rẫy nương trải dài ven hồ.
Nhà thờ Giáo xứ Tà Hine
Để đến Tà Hine, xã miền núi của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi men theo quốc lộ 28B – tuyến đường Đại Ninh - Lương Sơn nối hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Đường núi quanh co khúc khuỷu ôm theo hồ thủy điện Đại Ninh mênh mang sóng nước. Con đường nhựa đã xuống cấp theo thời gian, một số đoạn đang sửa chữa. Hai bên đường vắng bóng nhà dân, chỉ có màu xanh của mây trời hòa cùng sắc xanh rẫy nương trải dài ven hồ.
1 thg 3, 2025
Thích thú trải nghiệm lạc vào "chốn bồng lai tiên cảnh" tại "thành phố ngàn hoa"
"Viên ngọc thô” vẫn đang ẩn mình giữa rừng núi là suối Tía là điểm đến du khách không nên bỏ qua khi đến Đà Lạt.
Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 7 km, suối Tía là nơi khởi nguồn của dòng nước đổ vào hồ Tuyền Lâm – hồ nước ngọt lớn nhất Đà Lạt. Đây chính là thiên đường cho những du khách yêu vẻ đẹp ma mị huyền ảo tựa những nét phim vô thực, một nơi mà chỉ những người đã đặt chân đến mới có thể thực sự cảm nhận được vẻ đẹp mê hoặc của nó.
Suối Tía nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 7 km. Ảnh: Thùy Linh.
Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 7 km, suối Tía là nơi khởi nguồn của dòng nước đổ vào hồ Tuyền Lâm – hồ nước ngọt lớn nhất Đà Lạt. Đây chính là thiên đường cho những du khách yêu vẻ đẹp ma mị huyền ảo tựa những nét phim vô thực, một nơi mà chỉ những người đã đặt chân đến mới có thể thực sự cảm nhận được vẻ đẹp mê hoặc của nó.
28 thg 2, 2025
Chợ tình độc đáo trong lễ hội Hảng Pồ ở Tây Nguyên
Lễ hội Hảng Pồ, hay còn gọi là Hội chợ trên đồi là sự kiện văn hóa đặc sắc của người Tày, Nùng ở Tây Nguyên.
Vào cuối dịp tháng Giêng hàng năm, tại thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) diễn ra Lễ hội Hảng Pồ, hay còn được gọi Hội chợ trên đồi. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày, Nùng.
Lễ hội Hảng Pồ vừa mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh, vừa là dịp để cộng đồng người Tày, Nùng gặp gỡ và gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc.
Vào cuối dịp tháng Giêng hàng năm, tại thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) diễn ra Lễ hội Hảng Pồ, hay còn được gọi Hội chợ trên đồi. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày, Nùng.
Lễ hội Hảng Pồ vừa mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh, vừa là dịp để cộng đồng người Tày, Nùng gặp gỡ và gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc.
24 thg 2, 2025
Bánh thuẫn - hương vị Tết xưa
Với hương vị thơm ngọt, mềm xốp, bung nở như cánh hoa mai vàng gọi xuân về… bánh thuẫn đã trở thành đặc sản truyền thống được dùng trong dịp Tết cổ truyền tại Tp. Pleiku (Gia Lai). Ngày nay, việc làm bánh thuẫn không chỉ phục vụ ngày Tết mà còn giữ gìn nét văn hóa xưa qua bao thế hệ người dân phố núi.
Những ngày cận Tết, chúng tôi ghé thăm lò bánh thuẫn gia truyền hơn 40 năm của bà Trần Thị Mỹ Lệ (77A Trần Quý Cáp). Đến đầu đường, mùi thơm dìu dịu đưa tôi đến nhanh hơn tới nhà bà Lệ, để tận hưởng hương vị thân quen, truyền thống của Tết xưa.
Bánh thuẫn có màu vàng nhạt, bung nở 5 cánh như hoa mai gọi xuân về
Những ngày cận Tết, chúng tôi ghé thăm lò bánh thuẫn gia truyền hơn 40 năm của bà Trần Thị Mỹ Lệ (77A Trần Quý Cáp). Đến đầu đường, mùi thơm dìu dịu đưa tôi đến nhanh hơn tới nhà bà Lệ, để tận hưởng hương vị thân quen, truyền thống của Tết xưa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)