Hiển thị các bài đăng có nhãn người H'Re. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người H'Re. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 7, 2023

Làm giàn cúng của đồng bào Hrê: Nét độc đáo cần gìn giữ

Mỗi lần cúng, giỗ, đồng bào Hrê ở Quảng Ngãi không đặt lễ vật cúng lên mâm, lên bàn, mà tự làm các giàn đựng đồ cúng từ cây đót và lá của cây re, cây tép... Tập tục độc đáo này được đồng bào Hrê gìn giữ, lưu truyền đến tận ngày nay.

Người Hrê ở Ba Tơ đặt lễ vật lên giàn cúng làm từ cây đót và lá tép. Ảnh: MINH ĐÁT

7 thg 7, 2023

'Cổng trời' 1.000 m ở Bình Định

Không chỉ có thác Giáng Tiên, du khách đến huyện An Lão - nơi cao nhất Bình Định, còn được trải nghiệm văn hóa, ẩm thực của người Bana, H'Re.


An Lão là huyện miền núi cách trung tâm TP Quy Nhơn 115 km về phía tây bắc. Nơi cao nhất là xã An Toàn, 1.000 m so với mực nước biển, được ví như "cổng trời" của tỉnh Bình Định.

Lúc bình minh và hoàng hôn, An Lão lẩn khuất giữa những màn mây, màn sương dày đặc.

6 thg 7, 2022

Làng Mục Đồng giữa thảo nguyên xanh

Ngược thượng nguồn sông Phước Giang từ thác Trắng, xã Thanh An, H.Minh Long (Quảng Ngãi) chừng gần một giờ đồng hồ, có một ngôi làng chỉ có bốn mái nhà của những người Hrê. Ở đó, cuộc sống bình yên như tiên cảnh.

Từ làng Dép, xã Thanh An (H.Minh Long), đoàn 5 người chúng tôi theo chân ông Đinh Văn Rơn (65 tuổi) ngược lên thung lũng Ruộng Đò bằng đường tắt. Ông cười cười nhìn vào chân chúng tôi như muốn nói “Thư sinh vầy liệu có đi nổi không”, rồi quay đầu dẫn đoàn ngược làn sương thác Trắng lên thượng nguồn.

23 thg 6, 2022

Người Hrê, Ca Dong mang họ Đinh từ lúc nào?

Cũng như những đồng tộc láng giềng ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi vốn không có họ. Nhưng giờ đây, người Hrê ở huyện Minh Long, Sơn Hà, người Ca Dong ở huyện Sơn Tây đã mang họ Đinh. Vậy người Hrê, Ca Dong mang họ Đinh từ lúc nào?

Nhiều điều thú vị

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, người Hrê cư trú chính ở các huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà và một số ít ở huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa; người Ca Dong cư trú chính ở huyện Sơn Tây và một số ít ở huyện Trà Bồng. Về ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, hai tộc người này có nhiều nét tương đồng. Nếu để nói về sự tương đồng ấy, chắc hẳn phải cần đến các công trình nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Ở đây chỉ nói về chuyện họ tên.

Thiếu nữ người Ca Dong ở huyện Sơn Tây. Ảnh: Đăng Vũ

4 thg 10, 2021

Rượu sim Bùi Hui

Cánh rừng sim Bùi Hui ở xã Ba Trang (Ba Tơ) trở nên quý giá với đồng bào dân tộc Hrê, khi họ đang được chính quyền hỗ trợ để từ những mùa sim sau, sẽ mang ra thị trường giới thiệu một sản phẩm rượu sim gắn với tên làng: Rượu sim Bùi Hui...

Với khoảng 20ha, năm nay, đồi sim Bùi Hui ở xã Ba Trang lần đầu tiên đã giúp cho đồng bào Hrê có thêm thu nhập. Mùa sim chín vừa qua, mỗi ngày bình quân mỗi nhà trong ngôi làng có thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng từ việc hái sim chín bán cho thương lái.

Một phần trong số sim thu hoạch được người làng đưa vào làm rượu sim dưới sự hướng dẫn kỹ thuật chế biến của Hội LHPN huyện Ba Tơ. Những quả sim chín mọng sau khi rửa sạch, có nhà thì bóp nhuyễn sim, có người thì để nguyên quả cho vào hũ, rồi cho đường ngâm thành rượu sim.

Đồng bào Hrê ở Bùi Hui, xã Ba Trang (Ba Tơ) đã biết cách làm rượu sim.

30 thg 5, 2020

Lễ cầu mưa của người H’rê

Dân tộc H'rê có khoảng 11 vạn người sinh sống ở miền núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Bà con chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước và nương rẫy. Săn bắt, hái lượm, đánh cá, dệt, rèn là nghề phụ nhưng có ý nghĩa đáng kể. Người H'rê định cư thành từng làng (còn gọi là Plây) ở nhà sàn, có già làng đứng đầu đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng.

Người H'rê coi trọng tín ngưỡng hồn lúa cùng các lễ thức trong quá trình sản xuất lúa: gieo cấy, thu hoạch, cất lúa vào kho. Việc giữ gìn thần lúa, thần núi, thần sông, thần mưa, thần cây, thần đá cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, mọi vật sinh sôi được người H'rê coi trọng.

Vũ điệu sôi nổi của đồng bào H’rê. 

19 thg 4, 2020

Cốm nếp một năm chỉ có hai lần

Người H'Re làm cốm từ nếp mới gặt, chưa phơi, chưa bóc vỏ; trộn với chả, trứng gà để thưởng thức thành quả đầu mùa. 

Cuối tháng ba, những cánh đồng ở huyện miền núi Ba Tơ, Quảng Ngãi nhuộm sắc vàng với lúa chín vụ Đông Xuân. Ngoài các giống lúa thông thường để nấu cơm, người H'Re còn để dành những thửa ruộng nhỏ để trồng nếp "sọc sạc", một giống nếp thuần chủng được gìn giữ qua nhiều đời để gói bánh tét, nấu rượu, làm cốm... 


Bà Phạm Thị Thung gặt lúa nếp vụ Đông Xuân. Ảnh: Phạm Linh. 

29 thg 9, 2019

Đặc sắc luật tục của người H’rê ở làng Vi Ô Lăk

Ngày xưa, các dân tộc Tây Nguyên chủ yếu sống trong cộng đồng làng, làng là nơi sinh sống, bảo vệ mọi người khỏi những thiên tai, địch họa, ứng xử với các làng khác và giải quyết cả mâu thuẫn giữa các thành viên cộng đồng. Vì vậy, để “điều hành” việc làng, các làng đồng bào DTTS ở Tây Nguyên đều đề ra hệ thống luật tục (hay còn gọi lệ tục) của làng, mọi việc xảy ra trong làng do các già làng phán xử dựa trên các luật tục, không ai có quyền làm trái. Cũng như mọi làng đồng bào dân tộc tại chỗ ở Kon Tum, người H’rê ở làng Vi Ô Lăk, xã Pờ Ê (huyện Kon Plông) cũng đề ra luật tục của làng.

Luật tục của người H’rê ở làng Vi Ô Lăk được hình thành từ khát vọng của mỗi thành viên trong làng với mong muốn được sống ân nghĩa với các vị thần thiên nhiên và hài hòa với tất cả các thành viên trong cộng đồng. Luật tục của làng do người dân đặt ra và thực hiện, nhưng hội đồng già làng là những người đại diện cho dân làng đưa ra những phán quyết dựa trên luật lệ ấy để bảo vệ trật tự trong làng và sự phát triển của làng.

26 thg 8, 2019

Con trâu trong đời sống của người Hrê ở Pờ Ê

Từ bao đời nay, trong mọi cuộc tế lễ cúng Yàng (trời) của người Hrê ở làng Vi Ô Lăk (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông), vật hiến sinh lớn nhất, quý nhất là con trâu. Bởi đối với người dân ở đây, con trâu là vật nuôi không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn mang giá trị tinh thần…
Người Hrê có mặt trên vùng đất Kon Tum từ rất lâu đời. Nhiều người lớn tuổi trong làng Vi Ô Lăk cho biết, họ được nghe các thế hệ cha ông kể lại, trước đây một nhóm người Hrê ở tỉnh Quãng Ngãi đã di cư lên Kon Tum tìm vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, một số cán bộ cách mạng là người Hrê ở Quảng Ngãi lên vùng Kon Tum hoạt động đến ngày giải phóng cũng ở lại sinh sống và làm việc. Ngoài ra, nhiều thanh niên nam, nữ tới Kon Plông làm ăn, lập gia đình rồi định cư ở đây… Tất cả tạo nên cộng đồng người Hrê như bây giờ.

24 thg 6, 2019

Người H’Rê ở Pờ Ê: Giữ nếp nhà sàn

Với đồng bào H’Rê ở xã Pờ Ê (huyện Kon Plông), nhà sàn không chỉ là nơi để ở, không gian sinh hoạt của mỗi gia đình mà đây còn là sản phẩm văn hóa mang nét đặc trưng, là niềm tự hào của người H’Rê. Vì vậy, dù trải qua những thăng trầm, chịu nhiều tác động từ đời sống hiện đại, nhưng người dân nơi đây vẫn gìn giữ được nếp nhà sàn truyền thống... 

Xã Pờ Ê hiện có gần 550 hộ gia đình với trên 2.200 nhân khẩu, sinh sống tại 7 thôn làng; phần lớn là đồng bào H’Rê. Hiện tại, người dân trên địa bàn vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, trong đó có nếp nhà sàn. Và, nơi đây được ví như “vùng đất của nhà sàn”.

Già làng A Xi (làng Vi Ô Lắc) cho biết: Tùy theo điều kiện mỗi gia đình mà nhà sàn được làm với kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, dù to hay nhỏ thì kiến trúc nhà sàn truyền thống của người H’Rê đều phải có những đặc điểm chung đã trở thành quy tắc “bất di, bất dịch” và được truyền từ đời này sang đời khác.

13 thg 11, 2018

Vinh-vút: nhạc cụ giữ hồn tre nứa của người H’rê

Nhạc cụ truyền thống của người H’rê rất phong phú và đa dạng, có đàn brook, ống tiêu talía, đàn môi pơpel, nhị rađang, "chiêng tre", ching kala, chiêng, đàn vroat, nhưng độc đáo nhất phải kể đến ống vinh-vút, loại nhạc cụ truyền thống dành riêng cho phụ nữ H’rê.

Âm vang từ núi rừng
Là một nhạc cụ đơn giản nhưng với âm thanh trầm bổng, vinh-vút trở thành nhạc cụ đặc trưng thể hiện được tài nghệ khéo léo và tâm hồn nghệ sĩ của người phụ nữ dân tộc H’rê.

Cây đàn Vinh-vút của người H’rê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) được làm từ lồ ô. Người H’rê chọn cây lồ ô làm ống vinh-vút vì loại cây này có đốt dài và mỏng, lúc vỗ sẽ phát ra âm thanh rất to, vang. Lồ ô được chọn làm vinh-vút là những cây đã già, thẳng, dài. Cây còn tươi, người ta cắt bỏ phần mắt, chọn những ống bằng nhau để làm thành một cặp. Cây đàn vinh-vút gồm có hai ống, một ống dài khoảng 1,2 m và một ống dài khoảng 1 m. Chiều dài hay ngắn, to hay nhỏ của cây đàn tuỳ theo ống lồ ô. 

Những ống vinh-vút được làm từ lồ ô. 

21 thg 6, 2018

Những lễ hội về cây lúa của người H’rê ở làng Vi Ô Lắc

Người H'rê ở làng Vi Ô Lắc (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông) có truyền thống làm lúa nước nên các sinh hoạt tín ngưỡng đa phần gắn liền với chu kỳ vòng đời của cây lúa. Hằng năm, người dân làng Vi Ô Lắc thường tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến cây lúa.

Với đồng bào H’rê ở làng Vi Ô Lắc, cây lúa nước có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân, bởi đây không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống mọi người mà còn là nguồn thu nhập chính của mỗi gia đình. Vì thế, những nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.

Hằng năm, đồng bào H’rê ở làng Vi Ô Lắc vẫn duy trì việc tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến việc trồng cấy, thu hoạch lúa như: lễ đón bầu nước thiêng, gieo mạ, cấy lúa, thu hoạch lúa, đón lúa về kho...


Cồng chiêng một trong những đồ vật không thể thiếu trong các lễ hội của dân làng Vi Ô lắc. Ảnh: T.H 

4 thg 9, 2017

Nghệ nhân đam mê truyền lại văn hóa dân tộc H’rê

Ở tuổi 78, nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Sự (thôn Nước Lui, xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn là một trong những người nhiệt tình giữ gìn và truyền dạy lại cách chế tác, cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống của người H’rê như đàn B’rooc, sáo Ta lía, đàn Rơ đong, đàn G’râu cho thế hệ trẻ.

Âm nhạc là vũ khí chiến đấu
Từ năm 13 - 14 tuổi, nghệ nhân Phạm Văn Sự đã theo người lớn đi vào rừng lấy ống tre, ống nứa về để làm các loại nhạc cụ. Theo ông Sự, văn hóa của người H’rê phong phú và đa dạng lắm, ngoài các làn điệu dân ca Ca Chôi, Ta Lêu mượt mà, thắm tình, còn có rất nhiều nhạc cụ.

Gần 80 tuổi, nhưng ông Sự còn khỏe và minh mẫn lắm. Ông vẫn còn nghe rõ âm thanh của từng nhạc cụ, chỉnh chiêng vẫn còn điêu luyện. Ngày trước đi bộ đội, ông mang theo cây sáo, cây đàn của mình để vừa chiến đấu, vừa khích lệ anh em trong thời gian khó. Với ông, những bài ca, tiếng hát, điệu nhạc cũng là một vũ khí chiến đấu. 

Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Sự với cây đàn B'rooc của dân tộc H'rê. Ảnh: Phạm Tiệp 

18 thg 8, 2014

Một thoáng Ba Tơ

Từ lâu, địa danh Ba Tơ đã đi vào lịch sử Việt Nam với cuộc khởi nghĩa ngày 11/3/1945 và đội du kích Ba Tơ anh hùng. Không những thế, Ba Tơ còn được biết đến như một miền đất nên thơ với núi sông hùng vĩ, thiên nhiên tươi đẹp. 

Từ thành phố Quảng Ngãi, theo quốc lộ 1A, đến ngã ba Thạch Trụ, rẽ vào quốc lộ 24, ngược lên hướng tây chừng 30km là Ba Tơ. Hai bên đường là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp với bạt ngàn thảm hoa ngũ sắc và bát ngát màu xanh của rừng cây keo tai tượng. Không ở đâu hoa ngũ sắc nhiều và rực rỡ đến thế, đủ màu, đủ lọai. 

Đường lên Ba Tơ