Hiển thị các bài đăng có nhãn thánh đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thánh đường. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 11, 2022

Thánh đường Hồi giáo- kiến trúc độc đáo và tráng lệ

Thánh đường là trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội và tâm linh của cộng đồng Hồi giáo. Tại TP. Hồ Chí Minh có 4.537 tín đồ Hồi giáo sinh hoạt tâm linh tại 15 ngôi thánh đường (Masjid) và tiểu thánh đường (Su rao). Đây là những công trình kiến trúc tôn giáo đặc trưng, độc đáo, được xây dựng thật uy nghi, tráng lệ.

Chính điện Thánh đường Jamiul Muslimin 52 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận (TP. Hồ Chí Minh)

29 thg 10, 2022

Bên trong thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc: Khi phụ nữ Việt Nam lấy chồng theo đạo Hồi

"Khi đã tìm hiểu về đạo Hồi, tôi mới nhận ra rằng, Hồi giáo là một tôn giáo cực kỳ hòa bình và tốt đẹp. Những tín đồ Hồi giáo thực sự rất chân thành, tử tế, lương thiện, cùng với đó, mình luôn có niềm tin và luôn sống tốt thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến" - chị Châm, một phụ nữ Đà Nẵng chia sẻ.

Có mặt từ sớm, chị Nguyễn Thế Châm, quê Đà Nẵng nhanh chóng mặc trang phục truyền thống của người phụ nữ Hồi giáo, rồi bước vào bên trong căn phòng được ngăn bởi những tấm vải lớn. Đây là nơi cầu nguyện giành riêng cho phụ nữ tại Thánh đường Hồi giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Trưa thứ 6 hàng tuần, chị Châm lại cùng chồng và con trai đến Thánh đường Hồi giáo để cầu nguyện.

Người theo đạo Hồi không khuyến khích phụ nữ đến thánh đường, nhưng Thánh đường Al-Noor vẫn bố trí một phòng hành lễ cho phụ nữ, cách biệt bởi những tấm vải lớn tạo không gian riêng biệt.

Bên trong thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc: Khám phá những điều bất ngờ

Trưa thứ 6 hàng tuần, hàng trăm tín đồ theo đạo Hồi lại đổ về thánh đường hồi giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm (Hà Nội) để hành lễ, cầu nguyện. Hiện ở Hà Nội có hơn 500 người ở các Đại sứ quán, người dân trên 20 nước và trên 100 người Việt theo đạo Hồi thường xuyên đến Al-Noor cầu nguyện.

12 giờ 30 trưa thứ 6 (ngày 10/4), tiếng cầu nguyện của hàng trăm tín đồ hồi giáo bắt đầu vang lên tại thánh đường hồi giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Từng người bước vào bên trong thánh đường hồi giáo Al-Noor một cách lặng lẽ, họ tìm cho mình một chỗ trống để bắt đầu cầu nguyện.

Hôm nay, người hướng dẫn hành lễ tại thánh đường là Nasit. Mỗi ngày anh đều có mặt ở thánh đường từ rất sớm để chuẩn bị cho công việc hành lễ của các tín đồ.

Tọa lạc tại số 12 phố Hàng Lược, giữa trung tâm khu phố cổ Hà Nội, thánh đường Al-Noor là thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội cũng như toàn miền Bắc.

29 thg 1, 2020

Thánh đường Hồi giáo Xuân Lộc

Huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai là nơi tập trung nhiều cộng đồng người Chăm sinh sống, vì vậy, từ năm 2006, xã Xuân Hưng đã được xây dựng một ngôi thánh đường Hồi giáo nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của người dân. Ngôi thánh đường có tên là Masjid Nourul Ehsaan được xem là thánh đường Hồi giáo lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau thánh đường Hồi giáo tại An Giang. 

Kiến trúc chủ đạo của thánh đường Hồi giáo thường tập trung vào ngôi nhà nguyện, nơi tập trung cầu nguyện, sinh hoạt tôn giáo hằng ngày của giáo dân. Khu nhà nguyện của thánh đường Hồi giáo Xuân Lộc có diện tích khoảng 
700 m2 được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của các nước Hồi giáo như Maylaysia, Arab Saudi với kiến trúc tổng thể hình chữ nhật cùng hai tông màu trắng và xanh ngọc làm chủ đạo.

Thánh đường thường được xây theo hình chữ nhật, mái bằng, hướng làm lễ luôn luôn hướng về phía Tây – hướng thánh địa Mecca – khi cầu nguyện. Trên nóc bốn góc ngôi nhà được xây bốn tháp có chóp nhọn, ở chính giữa đỉnh ngôi thánh đường là một tháp tròn lớn hơn úp ngược xuống như cái bát úp. Trên đỉnh tháp có đính biểu tượng vầng trăng khuyết (trăng lưỡi liềm) và ngôi sao năm cánh – đây là biểu tượng đặc trưng của Hồi giáo. Biểu tượng này cũng được trang trí theo một số nơi nhất định và có kích thước khác nhau ở một số nơi trong nhà thờ.

10 thg 10, 2019

Thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Các tín đồ người Chăm cầu nguyện trước một hốc tường hướng về phía tây, trong không gian gần như trống trơn để tránh xao lãng. 

Thánh đường Mas Jid Khay Ri Yah ở xã Nhơn Hội, huyện An Phú là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi (hay Chăm Islam) sống tại địa phương. Đây cũng là một trong những điểm tham quan của du khách khi tới Búng Bình Thiên rộng 200 ha, một trong những hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ. 

14 thg 8, 2018

Thánh Đường Hồi giáo gần 1 thế kỷ giữa Sài Gòn

Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman tồn tại gần 1 thế kỷ giữa trung tâm Sài Gòn, là nơi các tín đồ đạo Hồi đến hành lễ.

Thánh đường Jamia Al-Musulman được xây dựng từ năm 1935, tọa lạc ở số 66, đường Đông Du, quận 1, TPHCM. Khuôn viên thánh đường có diện tích khoảng 2.000 
m2, do cộng đồng người Ấn kiều quyên góp tiền xây dựng. Nơi đây trở thành địa điểm phục vụ nhu cầu tâm linh của những tín đồ Hồi giáo đến từ Nam Ấn Độ tại Sài Gòn.

Thánh đường mang phong cách kiến trúc đậm dấu ấn Hồi giáo vùng Nam Á với những chỏm cầu hình búp sen, vòm cuốn cửa nhọn đầu hình lá đề. Lối vào chính điện có gắn bảng ghi tên và năm xây dựng. Biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao năm cánh của Hồi giáo hiện hữu trên nhiều họa tiết trang trí ở thánh đường. Trăng lưỡi liềm là biểu tượng cho Âm lịch Hồi giáo, ngôi sao là biểu tượng cho sự tuân theo ý Chúa.

6 thg 6, 2018

Thánh đường Hồi giáo hơn 80 năm tuổi ở trung tâm Sài Gòn

Được xây dựng từ năm 1935, Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman là nơi các tín đồ đạo Hồi đến hành lễ tại Sài Gòn. 

Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman nằm ở số 66, đường Đông Du, quận 1, TP HCM. Đây là thánh đường nổi tiếng bậc nhất của Sài Gòn, với diện tích khoảng 2.000 m2. 

2 thg 11, 2015

Masjid là thánh đường Hồi giáo?

Ở các thánh đường Hồi giáo, ta thường gặp chữ Masjid. Như ở thánh đường Rahim, ngôi thánh đường xưa nhất Sài Gòn (và Việt Nam) tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa


30 thg 10, 2015

Thánh đường Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn

Nếu thánh đường Rahim (45 Nam Kỳ Khởi Nghĩa) được xem là ngôi thánh đường xưa nhất Sài Gòn  (xây dựng năm 1885) thì thánh đường Musulman (còn gọi là Thánh đường Đông Du, tọa lạc tại 66 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1) được xem là ngôi thánh đường lớn nhất và là thánh đường trung tâm của Sài Gòn. Thánh đường Đông Du được xây dựng năm 1935, sau thánh đường Rahim đúng 50 năm. Thánh đường Rahim do tín đồ Hồi giáo Malaysia xây, còn thánh đường Musulman do tín đồ Hồi giáo Ấn độ.


Thánh đường Hồi giáo xưa nhất Sài Gòn

Ngôi thánh đường Hồi giáo được ghi nhận xưa nhất Sài Gòn là Thánh đường Rahim, tọa lạc tại 45 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1. Thánh đường này do tín đồ Malaysia xây dựng năm 1885. Mặt ngoài thánh đường có ghi rõ:

MASJID AL RAHIM
Malaysia - Indonesia
Since 1885

18 thg 10, 2015

Những thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Nằm lặng lẽ bên bờ sông Hậu, làng Châu Giang với các thánh đường trắng như một chốn yên bình bên sự nhộn nhịp của thành phố vùng biên Châu Đốc.

Làng người chăm Châu Giang thuộc huyện An Phú, là nơi sông Mekong đổ vào đất Việt và chia tách thành hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Đây cũng là nơi tập trung cộng đồng người Chăm lớn nhất ở An Giang. Từ thành phố Châu Đốc, chỉ mất hơn 5 phút đi phà là bạn đã có mặt tại xã Châu Giang. 

20 thg 8, 2014

Thánh đường Hồi giáo ở TP Hồ Chí Minh

Tôi vẫn nghĩ là ở TPHCM không có thánh đường Hồi giáo, hoặc nếu có thì cũng chỉ một vài ngôi thôi (vì xứ ta đâu phải đất nước đạo Hồi). Vậy nên khi tìm hiểu tôi giật mình khi biết được số lượng thánh đường Hồi giáo ở TPHCM. Các bạn có biết bao nhiêu ngôi không? Có tới 15 ngôi thánh đường Hồi giáo ở TPHCM!

Nói cho chính xác thì như thế này: có 2 loại thánh đường Hồi giáo. Thánh đường lớn gọi là Masjid, thường xây theo hướng đông tây, có hậu cung và chạm trổ đẹp. Thánh đường nhỏ gọi là Surao hay còn gọi là nhà nguyện, đây là những ngôi nhà bình thường dùng làm nơi cầu nguyện và hội họp. TPHCM có 9 masjid và 6 surao.

Tín đồ Hồi giáo ở TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung đa số là người Chăm. Cách tổ chức của Hồi giáo khá giống với Công giáo. Người công giáo tổ chức thành giáo xứ, mỗi giáo xứ có nhà thờ để giáo dân tới hành lễ. Hồi giáo tổ chức thành từng jum ah, mỗi jum ah gồm một hoặc vài khu vực cư trú của tín đồ và có thánh đường (masjid) hoặc tiểu thánh đường (surao) để tới hành lễ. Tuy nhiên, số tín đồ của một jum ah ít hơn nhiều so với số giáo dân của một giáo xứ. Giáo xứ có cha xứ thì jum ah có 2 vị lãnh đạo gọi là Hakêm và Naếp.

31 thg 5, 2013

Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn ( thuộc xã Duy phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) - được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới năm 1999. Di sản này có một vị trí rất quan trọng trong nền văn hóa nghệ thuật Đông Nam Á. 

Tháng 12 năm 1999, cùng với đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới. Hàng năm, nơi này đón hàng trăm ngàn du khách đến chiêm ngưỡng vùng đất từng là kinh đô của người Chămpa. 

Hàng trăm ngàn du khách viếng thăm Thánh địa Mỹ Sơn hàng năm 


11 thg 1, 2013

Xóm cầu Mương Chà


Thánh đường Hồi giáo ở xóm cầu Mương Chà. Ảnh: Phương Kiều

Huyện An Phú (An Giang) có 5 xã, trong đó xã Đa Phước có đông người Chăm cư ngụ (khoảng 6.000 người - theo số liệu năm 2007). Chà là tiếng chỉ đồng bào Chăm. Chính vì vậy mà xóm nhà của người Chăm ở hai bên đường và cây cầu tại ấp Hà Bao, xã Đa Phước cùng gọi tên là Mương Chà.

Có rất nhiều tên gọi người Chăm An Giang như Chàm, Chà, Chà Và, Chà Và Ku, Chiêm Thành, Gia Va, Mã Lai, Khmer Islam, Champa. Còn đồng bào Chăm tự gọi là Chăm, Chăm Bàni, Chăm Islam, Chăm Chuk, Chăm Kaphir, Chăm Jet. Trong đó, tên Chàm có thể bắt nguồn từ người Kinh nghe đồng bào tự xưng là Chăm. Trong công văn, giấy tờ, người Pháp đều gọi Champa, nên lâu dần biến âm, thành Chàm.


Thánh đường Mubarak ở Châu Giang


Thánh đường Mubarak. Ảnh: TP. Diều

Thánh đường Mubarak tọa lạc trên một sở đất rộng, bên bờ Châu Giang hiền hòa, thuộc xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Người địa phương thường gọi nôm na các thánh đường Hồi giáo ở đây là chùa. Ước tính, hiện nay ở An Giang có khoảng 12.700 tín đồ theo đạo Hồi.

Ở Nam bộ, người Chăm không nhiều, phần lớn sinh sống tập trung ở An Giang. Mặc dù có cùng nguồn gốc, nhưng người Chăm ở An Giang khác với người Chăm ở miền Trung.


17 thg 6, 2011

Ngôi thánh đường Hồi giáo

Photobucket
Ảnh: dulichbui.org

Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Nhìn ảnh, bạn có thể đoán được ngôi thánh đường Hồi giáo này ở đâu không?

Không phải ở các nước Ả Rập. Không phải ở Malaysia, Indonesia. Ở Việt Nam đó bạn ạ. Và có lẽ với không ít người dân Đồng Nai, thông tin này sẽ khá bất ngờ: Ngôi thánh đường Hồi giáo này ở Đồng Nai, và là ngôi thánh đường Hồi giáo lớn nhất Việt Nam tại thời điểm khánh thành (2006).