Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà hàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà hàng. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 9, 2022

Bún thang hải sâm

Bún thang vốn là một món ăn cầu kỳ, tinh tế thể hiện phong cách thanh nhã của ẩm thực Hà thành. Bún thang hải sâm là một dấu ấn ẩm thực mới thể hiện sự kết hợp tài tình của người chế biến với rất nhiều nguyên liệu tạo nên tuyệt tác bún thang hải sâm nức lòng người thưởng thức.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Bếp trưởng của Khách sạn Movenpick Hà Nội là người đã tạo ra tuyệt tác bún thang Hải sâm, món ăn đã từng tạo nên dấu ấn ẩm thực tại bữa tiệc quốc tế do Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bún thang Hải sâm được làm từ hơn 20 nguyên liệu và gia vị như hải sâm, thịt gà, tôm khô, củ cải khô, giò lụa, trứng gà, trứng cút, bột gà, mắm tôm, rau răm, ớt sừng, chanh, dấm trắng, nấm hương khô, hành khô, đường trắng.

Món bún thang hải sâm được chan nước dùng và ăn khi còn nóng.

Món bún thang hải sâm.

Hải sâm là một loại thực phẩm tuyệt hảo đồng thời là vị thuốc cổ truyền có giá trị dinh dưỡng cao. Khi kết hợp cùng món Bún thang cùng với quy trình chế biến cầu kỳ tạo nên một món ăn ngon, bổ dưỡng. Quy trình chế biến món bún thang gồm 3 bước: Bước 1 quan trọng nhất ở khâu ninh nước dùng từ xương lợn và từ thịt gà đã lọc thịt cùng với tôm khô, hải sâm. Sơ chế: Tôm sú luộc chín bóc vỏ, giã dập, xào qua hành khô, gia vị.

Địa chỉ thưởng thức:
Khách sạn Movenpick Hà Nội 
83A Lý Thường Kiệt, Hà Nội. 
Tel: 024.38222800

Giò lụa thái chỉ, trứng gà tráng mỏng thái chỉ, trứng cút luộc bóc vỏ bổ đôi. Các nguyên liệu khác như rau răm, hành hoa, ớt, chanh, củ cải khô… được sơ chế sạch. Bước 2: khi nước dùng thơm mùi nấm hương ngọt từ xương và tôm khô thì nêm nước mắm, gia vị vừa ăn. Đầu bếp cầu kỳ để nước dùng ngon nhất họ còn thêm 5 con sá sùng nướng cho vào nước ninh để tăng độ ngọt và đậm vị. Nước dùng xong là ra đồ và trang trí món ăn. Bún được trần vớt ra bát rồi bày các nguyên liệu đã chế biến lên trên gồm: gà xé, giò lụa thái chỉ, trứng tráng mỏng thái chỉ, trứng cút luộc, nấm hương thái chỉ, tôm khô, hải sâm thái chỉ, củ cải khô trộn dấm muối đường, rau răm thái rối, ớt thái chỉ, hành hoa chẻ. Chan nước dùng ăn nóng lên Bún là đã hoàn thành món Bún thang Hải sâm. Món này ăn kèm mắm tôm, chanh, nếu có thêm cà cuống thì càng tuyệt.

Cách trang trí bầy biện món bún thang hải sâm đẹp mắt như một tác phẩm nghệ thuật khiến ai nhìn cũng muốn được thưởng thức bởi sự thơm ngon, hấp dẫn. Món ăn này được coi là “đặc sản tuyệt đỉnh” mà bất cứ du khách nào đến với Hà Nội cũng háo hức được thưởng thức.

Thực hiện: Trần Thanh Giang

1 thg 4, 2022

Check-in Phú Yên với nhà hàng tre lớn nhất Việt Nam

Thuộc khu nghỉ dưỡng Stelia Beach Resort Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, nhà hàng Gozo Brew House đang nắm giữ kỷ lục "Nhà hàng tre có diện tích lớn nhất Việt Nam". Đây là công trình độc đáo, thân thiện và tạo điểm nhấn mới cho du lịch Phú Yên.

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – Vietkings vừa công bố kỷ lục "Nhà hàng tre có diện tích lớn nhất tại Việt Nam" cho nhà hàng Gozo Brew House (thuộc khu nghỉ dưỡng Stelia Beach Resort Tuy Hòa).

20 thg 12, 2019

Nhà hàng xây từ 25.000 cây tầm vông

Nhà hàng Gozo Brew House sử dụng 25.000 cây tầm vông, lá dừa nước... tạo kiến trúc vừa kiên cố, vừa mềm mại, thu hút du khách khi đến Tuy Hòa. 

Tọa lạc trong khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái Stelia Beach Resort ngay ngã ba quảng trường Nghinh Phong, mặt tiền biển đường Độc Lập, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên, nhà hàng Gozo Brew House đón khách từ giữa tháng 9/2018 và nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút du khách và người dân Phú Yên. 

19 thg 11, 2018

Bên trong nhà hàng đèn lồng giữa biệt thự cổ ở Hà Nội

Con đường nhỏ với giàn hoa giấy dẫn vào bên trong sảnh chính của nhà hàng như mở ra một không gian mới, tách khỏi phố thị xô bồ. 


Chính thức khai trương giữa tháng 10/2018, HOME Mộc rực sáng khi phố xá lên đèn, với đủ sắc màu bắt mắt từ những chiếc đèn lồng. 6 giờ tối, đèn đường bật sáng, cũng là lúc HOME Mộc lên đèn, mọi sự chú ý đổ về nhà hàng lung linh ánh đèn lồng sáng một góc phố. Không ít người qua đường phải ngoái nhìn những chiếc đèn lồng rực rỡ giữa màu xanh mát của giàn hoa giấy trước lối vào nhà hàng, và tò mò khi tình cờ nghe thấy tiếng violon vang lên mỗi tối. 

12 thg 9, 2018

Nhà hàng hình bông sen khổng lồ nằm trên sông Hương

Tòa nhà 3 tầng ở Huế giống như bông hoa đang nở, thu hút đông khách du lịch và dân địa phương. 

Nhà hàng hình đóa sen nằm trên dòng sông Hương, ngay gần cầu Trường Tiền - vị trí đắc địa mà hiếm quán xá nào ở Huế có được. Kiến trúc lạ mắt khiến không gian này trở thành chốn lui tới quen thuộc của người dân Huế và điểm đến hấp dẫn đối với du khách. 

4 thg 8, 2016

Bên trong nhà hàng luôn đóng cửa ở Sài Gòn

Với trần dát vàng, nhà hàng mang lối kiến trúc Pháp luôn đóng kín và khách đến phải tự mình mở cửa để bước vào.

Nằm trên đường Điện Biên Phủ luôn đông đúc xe cộ, căn nhà được bao bọc bởi một khu vườn xanh tươi. Nhiều người đi ngang đây thường tò mò bởi kiến trúc bắt mắt bên ngoài và cánh cửa lúc nào cũng đóng kín, nhưng ít ai biết được đây là một nhà hàng hút khách bởi các món ăn Pháp đặc trưng. 

11 thg 11, 2015

Ngắm Hồ Tây từ du thuyền Potomac

Lênh đênh trên du thuyền khám phá Hồ Tây hiện là lựa chọn ưa thích của du khách trong và ngoài nước khi có dịp đến thăm Thủ đô Hà Nội. Từ trên du thuyền, những con đường, di tích cổ của Thủ đô hiện ra vừa lạ, vừa quen, gợi nhớ một Hà Nội với những nét cổ kính xưa… 

Hồ Tây với diện tích 500ha là nơi được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau gắn với mỗi câu chuyện huyền thoại đầy lý thú và bí ẩn như: Đầm Xác Cáo (gắn với sự tích con hồ ly chin đuôi), Hồ Kim Ngưu (gắn với truyền thuyết về con trâu vàng), Lãng Bạc (gắn với cuộc khởi nghĩa bi hùng của Hai Bà Trưng), Dâm Đàm (gắn với huyền tích Lý Nhân Tông ngồi thuyền Mục Thận xem đánh cá, gặp sương mù), Đoài Hồ (gắn với câu chuyện phong tước của Trịnh Tạc)…

Từ thời Lý – Trần, Hồ Tây đã trở thành là một thắng cảnh nổi tiếng. Các vua chúa thời bấy giờ đã cho lập quanh hồ nhiều cung điện để làm nơi nghỉ mát, giải trí như: cung Thuý Hoa đời nhà Lý, điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay chính là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; hay điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường PTTH Chu Văn An…

Du thuyền Potomac đưa du khách lênh đênh đón hoàng hôn trên Hồ Tây.

13 thg 11, 2014

3 quán ăn mang phong cách gia đình xưa tại Sài Gòn

Cơm nhà, Cục gạch hay Cơm niêu Sài Gòn là những quán mang lại cho bạn cảm giác được sống trong một gia đình xưa.

Nhịp sống ngày càng hiện đại khiến việc tìm kiếm một bữa cơm đơn giản, mang đậm chất truyền thống trở nên khó khăn. Một ngày nào đó, nếu bạn muốn được ăn những món như trứng chiên, rau muống luộc, canh bầu... văng vẳng bên tai là tiếng nhạc réo rắc từ cái thuở sum vầy với mẹ cha, hãy thử đến những quán dưới đây.

1. Cơm nhà

Nằm ở tầng 2 khu chung cư cũ Đồng Khởi, Cơm nhà là một quán nước mát có phục vụ món ăn giống với "bữa cơm mẹ nấu", bao gồm: một chén cơm trắng, một món mặn, một món rau và chén canh đặt trên cái mẹt. Không khí quán yên tĩnh và thực đơn thay đổi mỗi ngày trong tuần. Một phần cơm nhà có giá 59.000 đồng, ngoài ra còn có các món lạ mà quen như cơm nếp muối mè, bánh mì chà bông hay xôi mít... 

Mẹt cơm một người ăn ở quán Cơm nhà. Ăn như vầy thôi đã đủ no. Ảnh: Thảo Nghi 

29 thg 10, 2014

Lẩu Lào

Lẩu Thái là lẩu nấu theo kiểu của người Thái, vậy lẩu Lào là lẩu nấu theo kiểu của người Lào. Lẩu Thái thì ăn hoài, đám cưới, đám tiệc... thậm chí hổng biết nấu nướng gì hết (như tui chẳng hạn) chỉ cần ra siêu thị mua một bịch lẩu Thái đông lạnh về bỏ vô nồi nước sôi là ra lẩu Thái! Còn lẩu Lào thì hổng thấy đâu hết. Tại nó khó nấu hay tại nó chẳng có gì đặc biệt hết nên chẳng ai thèm ăn?

Người ta nói thế này: "Trong khu vực Đông Nam Á, ẩm thực Lào vốn không nổi bật như Thái Lan, không đa dạng như Việt Nam và cũng không tinh túy như người Singapore, nhưng những món ăn và cả cách thưởng thức đôi khi không theo khuôn phép nhất định nào của người Lào lại luôn để lại những dư vị đặc biệt".


Ra là vậy, nó không nổi bật nên ta ít đế ý. Nhưng người ta cũng nói thế này: "khách du lịch nước ngoài đến Vientiane có 3 việc cần phải làm: đi thăm Thạt Luổng (ngôi chùa nổi tiếng nhất của Lào), uống Beerlao và ăn lẩu Lào"

25 thg 3, 2014

Tìm về Bến Xưa

Dù mới chỉ hơn một năm đi vào hoạt động, Khu du lịch Bến Xưa (39A, Hà Huy Giáp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh) đang được nhiều du khách tìm đến với không gian thoáng đãng và lối kiến trúc mang đậm dấu ấn miền quê Nam Bộ. 

Nương theo bờ con sông Vàm Thuật hiền hòa, những hàng cây tỏa bóng mát, cùng với nhiều hồ nước, bể bơi đã làm Khu du lịch Bến Xưa hiện ra như một thế giới riêng độc đáo. Chủ nhân nơi đây là bà Võ Thị Thúy, một doanh nhân thành đạt, là người con của miền Tây sông nước. Cái tên "Bến Xưa" đối với bà như một chốn hoài niệm về kí ức tuổi thơ, cũng là nơi chia sẻ với bạn bè, du khách trong và ngoài nước những giá trị về văn hóa, tinh thần của một góc vùng quê sông nước.

Đến với Bến Xưa, bạn như bước vào một bức tranh làng quê yên bình và thơ mộng. Bến Xưa được xây dựng theo hướng là một khu du lịch sinh thái kết hợp hệ thống nhà hàng ẩm thực với tổng diện tích rộng khoảng 
25.000m2. Quanh năm, nơi đây đầy bóng cây xanh. Các công trình được thiết kế hầu hết đều bằng gỗ, vừa mang nét độc đáo, vừa sang trọng, nhưng cũng rất gần gũi, bình dị. Khách có thể thơ thẩn dạo bước dưới những bóng cây xanh mát, ngắm những bông hoa đang thi nhau khoe sắc, đi qua cây cầu khỉ cheo leo, hay có thể chèo thuyền thư giãn trên hồ. 

Một góc Khu du lịch Bến Xưa (Q.12, Tp. Hồ Chí Minh).

31 thg 3, 2011

Vô nhà chú Hỏa uống cà phê, nhớ Sài Gòn trăm năm trước

Xưa kia, những người Hoa lưu vong từ phong trào phản Thanh phục Minh vượt sóng xuôi phương Nam, xin chúa Nguyễn vào miền Nam khẩn hoang tìm sinh khí mới. Những Trần Thượng Xuyên làm nên đất Biên Hòa, Dương Ngạn Địch mở đất Cần Thơ, Mạc Cửu dựng nên trấn Hà Tiên... Bên cạnh đó, hậu duệ của những người Minh hương này có những người là thương gia lẫy lừng  đã để lại dấu ấn rất đặc trưng cho Sài Gòn xưa.

Một trong số đó là
chú Hỏa, một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại  nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thạnh vượng kinh tế miền Nam” (Vương Hồng Sển - Sài Gòn năm xưa, phần VII: Nhơn vật Hoa kiều)
Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc nhở.

“Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa” là câu truyền khẩu nổi tiếng của người Sài Gòn xưa. Nếu như chú Hỷ là ông “vua tàu bè” có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ - Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông “vua nhà đất” với gia sản ước trên 20.000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn (kể sơ sơ vài gia sản của ông còn dùng đến bây giờ: Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace - Long Hải… )., Ngôi nhà chính của Ông, Dinh thự 99 cửa, thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art - déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu.