Hiển thị các bài đăng có nhãn hang động. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hang động. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 2, 2024

Hang Quân y – công trình độc đáo trên đảo Cát Bà

Hang Quân y là một hang động sở hữu vẻ đẹp độc đáo bậc nhất trong khu vực quần đảo Cát Bà (Hải Phòng). Khoảng những năm 1960, nơi đây được thiết kế là một bệnh viện dã chiến để phục vụ kháng chiến chống Mỹ và đến nay đã trở thành niềm tự hào của Quân y Việt Nam.

Cách trung tâm thị trấn Cát Bà (Hải Phòng) khoảng 15 km, hang Quân y được thiết kế trong một hang động thuộc Vườn quốc gia Cát Bà với lối đi thoai thoải, cây cối bao quanh. Hang động này được hình thành với cấu trúc độc đáo là đá vôi và thạch anh. Những khối thạch nhũ lung linh đủ hình thù tự nhiên do trầm tích ven biển tạo thành đã tạo nên không gian huyền ảo, thơ mộng cho hang động này.




Phòng họp chỉ huy tác chiến bên trong hang Quân Y.

Trước đây hang có tên là Hùng Sơn được đặt theo tên một vị tướng nhà Trần đã đánh trận Bạch Đằng lịch sử và là người đã phát hiện ra hang. Trong chiến tranh chống Mỹ, khoảng những năm 1960 hang được thiết kế thành bệnh viện cho thương binh và là nơi trú ẩn tránh bom đạn cho người dân địa phương cũng như người dân đảo Bạch Long Vỹ lân cận với sức chứa khoảng 100 bệnh nhân. Hang Quân y thực sự là một kiệt tác của thời chiến, vì công trình được xây dựng hoàn toàn bên trong núi, một bệnh viện tạm bợ được xây dựng trong hang là nơi lý tưởng để phục hồi chức năng.





Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những công trình kiến ​​trúc hang động của hang Quân y vẫn còn nguyên vẹn. Công trình được xây dựng khép kín bằng bê tông cốt thép, chiều dài giữa hai động khoảng 200 mét, được thiết kế có cửa trước hướng Tây, cửa sau quay về hướng Đông. Qua ba lớp cửa dày đặc là bệnh viện gồm 3 tầng, trong đó tầng 1 là khu chính với 14 phòng chức năng như phòng mổ, phòng chờ và phòng thuốc, tầng 2 là rạp chiếu phim và phòng tập, kiểm tra thể lực, tầng 3 là sảnh đón tiếp, phòng cho lính canh và sĩ quan. Được xây dựng như một bệnh viện thời chiến, hang Quân y được trang bị hệ thống ra vào, thoát nước, thông gió ... hoàn hảo. Trong hang có dấu vết của những thanh gỗ ốp vào tường làm tủ thuốc, lối thoát hiểm từ tầng 3 xuống tầng 1 dẫn ra cửa sau ẩn hiện sau những măng đá lớn ở lưng núi. Động Quân Y đại diện cho một bệnh viện Quân Y lớn thời chiến với đầy đủ trang thiết bị và khu điều trị cho hàng trăm người.

Ngay ở lối vào hang đầu tiên, du khách sẽ bắt gặp 1 cánh cửa sắt kiên cố. Cửa được thiết kế đường cong để chống đạn, mảnh bom vì khi đạn văng vào đường cong này sẽ khiến đạn, bom bắn sang hai bên thay vì găm thẳng vào gây hư hại cửa. Ngay sau tấm cửa kiên cố với 4 chốt sắt phụ, 1 chốt chính là lối vào bệnh viện dã chiến với quy mô cực kỳ hoành tráng. Cửa vào có thể hơi nhỏ khiến bạn hơi sợ bởi sự lạnh lẽo và thiếu ánh sáng của nó.




Những năm gần đây, hoạt động khám phá hang động ở Cát Bà ngày càng thu hút nhiều du khách, hệ thống hang động với các tour du lịch sinh thái, cộng đồng, đi bộ đường dài ... ở Việt Hải, Trân Châu ... đang đóng góp vào sự phát triển du lịch của Cát Bà. Đặc biệt, với giá trị lịch sử và giá trị kiến trúc được hình thành bởi sự kết hợp giữa bàn tay thiên nhiên và con người, hang Quân y đang trở thành địa điểm hấp dẫn trong hành trình của những trải nghiệm đến với hòn đảo Cát Bà xinh đẹp.

Du khách nước ngoài tham quan hang Quân y trong hành trình khám phá đảo Cát Bà.

Bài: Công Đạt - Ảnh: Thanh Giang

20 thg 12, 2023

“Cung điện” thạch nhũ nơi địa đầu Tổ quốc


Cái tên động Ngườm Ngao đã gợi lên sự bí ẩn, thôi thúc du khách đến mảnh đất địa đầu Cao Bằng để tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm một “cung điện” thạch nhũ đẹp lung linh, huyền ảo.

Động Ngườm Ngao thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Tương truyền, xưa kia trong động có rất nhiều hổ dữ sinh sống, ngày đêm phát ra những tiếng gầm gào đáng sợ, nên người Tày nơi đây mới đặt tên động là Ngườm Ngao có nghĩa là động hổ.

13 thg 11, 2023

Những bài thơ cổ khắc trong hang núi ở xứ Thanh

Động Hồ Công nằm trên đỉnh núi Xuân Đài (xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc) từng được nhiều vua chúa, danh nho đến tham quan rồi cho khắc thơ lên vách đá, ca ngợi cảnh đẹp nơi đây.


Động Hồ Công thuộc vùng đệm, cách di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ khoảng 5 km về hướng đông nam. Từ thành phố Thanh Hoá, đi theo quốc lộ 45 hơn 40 km là đến dãy Xuân Đài, ven bờ sông Mã.

18 thg 9, 2023

Khám phá vẻ đẹp động Vái Giời - chốn bồng lai tiên cảnh ở Ninh Bình

Động Vái Giời thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, nằm trên ngọn núi cao trong khu du lịch sinh thái Thung Nham. Để leo lên tới động phải qua 439 bậc đá, động rộng khoảng 5.000 m² với 3 tầng ẩn chứ nhiều măng nhũ đá mang hình khối tượng trưng cho cõi niết bàn, bồ tát, thiên đình.

27 thg 8, 2023

Kỳ vĩ Động Ngườm Ngao

Tỉnh miền núi Cao Bằng có địa hình hiểm trở nhiều đồi núi, cảnh quan thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Cao Bằng đóng góp vào bản đồ du lịch rất nhiều điểm đến hấp dẫn như hang Pắc Bó, thác Bản Giốc, làng đá Khuổi Ky… Đặc biệt là động Ngườm Ngao- một kiệt tác thiên nhiên hiếm có.

Du khách thám hiểm động Ngườm Ngao - Ảnh Thanh Hà

Động Ngườm Ngao hay còn có tên gọi khác là động Ngao ẩn mình trong một ngọn núi hùng vỹ ở xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Động được phát hiện năm 1921 và được tỉnh Cao Bằng đưa vào khai thác du lịch năm 1996. Năm 1998, động Ngườm Ngao được công nhận là Danh thắng quốc gia.

15 thg 8, 2023

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của hang Sưng ở Hòa Bình

Hang Sưng tại Bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc, Hòa Bình) vẫn còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ tự nhiên và là nơi cư ngụ của rất nhiều dơi, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm khám phá.

Cửa vào hang Sưng (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

20 thg 7, 2023

Hang Heo - bãi đá kỹ vĩ ở Nha Trang

Hang Heo là bãi đá tự nhiên, gai góc nằm cạnh bãi tắm hoang sơ, tách biệt khỏi thành phố ồn ào, gần đường chạy VnExpress Marathon Nha Trang.

Bãi đá nằm ở thôn Lương Sơn, xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang. Từ trung tâm thành phố, du khách theo đường Phạm Văn Đồng, lên đèo Lương Sơn đến khi đổ xuống hết dốc cuối cùng là đến Hang Heo. Du khách, runner đến vào dịp VnExpress Marathon Marvelous Nha Trang ngày 13/8 có thể nhìn thấy bãi đã này từ đường chạy 42km, đoạn cuối đèo Lương Sơn.

Đi bộ vào bên trong khoảng 200 mét, du khách sẽ gặp bãi đá cong vòng theo bờ biển, dài gần cây số. Bên trái bãi đá là bãi tắm Lương Sơn, bên phải có những khối đá nhọn to sừng sững, kỳ ảo. Leo vào bên trong những khối đá này là Hang Heo. Bãi đá ở Hang Heo đã nghìn năm tuổi. Nắng, mưa, sóng, gió khiến bãi đá trở nên xù xì. Những khối đá ở đây đủ mọi hình dạng, kích thước, có khối sắc nhọn, có khối cong tròn. Nằm cạnh bãi biển xanh, những khối đá còn được nhiều loại thực vật họ cây leo bao phủ tạo nên khung cảnh hoang sơ, mộc mạc.

Bình minh tại Hang Heo. Ảnh: Sưu tầm

9 thg 6, 2023

Từ Thức - hang động bậc nhất xứ Thanh

Động Từ Thức được coi là một trong những hang động đẹp nhất ở Thanh Hoá với cảnh núi non hùng vĩ, thạch nhũ lung linh huyền ảo gắn với truyền thuyết Từ Thức lấy tiên.


Động Từ Thức nằm trong lòng một quả núi thuộc dãy Tam Điệp hùng vĩ ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, cách TP Thanh Hóa hơn 40 km về phía Đông Bắc. Di tích này được mệnh danh là một trong những hang động đẹp vùng đồng bằng ven biển Thanh Hoá.

2 thg 5, 2023

Khám phá quần thể hang động núi lửa Krông Nô, công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông

Bộ ảnh "Khám phá quần thể hang động núi lửa Krông Nô, công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông" được thực hiện bởi NSNA Ngô Minh Phương là bộ ảnh xuất sắc đã đoạt Cúp VAPA Giải thưởng Nhiếp ảnh xuất sắc năm 2022.

Giải thưởng Nhiếp ảnh xuất sắc là giải thưởng quan trọng nhất trong năm của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao tặng cho các nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp có tác phẩm ảnh và công trình sách giàu tính sáng tạo, có chất lượng nghệ thuật cao. Những tác phẩm ảnh được xét chọn là những tác phẩm đoạt giải Nhất, Nhì, Ba tại các cuộc thi cấp tỉnh hoặc tương đương; Đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng và Khuyến khích từ cấp Khu vực hoặc tương đương trở lên do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, phối hợp tổ chức hoặc bảo trợ; Đoạt các Huy chương Vàng, Bạc, Đồng tại các cuộc thi ảnh quốc tế được tổ chức; Các công trình sách nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh, sách ảnh nghệ thuật, sách kỹ thuật của hội viên có giá trị được công luận đánh giá cao, xuất bản trong năm 2022. Trong đó, tác phẩm đoạt Cúp VAPA là đại diện nhiếp ảnh được đánh giá cao nhất, cũng là giải thưởng cao quý nhất của Giải thưởng Nhiếp ảnh xuất sắc trong một năm.  

Hệ thống hang động núi lửa Krông Nô là điểm nhấn trong Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Dài và độc đáo bậc nhất Đông Nam Á, nằm ẩn mình trong rừng sâu hoang sơ, quần thể hang động này nối liền với những ngọn thác đẹp hùng vĩ trên dòng sông Sêrêpôk.

3 thg 4, 2023

Trải nghiệm thảo nguyên xanh và hang Chà Lòi


Thung lũng bản Còi Đá (thuộc xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) nằm cách thành phố Đồng Hới gần 40km. Ở đây chỉ có 3 nếp nhà sàn của bà con người Vân Kiều, họ sống vô ưu như ba nốt nhạc giữa thảo nguyên xanh đẹp tựa một bức tranh của núi rừng.

8 thg 3, 2023

Hang quan tài trên đỉnh núi tây Thanh Hoá

Trong lòng hang rộng hơn 300 m² ở huyện Quan Hoá, hàng trăm cỗ quan tài độc mộc ngổn ngang.


Ngọn núi Pa Cáng nằm cạnh dòng sông Lò chảy qua thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 200 km về phía tây hiện còn nhiều bí ẩn chưa có lời giải.

Trong số những điều kỳ bí ở vùng đất Mường Ca Da cổ này, có những câu chuyện kỳ lạ liên quan đến một hang núi chứa quan tài táng trên sườn núi. Người dân địa phương gọi động táng này là hang Phi hay hang Ma.

14 thg 12, 2022

Hang Mắt Rồng bên bờ sông Mã

Hang Mắt Rồng nằm trên đỉnh núi hình con Rồng, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km, xung quanh có nhiều cảnh đẹp.


Hang Mắt Rồng hay còn có tên gọi khác là động Long Quang nằm ở phần mõm núi nhô ra ở bờ nam sông Mã, sát chân cầu Hàm Rồng (phường Hàm Rồng). Khi đứng trên hang Mắt Rồng, du khách có thể quan sát toàn cảnh thành phố Thanh Hoá và dòng sông Mã.

Theo truyền thuyết, cả dãy núi Hàm Rồng được coi là hiện thân của một con rồng chín khúc uốn lượn ở hạ lưu sông Mã. Đầu rồng chính là vị trí động Long Quang, lưng rồng là các dãy núi liên tiếp như đồi C4, đồi Rada, khu Văn Chỉ, đồi Con Công, còn đuôi rồng nằm ở cuối làng cổ Đông Sơn.

28 thg 10, 2022

Lạc chốn Ngườm Ngao kỳ ảo

Động Ngườm Ngao (hay còn gọi là động Ngao) nằm trong lòng núi thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ngườm Ngao mang một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, tráng lệ.

Động Ngườm Ngao trong tiếng Tày có nghĩa là Động Hổ (Ngườm: động, Ngao: hổ). Tương truyền, ngày xưa trong động có nhiều hổ dữ gầm rú ngày đêm, nên người Tày nơi đây đặt tên động là Ngườm Ngao.

25 thg 9, 2022

Khám phá tiên cảnh trong lòng Di sản

Nằm trên tuyến tham quan số 2, hồ Động Tiên có cảnh quan ngoạn mục, hồ nước nằm gọn trong lòng trái núi, tạo nên cảnh đẹp, nên thơ. Không chỉ vậy, hang hồ Động Tiên còn chứa đựng nhiều giá trị lớn về nghiên cứu khoa học, địa chất địa mạo, lịch sử, văn hóa.

Nằm trên tuyến tham quan số 2, hồ Động Tiên có cảnh quan ngoạn mục, hồ nước nằm gọn trong lòng trái núi, tạo nên cảnh đẹp, nên thơ. Không chỉ vậy, hang hồ Động Tiên còn chứa đựng nhiều giá trị lớn về nghiên cứu khoa học, địa chất địa mạo, lịch sử, văn hóa.

Cách Bãi Cháy chừng 12 km, hồ Động Tiên nằm ở phía Đông của đảo Bồ Hòn, có diện tích khoảng 650 m². Quả thật với du khách, hồ Động Tiên gây ấn tượng đầu tiên ngay từ cái tên gọi. Theo tích cũ thì sở dĩ hang có tên gọi như vậy vì hang có kết cấu, cảnh quan đặc biệt: Thông với một hồ nhỏ nằm lọt thỏm trong lòng núi. Tích xưa kể này, do cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, lại là nơi hoang vắng, tĩnh lặng nên nơi đây từng thu hút những nàng tiên xinh đẹp xuống chơi đùa...

Cảnh đẹp khu vực hồ Động Tiên.

11 thg 9, 2022

“Động thiên thai” trên nóc nhà miền Tây

Đó là “Động Thủy Liêm” ở núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Địa danh này làm người ta dễ nhầm lẫn với hồ Thủy Liêm trước chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh (cũng trên đỉnh núi Cấm).


Động Thủy Liêm chúng tôi nhắc đến nằm khuất bên con đường dân sinh nhỏ hẹp, nếu không nhờ người dân địa phương đưa đến thì sẽ rất khó tìm.

28 thg 8, 2022

Khám phá ngôi chùa độc đáo nằm trong hang đá ở Yên Bái

Chùa Hang São nằm trong vành đai kiến tạo địa chất của vỏ trái đất, là một trong những chùa hang nổi tiếng đẹp và linh thiêng ở Yên Bái, tương truyền, được phát hiện từ thời Vua Hùng Vương thứ 6.

Chiếc chuông bằng đá lớn ở động Đền Trung chùa Hang São, khi gõ vào âm vang như trống đồng. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)

Di tích chùa Hang São nằm trong núi São với độ cao 200m, thuộc địa khối Đông Nam dãy Phu Sa Phìn chạy dọc theo hướng Tây Bắc-Đông Nam thuộc địa phận thôn São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Chùa Hang São có tên gọi theo tiếng địa phương là chùa São. São là một bản của làng Nhân Mục, thuộc tổng Lâm Trường Hạ, Châu Lục Yên xưa. Lý giải về tên chùa có ý kiến cho rằng trước đây thường có đàn chim São bay về và làm tổ trong hang, vì vậy đặt tên São cho tên chùa.

Chùa Hang São còn có tên chữ là Hương Thảo Tự. Hương tên chữ là “Hương núi”; Thảo có nghĩa là “Thảo mộc”, với ý nghĩa “Mùi thơm của các loài cây nơi núi cao.”

Tương truyền, động chùa này được phát hiện từ thời Vua Hùng Vương thứ 6. Trong một chuyến kinh lý, nhà vua thấy thế núi "long chầu hổ phục", có hang động đẹp nên sau đó đã đem di hài Thái mẫu lên hung cát ở đây, nay vẫn còn cung Thái mẫu ở trong động.

Đến thời tiền Lê, một nhà vua đến động này và đặt tên là “Động Hương Thảo tự” để sánh với động Hương Tích tự ở trấn Sơn Tây. Ngày nay, người dân địa phương quen gọi là chùa Hang São.

Chùa Hang São nằm trong vành đai kiến tạo địa chất của vỏ trái đất, quá trình đứt gãy của địa khối Đông Nam dãy Phu Sa Phìn kéo dài từ kỷ Cambri cách đây 540 triệu năm, chấm dứt vào kỷ Krêta, cách đây 65 triệu năm. Có thể nói đây là một giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử nước ta.

Trong giai đoạn này, Lục Yên chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các vận động tạo núi Calêđôni và Kimêta thuộc đại trung sinh. Vì vậy, các dãy núi vùng Lục Yên đều có hướng Tây Bắc-Đông Nam. Sự uốn nếp và nâng lên trong các hoạt động tạo núi đã tạo điều kiện cho nước dễ thấm và hòa tan đá vôi thành canxicacbonat cùng các điều kiện vật lý hóa khác là nguyên nhân chính tạo ra địa hình, địa mạo và sự kỳ ảo của hệ thống hang động đất Ngọc Lục Yên.

Chùa Hang São là một trong những chùa hang nổi tiếng đẹp và linh thiêng ở Yên Bái. Khởi thủy chùa São được các cư dân Tày bản địa xây vào thế kỷ XIII-XIV để thờ Phật. Tới thời Lê Trung Hưng, khi Vũ Văn Mật xây thành Đại Đồng, châu Thu Vật, trấn Tuyên Quang, thấy con gái là Vũ Thị Ngọc Anh tinh thông văn võ lại am hiểu nghề nông, do đó Vũ Văn Mật tiến cử bà với vua Lê và được vua Lê phong chức phó tướng, phụ trách quân lương hậu cần.

Với trọng trách của mình, bà chúa Bầu họ Vũ đã đem kinh nghiệm canh tác ở miền xuôi lên, phổ biến cho bà con Tày bản địa và quân binh trong vùng khai hoang ruộng nước, trồng bông dệt vải. Bà đã cùng chủ tướng Vũ Văn Mật xây dựng nên một hệ thống thành nhà Bầu rộng khắp. Bà cũng là người trực tiếp luyện quân, tập binh để bổ sung lực lượng. Riêng Chùa hang São bà biến làm kho tập kết lương thực phòng khi chiến tranh với nhà Mạc.

Theo “Kiến văn tiểu lục” của Lê Qúy Đôn, bà Vũ Thị Ngọc Anh do có nhiều công lao trong xây dựng căn cứ và dạy dân trồng lương thảo được bà con trong vùng tôn từ như: “Bà chúa lương”; “Bà chúa kho”; “Bà chúa Bầu”; “Bà Anh thần nông.” Người địa phương còn gọi bà là “Bà Bụt hay bà Ỏn.”

Theo “Đại Nam nhất thống chí,” doanh trại chính của bà Vũ Thị Ngọc Anh là thành Bến Lăn, nơi có võ trường huấn luyện quân binh. Sau khi bà mất, tưởng nhớ tới công ơn của bà, nhân dân thôn bản tôn thờ bà Vũ Thị Ngọc Anh trong chùa hang São.

Sang tới thời Nguyễn với việc coi trọng việc tu bổ đình, đền, chùa và nghi thức tế tự, nhân dân bản São dựng thêm một ngôi chùa nhỏ với ba gian nhà tranh, kết cấu theo kiểu chuôi vồ thờ Phật và bà Vũ Thị Ngọc Anh ở trước chùa hang.

Tương truyền, động chùa Hang São được phát hiện từ thời Hùng Vương thứ 6, trong một chuyến kinh lý, nhà vua thấy thế núi long chầu hổ phục, có hang động đẹp nên sau đó đã đem di hài Thái mẫu lên hung cát ở đây. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)

Chùa hang São có cửa hang quay theo hướng Đông Bắc, gần song song so với tả ngạn sông Chảy, cách sông Chảy khoảng 500m. Quần thể chùa hang São gồm 1 chùa thiên tạo (chùa São) và một chùa nhân tạo (chùa Hang). Chùa hang São cách chùa Hang 100m, hiện tại chỉ còn phần nền nằm trong khu khuôn viên trường tiểu học xã Tân Lập đã bị biến dạng, không thể nhận biết chính xác vị trí từng hàng chân cột, trong lớp đất mặt có nhiều ngói vỡ, so sánh chúng khá đồng dạng với các mẫu ngói được phát hiện tại Đình làng São.

Chùa hang São là một ngôi chùa thiên tạo, từ lâu đời đã được nhân dân sử dụng làm nơi thờ cúng và được chia làm ba chùa; chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.

Chùa Hạ, là một mái đá có mặt nền gồ ghề, rộng 10m, sâu 5m, chính giữa là một ban thờ bằng đá khá bằng phẳng.

Chùa Trung là một vách đá dựng đứng và được nối với chùa Hạ bằng một con đường nhỏ cheo leo bám theo vách đá.

Chùa Thượng là ngôi chùa có diện tích lớn nhất, chùa có cấu tạo gồm 2 phần; hang trên và hang dưới: Hang trên (Tiền Đường) có mặt nền tương đối bằng phẳng, có đường thông với Trời, sâu hang 32 m, rộng hang 38 m, cao trần 15-18 m, diện tích 1.216 m². Hang dưới (Hậu cung) thấp hơn so với hang trên khoảng 5 m, sâu hang 79 m, rộng hang 22 m, cao trần 15-18 m, diện tích 1.738 m².

Quan sát nền hang cho thấy có nhiều mảnh gốm sứ Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ 18-19. Tại nền hang vào thập niên 90 các nhà khảo cổ đã có cuộc khảo sát và phát hiện ra nhiều công cụ, mảnh tước, với kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp trên đá cuội thuộc nền văn hóa Sơn Vi. Chính giữa hang là tòa Tam Bảo và ba pho tượng Di Đà bằng đá (tự nhiên).

Quan sát cả hang trên và hang dưới cho thấy trên vòm trần có nhiều khối nhũ đá rủ xuống tạo thành hình thù lạ mắt, nơi hậu cung là một quần thể những nhũ đá tạo nên các pho tượng Phật với nhiều hình dáng và màu sắc, khiến ta như ngỡ lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Tháng 12/1949, chùa Hang São, xã Tân Lập vinh dự là nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện Lục Yên lần thứ hai. Đây là dấu mốc quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lục Yên về việc huy động sức người, sức của phục vụ tiền tuyến, góp phần tích cực vào chiến thắng Sông Thao.

Ngày 17/9/2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1395/QĐ-UBND công nhận chùa Hang São thuộc thôn São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh.

Lối vào chùa Hang São ở thôn làng São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)

Sư cô Thích nữ Diệu Hiếu giới thiệu về chùa Hang São. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)

Chùa São có ba động: Động chùa Hạ (Đền Hạ), động Chùa Trung (Đền Trung) và động chùa Thượng (Đền Thượng). Đây là ngôi chùa nổi tiếng đẹp và linh thiêng ở Yên Bái. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)

Cảnh vật bên trong động Đền Trung chùa Hang São. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)

Đến Yên Bái thăm ngôi chùa độc đáo nằm trong hang đá triệu năm

Chùa Hang Úc là một ngôi chùa cổ nằm trong hang đá ở lưng chừng núi Thâm Then ở Yên Bái, những phế tích, di vật quý hiếm của ngôi chùa cổ mang đậm yếu tố Chămpa thời triều đại nhà Trần thế kỷ 13-14.

Chùa nằm trong hang ở lưng chừng núi Thâm Then, vùng bán ngập hồ Thác Bà. (Ảnh: Đức Tưởng/TTXVN)

2 thg 8, 2022

Lào Cai: Hấp dẫn động Na Măng (Mường Khương)

Sở hữu một vẻ đẹp nguyên sơ, động Na Măng ở xã Pha Long, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) là một thắng cảnh thiên nhiên đẹp, độc đáo, được hình thành qua các đợt kiến tạo địa chất kéo dài hàng nghìn năm.

Cửa động Na Măng

Động Na Măng là một thắng cảnh thuộc thôn Pao Pao Chải, xã Pha Long, huyện Mường Khương, nằm cách trung tâm xã Pha Long khoảng 5km. Cửa động là lối đi nhỏ, có chiều cao khoảng hơn 3 mét, dốc xuống. Lối đi kéo dài khoảng 5 mét thì dẫn đến khoảng cung đầu tiên của động. Đây là không gian đầu tiên tiếp giáp cửa động với những khối hình nhũ đá mọc từ phía hai bên thành, dưới mặt đất cho đến trên vòm với nhiều hình thù lạ mắt, nổi bật nhất là hình các hoa lá và những cột nhũ đá khổng lồ. Độ phân bố của các khối nhũ đá càng dày đặc theo quãng đường từ cửa tiến vào phía giữa động.

28 thg 7, 2022

Vẻ đẹp huyền bí của Động Huyền Không

Tọa lạc hòn Thủy Sơn, nằm ở đỉnh cao nhất của danh thắng Ngũ Hành Sơn - số 81 đường Huyền Trân Công Chúa (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) là động Huyền Không, nơi thu hút đông đảo du khách tìm đến với cội nguồn tâm linh và khám phá vẻ đẹp của thắng cảnh.

Video: CHÁNH LÂM

Động Huyền Không tọa lạc trên đỉnh Thượng Thai - Đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ. Ngũ Hành Sơn là một quần thể gồm 5 núi đá vôi nhô lên trên bãi cát ven biển: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Với phong cảnh non nước hữu tình cùng những mỏm đá lớn rêu phong cổ kính, nơi đây là địa điểm được các vị cố nhân chọn xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo mang giá trị lịch sử của Đà Nẵng.

16 thg 7, 2022

Vẻ đẹp kỳ ảo của hang Gió

Từng được biết đến là một trong những thắng cảnh thu hút du khách hàng đầu Xứ Lạng, hang Gió (nằm trên địa bàn thôn Sao Thượng B, xã Sao Mai, huyện Chi Lăng) gây ấn tượng bằng vẻ đẹp hoang sơ kỳ thú với những nhũ đá tự nhiên có hình thù độc đáo như: các con vật, dòng nước, hoa sen, rèm đá, thác nghiêng, chuông đá, măng đá, cột đá…

Hang có quy mô lớn, gồm 2 tầng chính và 1 tầng hầm, ít ngách phụ, tổng chiều dài khoảng 700 m, rộng từ 50 đến 70 m. Cửa hang nằm tại lưng chừng núi, gió thổi lồng lộng mát rượi. Bên trong hang khá tối nhưng tương đối bằng phẳng, đi lại dễ dàng. Vòm hang cao rộng, thoáng mát mang dáng dấp của vòm nhà thờ.

Đến với hang Gió, ta cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh khi trước mắt là những mỏm đá óng ánh như dát bạc, hay những nhũ đá với đủ hình dáng gợi lên sự liên tưởng lý thú cho người xem.

Đường đi bên trong hang Gió khá hẹp nhưng tương đối bằng phẳng dễ đi lại. Bên dưới, bên vách và trên trần hang phủ đầy những nhũ đá đủ hình thù