Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền phong. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 3, 2024

Lễ Làu Khà của người Thái ở Nghệ An

Trong ngày lễ, mọi người sẽ tập trung làm mâm cơm dâng lên tổ tiên, đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa có cài lông gà xung quanh treo trước nhà…

Trong ngôi nhà nhỏ, ông Lô Văn Đức (71 tuổi, trú bản Đồng Kho – Đồng Thờ, xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) đang tỉ mỉ đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa, xung quanh có cài thêm ít lông gà. Phía sau nhà, vợ và anh em trong gia đình của ông đang tập trung, sửa soạn mâm cơm gồm xôi, thịt gà,… để dâng lên tổ tiên.

“Ngày 9/9 âm lịch hằng năm, người dân tộc Thái họ Lô ở bản Đồng Kho – Đồng Thờ lại làm lễ Làu Khà. Trong ngày này, con cháu trong nhà sẽ tập trung làm mâm cơm dâng lên tổ tiên, đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa có cài lông gà xung quanh treo trước nhà. Ngoài ra, chặt thêm một ít cây tre nứa, gói thêm ít gạo, tiền để trong đôi quang gánh nhỏ”, ông Đức chia sẻ.

Người dân tộc Thái họ Lô ở bản Đồng Kho – Đồng Thờ đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa, xung quanh có cài thêm lông gà.

17 thg 3, 2024

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.

Ðến với Lũng Cú - Ðồng Văn là đến với một vùng biên cương còn nhiều nhọc nhằn, gian khó nhưng cũng rất đỗi anh hùng. Khách hành hương từ mọi miền về đây để được hòa cùng cuộc sống dân dã của người dân miền sơn cước.

Độc đáo lễ hội cúng thần rau ở Hội An

Đoàn nghinh thần (rước thần) có hai hàng cờ với trống chiêng, cổ nhạc và bô lão vận áo dài khăn đóng cùng những chàng trai, cô gái trong lễ phục khênh kiệu hoa, mâm ngũ quả, lư hương, án thờ diễu qua khắp các ngõ làng, thôn xóm. Phần tế chính thức diễn ra tại đình làng với bàn thờ đầy bánh trái, hương hoa và lễ vật để bày tỏ lòng biết ơn đến tiền hiền, cầu Thần Nông phù hộ cho mưa thuận gió hòa rau hoa tươi tốt.

Lễ hội Cầu Bông trở thành nét văn hóa đặc sắc ngày đầu năm mới ở làng rau Trà Quế (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) từ hơn 400 năm nay.

Lễ hội Cầu Bông đầu năm ở làng rau Trà Quế

Lễ mừng thọ của người Mnông

Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.

Với người Mnông, lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, vẫn thường xuyên tổ chức khi trong gia đình có người từ 60 tuổi trở lên để thể hiện lòng hiếu kính của con cái đối với cha mẹ. Đây là phong tục đẹp của người Mnông nói chung và Mnông ở huyện Lắk nói riêng.

“Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.

23 thg 2, 2024

Mê mẩn mùa hoa cà phê nở trắng, tỏa hương ngọt ngào Tây Nguyên

Từ tháng 1 đến tháng 4 hằng năm, hoa cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đua nở, tỏa sắc trắng khắp vùng đất đỏ, tạo khung cảnh nên thơ, thu hút du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Sau khi thu hoạch quả xong, người nông dân thường tưới nước cho cây cà phê để hoa nở và phục hồi cây. Đây cũng là thời điểm mùa hoa cà phê khoe sắc ở Tây Nguyên.

21 thg 11, 2023

Bí ẩn hai sư bà họ Lê ẩn tu trên núi Thị Vải

Núi Thị Vải là ngọn núi linh thiêng của vùng Đông Nam Bộ. Nơi đây chứa đựng nhiều huyền tích văn hóa lịch sử gắn với tiểu thuyết "Búp sen xanh" của nhà văn Sơn Tùng.

Núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) là ngọn núi thiêng liêng, gắn với sự tích lịch sử về hai người con gái nổi tiếng đã theo dòng tu khắc khổ tại đây. Đó là sư bà Lê Thị (thường gọi là bà Vải) và sư cô Lê Thị Huệ (nhân vật bạn Bác Hồ trong tác phẩm nổi tiếng Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng).

Sư trụ trì Linh Sơn Bửu Thiền tự trên núi Thị Vải là Hòa thượng Thích Pháp Huệ, năm nay 72 tuổi. Nhà sư cho phóng viên Tiền Phong biết: "Ngọn núi này gắn với hai tu sĩ đều họ Lê".

Đường lên núi Thị Vải hoang sơ, vắng vẻ, với những bậc đá rêu phong.

Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.

Đình Lạc Giao được khởi dựng vào năm 1928, vị trí nằm ở góc ngã tư đường Phan Bội Châu và đường Điện Biên Phủ (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).

Tháp Nghinh Phong, nơi gió về kể chuyện đất Phú trời Yên

Không hề quá khi nói rằng tháp Nghinh Phong là một tuyệt tác của Phú Yên. Đây là công trình kiến trúc độc đáo, một tác phẩm nghệ thuật kết hợp giữa cách sắp đặt và cảnh quan thiên nhiên, âm thanh và ánh sáng, đồng thời vừa chứa đựng giá trị lịch sử, truyền thống vừa mang hơi thở đương đại.

Khánh thành năm 2022, tháp Nghinh Phong nằm trên nút giao giữa đại lộ Nguyễn Hữu Thọ và đường Độc Lập, trung tâm thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. Với kiến trúc đồ sộ và độc đáo, tháp trở thành biểu tượng mới của mảnh đất "hoa vàng trên cỏ xanh".

14 thg 8, 2023

Đầm sen độc nhất trên cao nguyên núi lửa

Vi vu trên những con dốc quanh co ở vùng núi lửa Đắk Nông, nhiều người ngỡ ngàng trước bức tranh sơn thủy hữu tình với điểm nhấn là đầm sen độc nhất trên cao nguyên, được hình thành từ quá trình trẻ hóa của sông Cha (sông Krông Nô), từ hàng nghìn năm trước.

Sen hồng trên cao nguyên

Một ngày cuối tuần, tôi men theo Quốc lộ 28, khám phá vùng đất Krông Nô (Đắk Nông) - một điểm dừng chân hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài nước, khi sở hữu hệ thống các hang động núi lửa dài và đẹp bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

Thời điểm này, cao nguyên Đắk Nông đang bước vào mùa mưa, thi thoảng những cơn mưa rừng đến rồi đi bất chợt càng tô thêm sắc màu cho vùng đất đại ngàn. Đường lên cao nguyên quanh co, một bên ôm sát sườn đồi, phía còn lại thoai thoải đồng lúa, nương ngô, dệt nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ.

10 thg 8, 2023

Màn đấu trí thú vị bằng trò chơi ‘lày cỏ’ trên cao nguyên

Trò chơi “lày cỏ” của bà con người Tày, Nùng là màn đấu trí thú vị khi đòi hỏi người chơi phải tập trung, khéo léo, bắt bài được đối phương.

Có dịp tham gia các lễ hội hoặc chương trình văn hóa, văn nghệ của bà con người Tày, Nùng trên cao nguyên Đắk Lắk, du khách có cơ hội thưởng thức trò chơi “lày cỏ” vô cùng đặc biệt.

"Lày cỏ" hoặc "sai mạ" là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người Tày, Nùng. Cách chơi "lày cỏ" gần giống như oẳn tù tỳ của người Kinh, nhưng phức tạp hơn vì phải kết hợp giữa miệng nói, tay xòe và suy nghĩ. Mỗi lượt chơi chỉ có hai người và có trọng tài.

Các chị, mẹ chơi trò "lày cỏ"

9 thg 8, 2023

Đặc sắc lễ hội Háu Đoong của người Giáy ở Lai Châu

Lễ hội Háu Đoong của người Giáy được tổ chức vào 2 ngày 22 và 23/7 tại Lai Châu.

“Háu Đoong” theo tiếng Giáy là vào rừng cúng thần rừng. Dân tộc nào sống trên vùng đất nào thì thờ cúng thần linh trên vùng đất đó, cầu mong cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, vật nuôi sinh sôi nảy nở, không bị bệnh dịch; người dân khỏe mạnh, mọi nhà kinh tế ngày càng phát triển, gia đình ấm no hạnh phúc.

Nghi thức cúng rừng tại lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy ở Lai Châu. Ảnh: TTXVN

Bí quyết làm bánh lá gai của người Thổ

Bánh gai của đồng bào dân tộc Thổ mang nét riêng biệt bởi bánh được làm từ lá gai tươi, giã bằng tay, hong bằng cũi cùng với sự tỉ mỉ của người làm bánh.

Nghề làm bánh lá gai của đồng bào dân tộc Thổ ở làng Lung, xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An có từ khi nào, ngay cả đến các bậc cao niên nơi đây cũng không biết. Chỉ biết rằng, khi họ lớn lên thì đã có nghề làm bánh này. Cứ như vậy, người đi trước truyền lại cho người đi sau và nghề làm bánh lá gai đã trở thành một nét văn hóa, bản sắc riêng của người đồng bào dân tộc Thổ.

Lá gai tươi dùng để làm bánh

8 thg 8, 2023

Tưng bừng lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Lào Cai

Lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí được tái hiện với những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, độc đáo, hấp dẫn đông đảo du khách và nhân dân tham gia.

Ngày 26/7, tại thôn Mào Phố, Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thông huyện Bắc Hà (Lào Cai) phối hợp với Đảng ủy xã Nậm Khánh tổ chức tái hiện lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí, với những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, độc đáo, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách và Nhân dân trong xã tham gia.

Tết tháng Bảy - “Khu Cù Tê”, hay còn được gọi là Tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí (lễ hội Khu Cù Tê). Đây là ngày tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người La Chí, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

19 thg 7, 2023

Du xuân tại ngôi chùa tuyệt đẹp nơi cửa biển xứ Thanh

Những ngày Tết, chùa Bụt ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thu hút nhiều du khách đến vãn cảnh, lễ chùa.

Là một trong những ngôi chùa mới được trùng tu, chùa Bụt nằm ở vị trí nơi cửa biển tuyệt đẹp với lối kiến trúc độc đáo.

Phục dựng Lễ mừng thọ của người M’nông tại Đắk Lắk

Lễ mừng thọ của người M’nông được tổ chức đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa; là dịp để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ; thể hiện tình yêu thương, kính trọng người cao tuổi và lòng biết ơn của con cháu dành cho đấng sinh thành.

Lễ mừng thọ của người M’nông tại buôn Đung (xã Đắk Phơi). Ảnh: Báo Đắk Lắk

18 thg 7, 2023

Ngôi nhà sàn hơn 130 năm tuổi của vua săn voi

Ngôi nhà sàn cổ của vua voi Y Thu Knul (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) là một điểm tham quan không thể bỏ qua đối với du khách khi đặt chân tới Đắk Lắk.

Ngôi nhà sàn cổ hơn 130 năm tuổi ở Buôn Đôn (còn gọi Bản Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) là điểm tham quan không thể bỏ qua đối với khách du lịch. Ngôi nhà sàn cổ này của ông Y Thu K’nul (1828-1938), người đã khai phá và sáng lập ra Buôn Đôn cùng nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng.

Lên Lào Cai, thăm đền Mẫu Trịnh Tường

Đền Mẫu Trịnh Tường là nơi thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn là Thánh Mẫu thứ hai trong tam tòa thánh Mẫu, cai quản nhạc phủ - tức là cai quản vùng rừng núi, trấn giữ vùng biên ải.

Một góc đền Mẫu Trịnh Tường.

Đền Mẫu Trịnh Tường được UBND tỉnh Lào Cai xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2016. Sau đó, bằng nguồn vốn xã hội hóa, UBND huyện Bát Xát đầu tư xây dựng, tôn tạo đền Mẫu Trịnh Tường trên diện tích 9.245 m², thuộc thôn Phố Mới I, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Cận cảnh nhà thờ đá Đạ Tông đậm bản sắc Tây Nguyên

Kiến trúc cơ bản của nhà thờ Đạ Tông là sự kết hợp hài hòa giữa nhà rông và nhà dài của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên như K’Ho, M’Nông… tạo nên nét đẹp tự nhiên, gần gũi giữa khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình.

Nhà thờ đá Đạ Tông

Theo các già làng M’Nông, nhà thờ đá Đạ Tông được khởi công xây dựng vào năm 2007 và khánh thành năm 2009, trở thành nơi hành lễ của hàng vạn giáo dân ở xã Đạ Tông cùng các xã lân cận như Đạ M’Rông, Đạ Long thuộc huyện Đam Rông, Lâm Đồng.

7 thg 6, 2023

Độc đáo nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái

Nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ngày 1/6.

Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ghi danh các di sản, trong đó có nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khèn Mông là loại nhạc cụ phổ biến và mang tính đặc trưng nhất của người Mông. Nhạc cụ này luôn là người bạn đường chung thủy của các chàng trai Mông, trong các dịp lễ hội, hay trên đường xuống chợ, đi rừng, đi nương, những điệu khèn là tiếng nói thể hiện lòng biết ơn đối với công lao sâu nặng của các đấng sinh thành, là tiếng lòng, khúc tâm tình của các chàng trai gửi tới người con gái mà mình yêu thương…

Di sản hát lý của người Cơ Tu

Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.

Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành