Hiển thị các bài đăng có nhãn người Jarai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Jarai. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 5, 2023

Đồng bào Gia Lai cúng cầu mưa trên núi thần Chư Tao Yang

Vào dịp lễ 30.4 và 1.5 hàng năm, đồng bào huyện Phú Thiện, Gia Lai tổ chức lễ cúng cầu mưa “Yang Pơtao Apui” trên đỉnh núi thiêng Chư Tao Yang.

Khách du lịch khám phá vẻ đẹp thổ cẩm, may mặc của người Jrai. Ảnh: Thanh Tuấn

Lễ cúng cầu mưa là nét đẹp văn hóa độc đáo của người Jrai bản địa sống lâu đời dưới các ngọn núi. Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5, diễn ra lễ hội cầu mưa, UBND huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai mong muốn giữ gìn nét bản sắc văn hóa cũng như tăng cường thu hút khách du lịch.

2 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Làng giữa phố

Giữa phố núi Pleiku (Gia Lai) có một ngôi làng của người Jrai. Làng có tên gọi là Pleiku Roh thuộc P.Yên Đỗ. Mặc dù ở giữa phố thị nhưng ngôi làng độc đáo này vẫn giữ được nét truyền thống đặc sắc của người Jrai.

Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa đã khiến kiến trúc của Pleiku Roh cũng như nhiều ngôi làng của các cư dân bản địa ở Gia Lai và khu vực Tây nguyên bị ảnh hưởng khá mạnh. Ít dần đi những mái nhà rông, căn nhà sàn nhưng từ sâu thẳm, những cộng đồng làng như Pleiku Roh vẫn luôn chất chứa những mạch nguồn mạnh mẽ, là một điển hình về bảo tồn văn hóa truyền thống bản địa.

Một góc làng Pleiku Roh

2 thg 6, 2021

Về thăm làng du lịch Bar Gốc

Từ năm 2019 đến nay, UBND huyện Sa Thầy phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Đề án “Làng truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh”, trong đó chọn làng Bar Gốc, xã Sa Sơn làm thí điểm.

Sự tích làng Bar Gốc

Chúng tôi đến thăm làng Bar Gốc khi ráng chiều bắt đầu ngả sang màu vàng sẫm. Đây là ngôi làng của người dân tộc Gia Rai (nhánh Aráp) nằm dưới chân núi Chư Nang Brai của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray với tiềm năng về đa dạng sinh học, nhiều thác nước, hang động, đỉnh núi, khu bãi thú, đồng cỏ và những khu rừng hoang sơ đẹp như những bức tranh thủy mặc. Đặc biệt, địa hình của làng bằng phẳng, đường giao thông thuận lợi, người dân có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tâm sự với chúng tôi, ông A Đih (80 tuổi, làng Bar Gốc) kể: Từ ngàn xưa, người Gia Rai đã sinh sống quanh các dãy núi này rồi. Nhưng một hôm, trời mây vần vũ, dân làng kéo nhau đi tìm nơi có hang đá, cây cối cổ thụ để tránh bão tố cuồng phong. Khi đi đến chỗ ở bây giờ, người dân gặp rất nhiều gốc cây cổ thụ thân to mấy người ôm không xuể, xung quanh có nhiều thân cây leo rậm rạp, nên dân làng vào các gốc cây đó trú mưa. Sau cơn mưa, dân làng thấy nơi đây khá bằng phẳng, cây cối tốt tươi, nên thống nhất dừng chân để lập làng. Với ngôn ngữ của người Gia Rai, Bar có nghĩa là sợi dây, Gốc có nghĩa là gốc cây rừng, nên Bar Gốc là sợi dây cuốn quanh gốc cây rừng để con người có thể vào đó trú ngụ. Và từ đó, người dân đặt tên cho làng là Bar Gốc.

Bà Y Vỹ dệt vải cốt để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Gia Rai. Ảnh: TVP

12 thg 5, 2021

Ân tình Ia Nil

Dòng suối Ia Nil vẫn âm thầm chảy, lặng lẽ ôm trọn làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) bao đời. Trải qua biến thiên thời gian, người Jrai nơi đây vẫn gắn chặt đời mình với chứng tích của những ngày đầu lập làng.

Gần 60 mùa rẫy, già làng Siu Núi đã gắn bó đời mình với những vui buồn bên dòng suối Ia Nil. Ông kể: “Tôi sinh ra đã có dòng suối này. Ngọn nguồn câu chuyện về dòng suối có thể chẳng ai còn nhớ tường tận. Nhưng có một điều đặc biệt là người Jrai chúng tôi đã ăn đời ở kiếp hai bên dòng suối. Nó bảo bọc người làng chúng tôi bao đời nay như một người mẹ hiền. Ân tình ấy chúng tôi mãi trân trọng”.

Già làng Siu Núi (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) đã gắn bó với dòng suối Ia Nil gần 60 năm. Ảnh: Trần Dung

18 thg 2, 2021

Đàn T’rưng của người Gia Rai

Với người Gia Rai ở làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy), đàn T’rưng là nhạc cụ quen thuộc gắn bó mật thiết trong đời sống sản xuất, sinh hoạt văn hóa tinh thần của dân làng. Mọi người không chỉ sử dụng đàn T’rưng trong các dịp lễ hội mà còn sử dụng ở nương rẫy để bảo vệ mùa màng trước muông thú và để giao lưu trong cộng đồng, phục vụ các sinh hoạt văn hóa, sau một ngày lao động vất vả.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống chế tác các nhạc cụ truyền thống của dân tộc ở làng Chốt, Nghệ nhân ưu tú A Huynh (39 tuổi) hiểu rõ đàn T’rưng có vai trò và ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với người dân trong làng. A Huynh nhớ lại, khi còn nhỏ, lúc cùng cha mẹ lên rẫy, anh đã nhìn thấy đàn T’rưng ở trong chòi rẫy của hầu hết các gia đình trong làng.

11 thg 10, 2020

Nhà sàn truyền thống ở làng Kleng

Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống cùng sự phát triển của xã hội, nhiều hộ dân người Gia Rai ở làng Kleng (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) vẫn gìn giữ được bản sắc riêng, sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc mình. Xen kẽ với những ngôi nhà được xây dựng kiên cố bằng gạch và xi măng là những ngôi nhà sàn được làm bằng gỗ theo lối kiến trúc truyền thống của người Gia Rai góp phần tô đẹp thêm cho ngôi làng. 

Ngồi bên bếp lửa ở góc nhà sàn, bà Y Chép (56 tuổi) vừa địu đứa cháu ngoại đang ngủ trên lưng vừa chuẩn bị bữa cơm chiều cho gia đình. Bà cặm cụi lấy tay vun củi cho ngọn lửa cháy đều. Bên hơi ấm từ bếp lửa, đứa cháu ngoại của bà cũng ngủ ngoan hơn. 

Ngôi nhà sàn này đã gắn bó với bà Y Chép cùng các thành viên trong gia đình hơn 26 năm nay. Ngôi nhà nằm giữa khu vườn rộng với nhiều cây xanh xung quanh, được thiết kế theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Gia Rai gồm 3 phần: nhà chồ (phần hiên phía trước) dài 4m, rộng 3m; nhà ngang (7 gian) dài 14m, rộng hơn 4m và nhà nhỏ phía sau dài 4m, rộng 4m. 

Ngôi nhà có phần sàn cao hơn mặt đất khoảng 1,5m. Phần khung chính của ngôi nhà được làm từ gỗ cà chít; phần khung cửa được làm bằng gỗ bò ma và những tấm ván sàn được làm từ gỗ pờ lũ. Đây đều là những loại gỗ quý, có ưu điểm nhẹ và chống mối mọt rất tốt, thường được người Gia Rai sử dụng để dựng nhà ở, làm kho lúa và nhà rông cho làng. 

2 thg 3, 2020

Gùi của người Gia Rai

Cũng như các dân tộc tại chỗ khác ở Tây Nguyên, chiếc gùi rất gần gũi trong đời sống sinh hoạt và trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Gia Rai. Với người Gia Rai, chiếc gùi được tạo nên từ bàn tay khéo léo của những người đàn ông lớn tuổi trong làng. Ngày nay, người Gia Rai đan gùi vừa để góp phần gìn giữ nghề truyền thống, vừa để bán nhằm kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình.

Hàng ngày, ngoài công việc giữ cháu, ông A Dót (62 tuổi) ở làng Điệp Lốc, xã Ya Tăng (huyện Sa Thầy) tranh thủ những lúc nhàn rỗi để đan gùi. Đây là việc làm yêu thích của ông A Dót từ khi còn nhỏ. Khi A Dót biết đi rừng, ông đã được cha của mình - ông A Lết dẫn vào rừng tìm kiếm các vật liệu và truyền dạy cho ông cách đan gùi. Dần dần những đam mê với việc vót từng cọng nan và tỉ mẩn đan lát lên những chiếc gùi làm vật dụng trong gia đình thấm vào máu thịt A Dót lúc nào không biết. Ở tuổi ngoài 60, A Dót không thể nhớ hết có bao nhiêu chiếc gùi được bàn tay khéo léo của mình làm nên.

Đến nay, ông A Dót đan gùi được hơn 40 năm. Ông chỉ còn 1 chân phải (do tai nạn lao động hồi trẻ), việc đi lại khó khăn nên vật liệu để đan gùi đều do các con của ông đi rừng kiếm được.


Đến nay, ông A Dót đan gùi được hơn 40 năm. Ảnh: ĐT 

23 thg 9, 2019

Trống của người Gia Rai

Người Gia Rai có một kho tàng âm nhạc rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh các loại nhạc cụ truyền thống như đàn t’rưng, đàn ting ning, đàn goong, đàn k’ny, khèn lá, sáo, chiêng…, thì trống là một loại nhạc cụ được người Gia Rai đặc biệt coi trọng. Với người Gia Rai, trống được xem là vật thiêng. Trống có vị trí đặc biệt chẳng những về giá trị vật chất mà cả về giá trị tinh thần trong đời sống sinh hoạt của người Gia Rai…

Từ bao đời nay, người Gia Rai ở làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) luôn quan niệm rằng, âm thanh phát ra từ trống mang sức mạnh siêu nhiên, là vũ khí để xua đuổi ma quỷ hay những hiện tượng tự nhiên mà trước đây người dân chưa hiểu được và cho rằng đó là điềm gở (như nhật thực hoặc nguyệt thực…). Người Gia Rai xem trống là vật thiêng mang yếu tố tín ngưỡng tâm linh nên họ rất quý trọng, giữ gìn trống và cất giữ ở nơi trang trọng nhất trong nhà.

Trống của người Gia Rai ở làng Chốt có 2 loại, trống To có chiều dài thân trống (tang trống) hơn 60cm, đường kính mặt trống hơn 40cm và trống Nhỏ có chiều dài thân trống hơn 40cm, đường kính mặt trống hơn 20cm. Mặt trống được làm từ da trâu hoặc da bò. Thân trống được làm từ thân cây bò ma, đây là loại cây to, thân mềm, không bị mối mọt và nứt.


Đối với người Gia Rai ở làng Chốt, trống vừa là tài sản quý, vừa là vật linh thiêng. Ảnh: ĐT 

2 thg 7, 2019

Độc đáo lễ cầu mưa ở vùng đất của những ông vua không ngai

Nghi lễ cầu mưa của người Jrai là một nét văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa Trường Sơn. Họ tin rằng những Pơtao Apui - Vua lửa, có khả năng thông linh với trời để cầu mưa đổ xuống ruộng nương đang khô khát. 

Rơlan Hieo (người chít khăn) nghiêm cẩn chủ trì nghi lễ cúng cầu mưa. TRẦN HIẾU 

Vùng đất của những ông vua không ngai 

Theo dọc quốc lộ 25 xuôi về hướng đông nam Gia Lai, vượt qua đèo Chư Sê là cả vùng bình nguyên rộng lớn. Đây là một trong những vựa lúa lớn nhất của khu vực Tây nguyên. Vùng đất khô khát này đã không còn cảnh thiếu nước khi công trình đại thủy nông Ayun Hạ hoàn thành năm 2002, tưới cho hơn 13.500 ha lúa nước và hàng ngàn ha cây trồng cạn khác. Thiếu nước mùa khô không còn là nỗi lo sợ của người dân bản địa khu vực này.

26 thg 2, 2019

Giữ nghề đan lát truyền thống của người Ja Rai

Nhiều năm nay, già A Phiếu ở làng Rắc, xã Ya Xiêr (huyện Sa Thầy) luôn duy trì nghề đan lát truyền thống của dân tộc Gia Rai mình, đặc biệt là việc đan gùi. Mục đích của việc duy trì nghề với ông không chỉ là để cải thiện đời sống gia đình mà còn có cơ hội để nhắc nhở và truyền dạy nghề cho thế hệ con cháu, dân làng cùng biết yêu nghề, học nghề và giữ nghề truyền thống mà ông cha mình để lại.

Những lúc không đi rẫy, người dân làng Rắc luôn nhìn thấy già A Phiếu ngồi trên nhà sàn miệt mài với việc chẻ nan, đan gùi. Ở làng Rắc, từ lâu, già A Phiếu luôn được biết đến với tài nghệ đan gùi. Gùi ông đan ra không chỉ phục vụ nhu cầu bà con dân làng, các làng kế bên mà còn được nhiều người ở thành phố Kon Tum tìm đến đặt hàng thường xuyên để mang đi khắp nơi.

Già A Phiếu cho biết, năm lên 10 tuổi, ông đã được cha chỉ dạy cho nghề đan lát, đặc biệt là đan gùi. Ngày trước, các vật dụng trong gia đình đều được đan lát thủ công, từ cái rổ, cái rá cho đến cái nong, cái nia, cái gùi nên nhà nào cũng có người biết đan. Thời gian rảnh rỗi, nhà nhà lại đi rừng tìm tre, nứa rồi tập trung lên nhà rông để cùng nhau đan lát. Người già chỉ dẫn cho người trẻ… 


Già A Phiếu chẻ nan đan gùi. Ảnh: T.Q 

2 thg 5, 2018

Tận thấy lễ cúng cầu mưa của người Jrai Phú Thiện

Vào một ngày nắng nóng nhất của mùa khô tháng tư hàng năm, người Jrai Phú Thiện thường tổ chức các lễ cúng cầu mưa rất trọng thể. ​

Thường xuất phát ở các cộng đồng cư dân nông nghiệp sống ở vùng nắng nóng khô hạn, nghi lễ cúng cầu mưa là sự bày tỏ ước mong, khát vọng của cư dân vùng đất đấy, để có mưa, có nước làm nông nghiệp. ​Người Jrai ở thung lũng Phú Thiện và Ayun Pa, Krông Pa sống ở rốn hạn.

Hàng ngàn đời, ở đây chỉ có 2 mùa hết sức khắc nghiệt là mùa khô và mùa mưa, trong đó mùa khô kéo dài đến bảy tám tháng trong một năm. Người dân ở đây có rất nhiều truyền thuyết về việc họ đi tìm nước. Có cả cái chết, có sự hy sinh tình yêu, hy sinh tính mạng... để cộng đồng có nước. ​Ở đây cũng từng là nơi xuất hiện vua lửa (Pơ tao Pui) để lại trong đời sống nhiều giai thoại và cả những câu chuyện thật về sự tồn tại và uy quyền của một ông vua không ngai, ông này có một chức năng lớn nhất, vĩ đại nhất là... cúng cầu mưa cho cộng đồng. ​

20 thg 2, 2018

Lễ cúng nước giọt của người Ja Rai

Hàng năm, người Ja Rai thường tổ chức Lễ cúng nước giọt (bến nước) để tạ ơn những điều tốt đẹp mà Thần nước mang đến cho dân làng.

Xuất phát từ thuyết vật linh, tức là mọi vật đều có linh hồn và sự linh thiêng, người Ja Rai cho rằng, Yang Ia (Thần nước) là vị thần cung cấp nguồn nước mát lành, sức khỏe và bình an cho dân làng.

4 thg 7, 2017

Đám cưới người Gia Rai

Có dân số đông nhất ở Tây Nguyên và tập trung sinh sống chủ yếu ở tỉnh Gia Lai, người Gia Rai là dân tộc theo truyền thống mẫu hệ. Người con gái dân tộc Gia Rai chủ động trong hôn nhân từ lựa chọn người mình yêu cho đến việc nhà gái là địa điểm thực hiện nghi thức hôn lễ. 

Người con gái Gia Rai khi đến tuổi trưởng thành thường nhắm cho mình một chàng trai để yêu thương. Qua ông mối, cô gái sẽ gửi một chiếc vòng tay để trao lời tỏ tình. Nếu không ưng, chàng trai chỉ xem vòng một lúc rồi trả lại cho ông mối. Khi cô gái vẫn tiếp tục đeo đuổi, cô lại nhờ ông mối đến gặp để trao vòng cho chàng trai hai, ba lần đến khi không còn hy vọng nữa mới thôi. Nếu ưng thuận, người con trai sẽ nhận vòng. Lúc ấy ông mối sẽ là người chứng giám và cũng là người dặn dò đôi bạn trẻ những công việc phải làm trong lễ cưới.

Để chuẩn bị cho đám cưới, nhà gái phải sắm đầy đủ rượu cần, đồ lễ, đồ ăn theo phong tục truyền thống. Vào ngày tốt lành, nhà trai qua nhà gái làm lễ thành hôn. Cô dâu sẽ thay mặt nhà gái tặng một món đồ vật là quần áo cho nhà trai thể hiện sự biết ơn với công sinh thành.

Theo truyền thống mẫu hệ, người con gái Gia Rai chủ động từ lựa chọn người mình yêu, chủ động trong hôn nhân.

11 thg 2, 2016

Trống – Báu vật của người Jrai ở Gia Lai

Với dân tộc Jrai (Gia Lai), trống không đơn thuần là một loại nhạc cụ truyền thống mà trống còn được xem là một vật chứa đựng giá trị về vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống, nó mang ý nghĩa thiêng liêng trong sinh hoạt tín ngưỡng, là biểu hiện những đặc trưng cơ bản truyền thống văn hóa người Jrai tồn tại từ bao đời nay.

Trống – Báu vật của người Jrai. Ảnh: Internet

Trống của người Jrai được phân loại theo kích thước thành 3 nhóm chính: trống nhỏ gồm 3 hiện vật có chiều dài tang trống từ 24 cm đến 40 cm và đường kính mặt trống từ 14 cm đến 20 cm; trống trung gồm 8 hiện vật, có chiều dài tang trống từ 40 cm đến 60 cm và đường kính mặt trống từ 30 cm đến 45 cm; trống lớn gồm 13 hiện vật, có chiều dài tang trống từ 85 cm đến 110 cm và đường kính mặt trống từ 60 cm đến 100 cm.

1 thg 12, 2014

Lễ hội cầu mưa đặc sắc của người Gia Rai

Thể hiện sự tin tưởng vào trời đất và mong muốn những mùa màng ấm no, hạnh phúc, người Gia Rai (Kon Tum) thường tổ chức lễ hội cầu mưa vào tháng 4, 5 hàng năm.

Lễ hội cầu thần mưa không chỉ quan trọng với người Gia Rai (Kon Tum) mà còn cả cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên. Trước khi làm lễ, mọi người trong làng chuẩn bị sẵn các vật tế như heo, gà, ghè rượu... 

1 thg 11, 2014

Nhà mồ cổ Gia rai - Kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Lời cúng hồn hòa trong ánh lửa bập bùng soi tỏ những bức tượng nhà mồ độc đáo tạo nên không gian huyền bí cho ngôi nhà mồ của người Gia rai trong ngày lễ bỏ mã. Để rồi, những ngôi nhà ấy trở thành niềm tự hào của người sống và là nơi trú ẩn vĩnh viễn của người chết.


Theo phong tục từ ngàn đời nay, trước lễ bỏ mả vài chục ngày, người Gia-rai vào rừng chọn cây gỗ tốt để dựng nhà mồ. Nhà mồ là sản phẩm kiến trúc độc đáo được xây dưng từ những bàn tay tài hoa, khéo léo của cả cộng đồng. Những người già có nhiều kinh nghiệm thì chịu trách nhiệm trang trí mỹ thuật, còn thanh niên trai tráng thì dựng cột và làm những việc nặng nhọc hơn.

6 thg 2, 2014

Hoang dã lễ pơ thi miền biên viễn

Dưới những tán cây bằng lăng cổ thụ quanh nhà mồ, tiếng cồng chiêng trầm hùng ngân vang hòa lẫn tiếng khóc than ai oán, tiếng người í ới mời gọi nhau uống rượu cần, tiếng thở phì phò của trâu bò đang bị cột để chuẩn bị cho bữa tiệc lớn của buôn làng… 

Đó là khung cảnh đầy màu sắc, hoang dã trong ngày lễ pơ thi (lễ bỏ mả) của đồng bào Jrai ở làng Pi, xã Ia O, huyện biên giới Ia Grai (Gia Lai) mà tôi được chứng kiến. 

Người làng Pi cùng uống những ché rượu cần trong lễ pơ thi - Ảnh: Tiến Thành


21 thg 6, 2013

Biến tướng rừng ma Ia K’reng

Là địa bàn cư trú lâu đời của tộc người Jrai, Ia K'reng là xã vùng cao xa xôi cách trở nhất của huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai. Xã nằm chênh vênh trên đỉnh đèo Sê San dài 33km với vô số đoạn cua ngoặt, đường đèo khúc khuỷu, hiểm trở. Do tách biệt gần như hoàn toàn với thế giới bên ngoài nên đồng bào bản địa nơi đây còn lưu giữ nhiều bản sắc lạ đậm dấu ấn thuở hồng hoang. Nổi bật nhất là những khu rừng ma với tượng nhà mồ trầm mặc, bí hiểm.

Một tượng mặt người buồn ra-coon hiếm hoi ở rừng ma.

Từng được nhiều nhà dân tộc học, các chuyên gia văn hóa, những ai quan tâm đến nghệ thuật tạc tượng nhà mồ thường xuyên tìm đến chiêm ngưỡng, nghiên cứu vì những nét đặc sắc hiếm gặp trong văn hóa tộc người chốn rừng sâu, tuy nhiên, rừng ma ở Ia K'reng ngày nay xuất hiện những biến dạng… đáng sợ!