Theo tài liệu của Bảo tàng TP Cần Thơ, Ðình Thần Thới An được xây dựng bằng tre lá để thờ thần linh vào năm 1832, đến năm 1852, được vua Tự Ðức sắc phong “Bổn cảnh thành hoàng”.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Cần Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Cần Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng
17 thg 2, 2025
Nét đẹp Ðình Thần Thới An
Ðình Thần Thới An tọa lạc tại khu vực Thới Trinh A, phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ, là ngôi đình cổ kính, mang nhiều giá trị về kiến trúc, văn hóa và tín ngưỡng dân gian. Với lịch sử gần 200 năm, Ðình Thần Thới An như chứng nhân cho lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất và có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của bà con nơi đây. Ðình Thần Thới An đã được UBND TP Cần Thơ quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố vào năm 2004.
Theo tài liệu của Bảo tàng TP Cần Thơ, Ðình Thần Thới An được xây dựng bằng tre lá để thờ thần linh vào năm 1832, đến năm 1852, được vua Tự Ðức sắc phong “Bổn cảnh thành hoàng”.
Theo tài liệu của Bảo tàng TP Cần Thơ, Ðình Thần Thới An được xây dựng bằng tre lá để thờ thần linh vào năm 1832, đến năm 1852, được vua Tự Ðức sắc phong “Bổn cảnh thành hoàng”.
Thành Hoàng cổ miếu ở Bạc Liêu
Thành Hoàng cổ miếu (ảnh), còn gọi là chùa Minh, được xây dựng cách nay hơn trăm năm, tọa lạc tại đường Ðiện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ngôi miếu được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 2000.
16 thg 2, 2025
Ký ức Ninh Kiều
Hơn một thế kỷ trôi qua, Ninh Kiều - Cần Thơ đã bao lần đổi thay tên gọi, nhưng Bến Ninh Kiều vẫn là biểu tượng của đô thị sông nước, gieo niềm thương nhớ cho khách phương xa và là niềm tự hào của người dân Tây Đô.
Từ xa xưa, nơi tọa lạc Bến Ninh Kiều ngày nay là bến sông sầm uất nằm ở hữu ngạn sông Hậu ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, nơi xuồng ghe qua lại đêm ngày, trên bờ có hàng dương soi bóng, gió thổi rì rào, nên còn có tên gọi là Bến Hàng Dương. Khi chợ Cần Thơ bắt đầu sung túc, giao thương nhộn nhịp, Bến Hàng Dương dần trở thành thắng cảnh của Tây Đô nhờ sông nước hữu tình, trời mây êm ả và thơ mộng. Phía bên kia sông là Xóm Chài với những ngôi nhà sàn mấp mé ven sông, xa xa là những cụm cồn, bãi bồi lờ mờ trong sương sớm. Bến sông hướng ra nơi hợp lưu giữa hai dòng Cần Thơ và sông Hậu tạo thành một “bùng binh” đầy ắp cá tôm, cái nôi của một làng chài trù phú.
Bến Ninh Kiều năm 1960 (ảnh tư liệu).
Từ xa xưa, nơi tọa lạc Bến Ninh Kiều ngày nay là bến sông sầm uất nằm ở hữu ngạn sông Hậu ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, nơi xuồng ghe qua lại đêm ngày, trên bờ có hàng dương soi bóng, gió thổi rì rào, nên còn có tên gọi là Bến Hàng Dương. Khi chợ Cần Thơ bắt đầu sung túc, giao thương nhộn nhịp, Bến Hàng Dương dần trở thành thắng cảnh của Tây Đô nhờ sông nước hữu tình, trời mây êm ả và thơ mộng. Phía bên kia sông là Xóm Chài với những ngôi nhà sàn mấp mé ven sông, xa xa là những cụm cồn, bãi bồi lờ mờ trong sương sớm. Bến sông hướng ra nơi hợp lưu giữa hai dòng Cần Thơ và sông Hậu tạo thành một “bùng binh” đầy ắp cá tôm, cái nôi của một làng chài trù phú.
15 thg 2, 2025
Tục thờ Bà Chúa Xứ ở Tây Nam Bộ
Hầu như địa phương nào ở miền Tây Nam Bộ cũng có miếu thờ Bà Chúa Xứ - vị nữ thần xứ sở, bà chủ đất đai, người tạo dựng, che chở mọi sinh linh. Người ta lập miếu thờ Bà trong khuôn viên đình làng, bên ngoài xóm ấp, cả trong nhà mình và cúng Bà với nghi thức rất trang trọng.
Mặc dù địa phương nào ở ĐBSCL cũng có miếu thờ Bà Chúa Xứ, nhưng nơi thờ Bà lớn nhất ở miền Tây là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Châu Đốc - An Giang. Nơi đây được xem là trung tâm hành hương lớn nhất khu vực Tây Nam Bộ. Đây cũng là nơi nổi tiếng linh thiêng với nhiều giai thoại, truyền thuyết khác nhau. Trong đó, phổ biến truyện kể rằng, ngày xưa tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam, nơi đó vẫn còn một bệ đá bằng sa thạch hình vuông cạnh 1,6 m dày gần 0,3 m. Vào những năm đầu thế kỷ XIX, giặc hay sang đây quấy phá. Khi lên núi Sam, chúng gặp tượng Bà và cạy ra khiêng xuống núi, nhưng chỉ đi được một đoạn thì tượng Bà bỗng trở nên nặng trịch. Một hôm dân làng lên núi gặp tượng Bà giữa rừng, bèn cùng nhau khiêng về lập miếu thờ. Nhưng lạ thay, dù có nhiều thanh niên lực lưỡng mà vẫn không thể nào khiêng được tượng. Bỗng một phụ nữ bảo phải có những người con gái đưa tượng Bà xuống núi. Y lời, dân làng mới khiêng được tượng. Nhưng đến gần chân núi, tượng Bà tự nhiên nặng hẳn lên và không thể xê dịch được. Dân làng cho rằng Bà đã chọn nơi đây để an ngự.
Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Ảnh: Minh Anh
Mặc dù địa phương nào ở ĐBSCL cũng có miếu thờ Bà Chúa Xứ, nhưng nơi thờ Bà lớn nhất ở miền Tây là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Châu Đốc - An Giang. Nơi đây được xem là trung tâm hành hương lớn nhất khu vực Tây Nam Bộ. Đây cũng là nơi nổi tiếng linh thiêng với nhiều giai thoại, truyền thuyết khác nhau. Trong đó, phổ biến truyện kể rằng, ngày xưa tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam, nơi đó vẫn còn một bệ đá bằng sa thạch hình vuông cạnh 1,6 m dày gần 0,3 m. Vào những năm đầu thế kỷ XIX, giặc hay sang đây quấy phá. Khi lên núi Sam, chúng gặp tượng Bà và cạy ra khiêng xuống núi, nhưng chỉ đi được một đoạn thì tượng Bà bỗng trở nên nặng trịch. Một hôm dân làng lên núi gặp tượng Bà giữa rừng, bèn cùng nhau khiêng về lập miếu thờ. Nhưng lạ thay, dù có nhiều thanh niên lực lưỡng mà vẫn không thể nào khiêng được tượng. Bỗng một phụ nữ bảo phải có những người con gái đưa tượng Bà xuống núi. Y lời, dân làng mới khiêng được tượng. Nhưng đến gần chân núi, tượng Bà tự nhiên nặng hẳn lên và không thể xê dịch được. Dân làng cho rằng Bà đã chọn nơi đây để an ngự.
14 thg 2, 2025
Thủy hình, thủy mạch và phương tiện trên sông nước đặc trưng Nam Bộ
Trong quá trình hình thành vùng đất rộng sông dài, được bồi đắp bởi vô vàn phù sa màu mỡ, thiên nhiên đã điểm xuyết cho Nam Bộ những nét chấm phá rất riêng. Từ đó trong sinh hoạt văn hóa đời sống, cư dân đã kiến tạo nên văn minh sông nước. Và những thủy hình, thủy mạch, phương tiện di chuyển trên sông nước đã tạo nên những nét đặc trưng Nam Bộ.
13 thg 2, 2025
Làng nghề đan lưới Thơm Rơm đón mùa nước nổi
Thời điểm này, con nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, báo hiệu cho vùng ÐBSCL bắt đầu vào mùa nước nổi. Ðây cũng là lúc bà con làng nghề đan lưới Thơm Rơm (Tân Hưng, Thốt Nốt) bước vào vụ sản xuất sôi nổi nhất trong năm. Tại các cơ sở, không khí làm việc luôn tất bật, rộn ràng để kịp các đơn đặt hàng phục vụ thị trường mùa nước nổi.
Búng Xáng và địa danh có thành tố “Búng” ở ÐBSCL
Công trình nâng cấp, cải tạo hồ Búng Xáng ở phía sau Trường Ðại học Cần Thơ, nối dài từ rạch Ngỗng đến hẻm 51, đường 3 Tháng 2, quận Ninh Kiều, tạo diện mạo mới cho đô thị Cần Thơ. Ðịa danh Búng Xáng vì vậy được nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên, nhiều người, kể cả văn bản hành chính, vẫn viết là Bún Xáng thay vì Búng Xáng. Bài viết sau đây sẽ lý giải rõ hơn về nguồn gốc địa danh này.
12 thg 2, 2025
Tôm cá và văn hóa đánh bắt thủy sản ở ĐBSCL
Nói đến ÐBSCL là nói đến vô số các các loài thủy sản. Có thể nói ở vùng đất này, nơi nào có nước thì có cá tôm, đến mức có người đã nói vui một cách cường điệu: vạch cá mới thấy nước! Biển rộng sông lớn có cá to; kinh rạch, ao, đìa, hầm, vũng, lung bàu… dẫy đầy cá nhỏ.
11 thg 2, 2025
Đôi nét về đô thị miền sông nước Cần Thơ qua lịch sử
Cần Thơ - thủ phủ của khu vực Tây Nam Bộ, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tiêu biểu cho đô thị vùng sông nước Cửu Long. Công cuộc khai phá vùng đất Cần Thơ có phần muộn hơn các vùng khác, nhưng nhờ vị thế địa - văn hóa, kinh tế và chính trị mà chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Cần Thơ đã phát triển vượt bậc, trở thành trung tâm của khu vực ÐBSCL.
20 thg 1, 2025
Ếch đồng xào môn ngọt
Nhắc đến Cờ Ðỏ, người địa phương sẽ nghĩ ngay đến món đặc sản dưa môn. Vùng đất này nổi tiếng với nhiều món ngon dân dã từ cây môn, trong đó có ếch đồng xào môn ngọt.
Môn ngọt là cây cùng họ với bạc hà nhưng thân thấp và chắc hơn, thường được trồng ở cạnh các con rạch. Môn ngọt khác môn nước (còn gọi là môn ngứa) ở chỗ trên đọt tàu lá có chấm màu nâu, đầu lá bầu và có vị ngọt. Môn ngọt thường được sử dụng làm nhiều món ngon: làm gỏi, nấu cháo, xào...
Ếch đồng xào môn ngọt. Ảnh: KIỀU MAI
Môn ngọt là cây cùng họ với bạc hà nhưng thân thấp và chắc hơn, thường được trồng ở cạnh các con rạch. Môn ngọt khác môn nước (còn gọi là môn ngứa) ở chỗ trên đọt tàu lá có chấm màu nâu, đầu lá bầu và có vị ngọt. Môn ngọt thường được sử dụng làm nhiều món ngon: làm gỏi, nấu cháo, xào...
19 thg 1, 2025
Du Xuân và check-in tại vườn quýt hồng giữa lòng Tây Ðô
Những ngày cận Tết Nguyên Ðán, vườn quýt hồng Chú Ba Muôi của chú Phạm Văn Muôi ở khu vực Bình Phó B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy thu hút đông đảo du khách đến tham quan và check - in. Vườn quýt đã có tuổi đời hơn 20 năm nhưng chỉ mới mở cửa đón khách tham quan, chụp ảnh vào những ngày cận Tết được 4 năm nay. Ðây được xem như một trong những mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái mang hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị của quận Bình Thủy. Qua đó vừa tạo điểm du xuân cho người dân Cần Thơ vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình chú Ba Muôi.
Du lịch nông nghiệp Cờ Đỏ
Cách trung tâm TP Cần Thơ hơn 40km, không gian và cảnh sắc của huyện Cờ Ðỏ thu hút du khách bởi những ruộng lúa, rau màu, vườn cây ăn trái. Ðiều kiện tự nhiên này cho phép Cờ Ðỏ phát triển các mô hình nông nghiệp đa dạng, từng bước gắn kết phát triển du lịch nông nghiệp hiệu quả.
18 thg 1, 2025
Cá he kho rục - đặc sản ẩm thực Cần Thơ
Cá he kho rục là một trong hai món ngon của Cần Thơ được Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam giai đoạn I. Đây là món ngon đặc trưng của vùng sông nước miền Tây được nhiều thực khách yêu thích.
Cùng với cá linh, cá he được xem là đặc sản của mùa nước nổi miền Tây. Cá he thường sống trong môi trường tự nhiên ẩn nấp ở bụi cây cỏ ngập nước, ăn côn trùng, tảo sợi, cá nhỏ, các loài giáp xác. Bởi đặc trưng này, cá he có thịt ngọt, mềm, béo. Người miền Tây thường chế biến cá he thành nhiều món ngon: canh chua, kho mẳn, chiên giòn, nhất là kho rục.
Cá he kho rục. Ảnh: KIỀU MAI
Cùng với cá linh, cá he được xem là đặc sản của mùa nước nổi miền Tây. Cá he thường sống trong môi trường tự nhiên ẩn nấp ở bụi cây cỏ ngập nước, ăn côn trùng, tảo sợi, cá nhỏ, các loài giáp xác. Bởi đặc trưng này, cá he có thịt ngọt, mềm, béo. Người miền Tây thường chế biến cá he thành nhiều món ngon: canh chua, kho mẳn, chiên giòn, nhất là kho rục.
25 thg 11, 2024
Đặc sản cá linh chiên giòn
Theo con nước từ thượng nguồn sông Mekong, cá linh tràn về như món quà mà thiên nhiên ban tặng cho vùng châu thổ Cửu Long mùa nước nổi (từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch). Đặc sản cá linh được người dân nơi đây chế biến thành nhiều món ngon đặc trưng.
21 thg 11, 2024
Lê Công phủ
Ai đi đến Châu Đốc hỏi “Nhà lớn” ở đâu sẽ được nhiều người dân chỉ dẫn. “Nhà lớn” hay phủ thờ dòng họ Lê Công trên đường Lê Lợi, nằm phía bên này ngó ra ngã ba sông về hướng Tân Châu.
Theo ghi chép của gia tộc thì dòng họ Lê Công đã có mặt tại trấn Châu Đốc, nay thuộc tỉnh An Giang, từ những ngày đầu khẩn hoang mở đất (từ khoảng năm 1785 - 1837). Gia tộc cho biết dòng họ Lê Công thuộc dòng dõi của Lê Lai (Lê là Lê Lai, Công là công thần) nhân khi người chú (đang làm Thượng Thư tại triều đình Huế) đi kinh lược xứ Nam Kỳ, một người trong dòng họ đã ở lại và chọn Trấn An Giang làm nơi định cư.
Vùng này thuở xưa là đầm lầy lau sậy, trấp hoang vu có nhiều thú dữ, chỉ toàn là rừng rậm, không làng, không xóm, chỉ có một cái đồn cheo leo của triều đình lập ra tại trấn này. Lúc bấy giờ người ta thường gọi là thành Châu Phú, do các quan võ của triều đình và vài trăm quân lính trông coi. Đồn này còn được đặt tên là “Châu Đốc đồn”.
Theo ghi chép của gia tộc thì dòng họ Lê Công đã có mặt tại trấn Châu Đốc, nay thuộc tỉnh An Giang, từ những ngày đầu khẩn hoang mở đất (từ khoảng năm 1785 - 1837). Gia tộc cho biết dòng họ Lê Công thuộc dòng dõi của Lê Lai (Lê là Lê Lai, Công là công thần) nhân khi người chú (đang làm Thượng Thư tại triều đình Huế) đi kinh lược xứ Nam Kỳ, một người trong dòng họ đã ở lại và chọn Trấn An Giang làm nơi định cư.
Vùng này thuở xưa là đầm lầy lau sậy, trấp hoang vu có nhiều thú dữ, chỉ toàn là rừng rậm, không làng, không xóm, chỉ có một cái đồn cheo leo của triều đình lập ra tại trấn này. Lúc bấy giờ người ta thường gọi là thành Châu Phú, do các quan võ của triều đình và vài trăm quân lính trông coi. Đồn này còn được đặt tên là “Châu Đốc đồn”.
16 thg 8, 2024
Chuyện xưa ờ làng cổ Long Tuyền
Làng Long Tuyền cổ (nay thuộc quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) là địa phương đặc biệt ở ĐBSCL bởi nơi đây tập trung đến 7 Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia: Đình Bình Thủy, Chùa Nam Nhã, Chùa Hội Linh, Mộ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa, Di tích An Nam Cộng Sản Đảng, Chùa Long Quang, Nhà cổ họ Dương. Miệt vườn trù phú và giàu truyền thống này còn lưu giữ nhiều câu chuyện và dấu tích thời mở đất lập làng.
Làng cổ
Làng cổ Long Tuyền được hình thành từ khá xa xưa, vị trí ở trung lưu, phía Tây, hữu ngạn sông Hậu, cách đầu nguồn sông Hậu chừng 140km đường chim bay. Nơi đây, thuở ấy còn rất hoang dã, rừng rậm, bàu lung, lau sậy ngút ngàn, hoang vắng bóng người.
Làng cổ
Làng cổ Long Tuyền được hình thành từ khá xa xưa, vị trí ở trung lưu, phía Tây, hữu ngạn sông Hậu, cách đầu nguồn sông Hậu chừng 140km đường chim bay. Nơi đây, thuở ấy còn rất hoang dã, rừng rậm, bàu lung, lau sậy ngút ngàn, hoang vắng bóng người.
15 thg 8, 2024
Giá trị lịch sử của chùa Nam Nhã
Chùa Nam Nhã hay Nam Nhã đường, tên đầy đủ là Nam Nhã Phật đường, tọa lạc tại số 612 đường Cách mạng Tháng 8, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ theo đạo Minh Sư, mà còn là cơ sở hoạt động cách mạng của các phong trào yêu nước ở Cần Thơ nói riêng, Nam Bộ nói chung vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Người lập chùa Nam Nhã là ông Nguyễn Giác Nguyên (1850-1919), bí danh Nguyễn Phương Thảo, đạo danh Long Khê đạo nhân, đạo hiệu Nguyễn Đạo Cơ. Ông là học trò của cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, là thầy quy y của ông Bùi Hữu Sanh (con trai của cụ Bùi) và là anh vợ của ông Nguyễn Doãn Cung - người đã góp tài vật chủ yếu xây dựng chùa Nam Nhã.
Nam Nhã Phật Đường nằm bên dòng sông Bình Thủy. Ảnh: DUY KHÔI
Người lập chùa Nam Nhã là ông Nguyễn Giác Nguyên (1850-1919), bí danh Nguyễn Phương Thảo, đạo danh Long Khê đạo nhân, đạo hiệu Nguyễn Đạo Cơ. Ông là học trò của cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, là thầy quy y của ông Bùi Hữu Sanh (con trai của cụ Bùi) và là anh vợ của ông Nguyễn Doãn Cung - người đã góp tài vật chủ yếu xây dựng chùa Nam Nhã.
10 thg 3, 2024
Vườn hoa cải tuyệt đẹp ở Cần Thơ
Vườn hoa cải ở Vó Sông Farm tọa lạc đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ, đang vào mùa nở rộ. Hoa trải thảm vàng ươm giữa không gian đồng quê yên ả, khiến du khách có cảm giác như lạc vào miền cổ tích.
Chủ nhân Vó Sông Farm cho biết: Vườn hoa cải có diện tích khoảng 100 m², được trồng giữa không gian rộng lớn của nông trại, bên cạnh các loài hoa, nông sản khác. Do thổ nhưỡng tốt lại được thường xuyên chăm sóc nên vườn hoa cải tươi tốt, trổ hoa rất đẹp.
Vườn hoa cải vàng được trồng thành luống với lối đi chính giữa và hai bên để khách tham quan có thể chụp những bức ảnh có chiều sâu, tuyệt đẹp.
Nhiều bạn trẻ đắm mình trong không gian tuyệt đẹp này để chụp những bức ảnh thật đẹp lưu giữ tuổi thanh xuân.
Các chàng trai cũng thích thú tạo dáng bên vườn hoa cải.
Anh Nguyễn Minh Nhật, một nhiếp ảnh gia tại Cần Thơ, chọn vườn hoa cải vàng để chụp ảnh cho khách và hướng dẫn học viên chụp ảnh. Anh Nhật cho biết, trước đây, để chụp ảnh hoa cải vàng phải ra Hà Nội, Hà Giang hay Đà Lạt, nhưng nay thì ngay tại Cần Thơ đã có một vườn hoa cải đẹp không kém.
ĐĂNG HUỲNH
Đẹp mê ly vườn hoa cánh bướm ở Cần Thơ
Ngay sau Tết Giáp Thìn, vườn hoa cánh bướm ở đường Lạc Long Quân, khu dân cư Ngân Thuận, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ thu hút rất đông du khách đến tham quan, chụp ảnh. Một vườn hoa tươi tốt, đầy màu sắc giữa khoảng trời trong xanh, đầy nắng, tạo khung cảnh đẹp mê ly. Một điểm tham quan lý tưởng của du lịch Cần Thơ!
4 thg 6, 2023
Món ngon từ trái cây Phong Điền
Phong Điền nổi tiếng là vùng đất có nhiều vườn cây trái lâu năm, sum suê trĩu quả, thơm ngon. Du khách đến đây không chỉ tham quan những vườn cây xanh mát mà còn được thưởng thức những món ngon đặc sắc từ trái cây, để lại những ấn tượng khó quên.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)