Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ hội. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 4, 2024

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…

Lễ hội “Bun Vốc Nặm” gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Mở đầu phần lễ là nghi lễ cúng thần linh. Người Lào quan niệm, khi bắt đầu bất cứ một sự kiện quan trọng nào thì việc dâng lên các lễ vật để báo cáo và xin phép thần linh là việc cần thiết để cầu mong thần linh phù hộ cho công việc diễn ra thuận lợi.

Tại lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc Lào. Qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một số hình ảnh trong lễ hội "Bun Vốc Nặm" năm 2024:

Mở đầu phần lễ là nghi lễ cúng thần linh với các lễ vật gồm lợn, gà, rượu, chè, xôi ngủ sắc, hoa quả, bánh kẹo...

Kết thúc nghi lễ cúng thần linh, xin nước mưa tại các gia đình trong bản để về cúng tượng rửa tượng Phật

Những nam thanh niên trẻ khỏe mang ống tre theo thầy đến các gia đình xin nước

Các gia đình trong bản mang nước mưa đứng 2 bên đường té nước vào đoàn rước với mong muốn được góp nước dâng lên cúng tượng Phật và cầu mong năm mới may mắn, sức khỏe, làm ăn phát đạt

Tiếp theo là lễ rửa tượng Phật với mong muốn tẩy uế, rửa đi hết những bụi bặm của trần gian trong một năm qua và cầu mong những điều mới mẻ, sạch sẽ nhất cho năm mới

Thầy cúng bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng cầu mưa, sau đó cho cả đoàn lễ đi vòng quanh chùa 3 vòng rồi cho phép mọi người được ca hát, nhảy múa phía trước chùa

Trong tiếng trống, chiêng, mọi người nắm tay trong vòng xòe đại đoàn kết

Bà con vui trong ngày hội

Các cô gái Lào chỉnh đốn y phục vui hội

Tại dòng suối Nậm Mu, các đại biểu, du khách và nhân dân cùng hòa mình vào lễ hội té nước của dân tộc Lào, cầu mong cho một năm mới sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu, may mắn ngập tràn

Du khách trải nghiệm bơi bè mảng

Thi bắt cá suối, một trong các hoạt động trò trơi tại lễ hội

Hà Minh Hưng

2 thg 4, 2024

Lễ hội Tâm N’Găp Bon của người M’nông - Lễ hội của sự gắn kết cộng đồng

Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc M'nông ở Việt Nam có số dân hơn 67.300 người, đứng thứ 19 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam. Đồng bào M'nông cư trú tại nhiều ở các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng. Riêng ở tỉnh Đắk Nông, có hơn 40.000 người M'nông, chiếm khoảng 50% tổng số người M'nông ở Việt Nam. Đồng bào M'nông có kho tàng văn hóa truyền thống phong phú, giàu bản sắc, trong đó, Lễ hội Tâm N’Găp Bon là một trong những nghi lễ tiêu biểu với ý nghĩa gắn kết, sum họp cộng đồng.

Trong Lễ hội Tâm N’Găp Bon, cây nêu lớn được dựng để thông tin và mời gọi các thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. (Ảnh tư liệu)

23 thg 3, 2024

Độc đáo Lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Cao Bằng

Nằm tại phía Bắc Việt Nam, Cao Bằng tự hào là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Trong số đó, Lễ hội Nàng Hai ở xã Tiên Thành, Cao Bằng là một điểm sáng nổi bật vì nó mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Tày. Lễ hội diễn ra nhằm thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thiên nhiên và cầu mong cầu cho mùa màng bội thu.

Theo tín ngưỡng dân gian của người Tày trên cung trăng có Mẹ Trăng và các nàng tiên. Mẹ Trăng cùng các nàng tiên hàng năm chăm lo bảo vệ mùa màng cho dân chúng. Lễ hội Nàng Hai được tổ chức với ý nghĩa tượng trưng cho hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui hội trần gian và giúp dân làng tong công việc làm ăn sinh sống, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh sôi nảy nở. Trên quan niệm đó, cứ nhằm vào ngày 22/3 âm lịch các năm chẵn, người dân nơi đây lại tổ chức Lễ hội Nàng Hai.

22 thg 3, 2024

Độc đáo Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường (Hòa Bình)

Lễ xuống đồng của người Mường ở Hòa Bình năm nay được tổ chức tại Mường Vang ( huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) hay còn gọi là Lễ Khai Hạ hay Lễ Khuống Mùa. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mường, được tổ chức vào đầu xuân năm mới, thường là vào ngày mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng. Lễ hội là dịp để người Mường cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, và thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên đã khai khẩn đất hoang, dạy dân cấy lúa.

Lễ hội xuống đồng của người Mường được chia thành hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm các nghi thức cúng tế tại nhà sàn, đình làng và trên mương nước. Lễ vật dâng cúng thường là gà, lợn, xôi, rượu, bánh chưng, bánh giầy... Sau khi cúng tế, các vị chức sắc trong làng sẽ thực hiện nghi thức "kéo mo" để cầu mong cho mùa màng bội thu. Phần hội bao gồm các hoạt động vui chơi giải trí như hát giao duyên, múa , thi đánh cồng chiêng, tung còn, ném pao... Đây là dịp để người dân trong làng gặp gỡ, giao lưu và thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ xuống đồng của người Mường là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội không chỉ thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người Mường mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

20 thg 3, 2024

Lễ hội hoa gạo Nghệ An thu hút hàng nghìn người

Lễ hội hoa gạo đầu tiên của Nghệ An được tổ chức tại xã Tam Sơn, huyện Anh Sơn, thu hút hàng nghìn người tham gia.


Nằm ở tả ngạn sông Lam, giáp với huyện Con Cuông, Tam Sơn là xã vùng sâu vùng xa của huyện Anh Sơn. Nơi đây bốn bề sông núi và đồng ruộng, cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Giữa tháng 3, trên các ngả đường dẫn vào xã, hàng chục gốc cây gạo cổ thụ nở hoa đỏ rực.

17 thg 3, 2024

Độc đáo lễ hội cúng thần rau ở Hội An

Đoàn nghinh thần (rước thần) có hai hàng cờ với trống chiêng, cổ nhạc và bô lão vận áo dài khăn đóng cùng những chàng trai, cô gái trong lễ phục khênh kiệu hoa, mâm ngũ quả, lư hương, án thờ diễu qua khắp các ngõ làng, thôn xóm. Phần tế chính thức diễn ra tại đình làng với bàn thờ đầy bánh trái, hương hoa và lễ vật để bày tỏ lòng biết ơn đến tiền hiền, cầu Thần Nông phù hộ cho mưa thuận gió hòa rau hoa tươi tốt.

Lễ hội Cầu Bông trở thành nét văn hóa đặc sắc ngày đầu năm mới ở làng rau Trà Quế (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) từ hơn 400 năm nay.

Lễ hội Cầu Bông đầu năm ở làng rau Trà Quế

3 thg 3, 2024

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Năm 1335, Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài đã cùng Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đi đánh dẹp giặc Ai Lao xâm phạm bờ cõi miền đất Nam Nhung (thuộc Tương Dương ngày nay). Trong trận chiến ở ấp Nam Nhung dọc hai bờ khúc sông Tiết La (thượng nguồn sông Lam), đạo quân của Đoàn Nhữ Hài bất ngờ bị quân Ai Lao mai phục, lại gặp khi thời tiết bất lợi, sương mù dày đặc, nước sông chảy xiết... nên bị tổn thất lớn. Ảnh: Thành Cường 

2 thg 3, 2024

Hội xuân núi Bà Đen - xưa và nay

Việc hành hương về núi Bà Đen, nhất là vào những dịp hội xuân đã dần trở thành truyền thống với người dân Tây Ninh và các vùng lân cận.

Dốc thượng dẫn lên chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)

Những ngày đầu xuân là thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân thường đi lễ chùa cầu an và sự thư thái cho tâm hồn- dù người đó có hay không theo đạo Phật. Đến chùa để hướng về đức Phật, cầu mong khoẻ mạnh, an vui, hạnh phúc và mọi sự đều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và cả cộng đồng.

Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam bộ và là một trong những ngọn núi thiêng ở vùng đất phương Nam. Với việc thành lập chùa Linh Sơn Tiên Thạch trên núi Bà Đen vào thế kỷ XVIII, Hoà thượng Đạo Trung Thiện Hiếu đã đặt nền tảng ban đầu cho việc phát triển Phật giáo ở Tây Ninh, đây còn là nơi phát tích nên tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Hoà cùng với tổng thể thiên nhiên, ngôi chùa là một trong những danh thắng của tỉnh.

Từ thế kỷ XIX, thập phương bá tánh về viếng núi Bà Đen rất đông, nhất là vào Hội xuân núi Bà. Lúc bấy giờ, chùa Linh Sơn Tiên Thạch cách tỉnh lỵ Tây Ninh 11km, đường sá đi lại còn khó khăn nên phải mất cả ngày trên xe bò luồn rừng để đi đến núi.

Người Nam kỳ lục tỉnh lên viếng một chuyến có khi cũng phải mất vài ngày. Nên tổ Thanh Thọ - Phước Chí thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Liễu Quán, trụ trì chùa Linh Sơn Tiên Thạch lúc bấy giờ về thôn Vĩnh Xuân lập chùa Phước Lâm vào năm Tân Mùi (1871), chùa nằm cặp ngay bờ rạch Tây Ninh (nay thuộc khu phố 2, phường 1, thành phố Tây Ninh), để bà con lục tỉnh lên đậu ghe nghỉ lại, chờ ngày sau lên viếng các chùa trên núi.

Du khách thập phương về viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)

Năm Nhâm Thân (1872), tổ Phước Chí xây hang núi thành điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu; đến năm Bính Tý (1876), lập chùa Linh Sơn Phước Trung ở chân núi Bà Đen làm nơi dừng chân cho khách thập phương trước khi lên núi. Trong “Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” của Nguyễn Liên Phong có viết:

…Điện Bà xưa những đến nay,
Thiệt là một chỗ cao dày linh chung.
Dưới chưn có cảnh chùa Trung,
Kề bên sẵn suối nước trong thấy trời.
Người đều tới đó nghỉ ngơi,
Khiết tinh mộc dục lên nơi Điện Bà...

Nhân dịp rằm tháng Giêng năm Tân Sửu (1901), các bậc tiền bối của làng thơ Tây Ninh có mời bà Sương Nguyệt Anh- ái nữ của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu cùng viếng núi ngắm hoa mai trắng nở. Nữ sĩ đã xúc cảm viết một bài thơ Nôm “Vịnh bạch mai trên núi Bà” và hai bài thơ chữ Hán “Linh sơn nhất thụ mai”. Cho đến nay, những bài thơ này là niềm tự hào của người dân Tây Ninh khi vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của ngọn núi cao nhất Nam bộ được thi hoá đầy rung động.

Du khách thập phương về viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)

Trong sự tích kể về Linh Sơn Thánh Mẫu qua truyền thuyết Lý Thị Thiên Hương cũng có nhắc đến: “Tại Trảng Bàng, có cô gái tên Lý Thị Thiên Hương thông thạo văn chương, lại biết ít nhiều võ nghệ, mỗi ngày rằm hay lên núi lễ Phật...”.

Qua đây, đã cho thấy từ xưa việc cư dân thường đi hành hương ở núi Bà Đen, lễ Phật ở chùa Linh Sơn Tiên Thạch đã được ghi chép lại qua tài liệu lịch sử hay cả trong sự tích, thơ ca.

Tây Ninh là địa phương có nhiều tiềm năng du lịch- kể cả du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Và, núi Bà Đen là nguồn lực phát triển du lịch tâm linh tôn giáo, tín ngưỡng của tỉnh.

Quần thể danh thắng núi Bà Đen, với diện tích khoảng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Trong đó, núi Bà Đen có độ cao 986 m, là ngọn núi cao nhất ở Nam bộ.

Hằng năm, danh thắng này đón tiếp hàng triệu du khách đến hành hương, nhất là vào dịp Hội xuân núi Bà và lễ vía Linh Sơn Thánh Mẫu (từ ngày 4-6.5 âm lịch). Đặc biệt năm 2019, lễ vía Bà được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

Du khách thập phương viếng điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen.

Đầu năm, người dân có thói quen đến chùa lễ Phật cầu an. Người dân Tây Ninh nói riêng và khách hành hương nói chung thường hướng về núi Bà Đen, nơi có ngôi chùa tổ của Phật giáo Tây Ninh, nơi thờ Linh Sơn Thánh Mẫu- vị nữ thần bảo hộ cho cư dân cùng với hệ thống chùa núi Bà Đen.

Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu thuộc khuôn viên chùa Linh Sơn Tiên Thạch cũng được du khách xem là một ngôi chùa và thường gọi với cái tên “chùa Bà”. Kết hợp với hành hương là vãng cảnh, trong mùng 4 tết tại núi Bà sẽ diễn ra lễ khai mạc Hội xuân núi Bà Đen có hội diễn văn nghệ và bắn pháo hoa rực rỡ.

Du khách đến viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch thường đi về trong ngày. Những đoàn đi xa hoặc ở lại trong những dịp lễ hội tại núi Bà Đen thường nghỉ, ngủ lại ở nhà khách và dùng cơm ở nhà trù do chùa chuẩn bị. Vào các dịp hội xuân, lễ Phật đản, vía Linh Sơn Thánh Mẫu, huý kỵ tổ sư, lễ Vu lan... bếp chùa luôn đỏ lửa nấu rất nhiều phần ăn chay để thết đãi khách thập phương về viếng.

Thời gian qua, bên cạnh tổ chức các khoá lễ dân gian cũng như Phật giáo, Ban Quản lý di tích còn tổ chức hội diễn các loại hình diễn xướng dân gian như múa bóng rỗi, đờn ca tài tử, múa trống Chhay-dăm... hay các nghi thức trình thập cúng của Phật giáo gắn liền với chùa Linh Sơn Tiên Thạch, địa phương Tây Ninh đã góp phần giới thiệu, quảng bá đến du khách “hương sắc Tây Ninh”.

Chùa Linh Sơn Phước Trung dưới chân núi Bà Đen.

Núi Bà Đen cùng ngôi cổ tự Linh Sơn Tiên Thạch đã có nhiều gắn bó với các sự kiện lịch sử, văn hoá tại Tây Ninh. Việc hành hương về núi Bà Đen, nhất là vào những dịp hội xuân đã dần trở thành truyền thống với người dân Tây Ninh và các vùng lân cận.

Nay, hệ thống các chùa núi Bà cùng các hạng mục, công trình ở Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen ngày càng đổi mới, khang trang; cùng với việc kết nối các tour du lịch hành hương, du lịch khám phá địa phương đã góp phần rất lớn vào sự phát triển du lịch ở Tây Ninh.

Phí Thành Phát

1 thg 3, 2024

Nhân lên những giá trị nhân văn của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông là nét đẹp văn hóa ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Đây là dịp để lớp hậu bối bày tỏ lòng biết ơn với bậc tiền nhân, thể hiện nỗ lực không ngừng xây dựng quê hương, đất nước.

Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh, ngành, địa phương đã dâng hương tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại khu mộ Đại danh y ở xã Sơn Trung (Hương Sơn).

Tự hào khi Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Với sự nỗ lực khôi phục, Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm (xã Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Điều này khiến người dân địa phương phấn khởi, tự hào.

Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm được tổ chức vào năm 2023.

Theo các tư liệu nghiên cứu, Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm (Xuân Liên, Nghi Xuân) có từ hàng trăm năm trước, gắn liền với tục thờ cá Ông (cá voi) của ngư dân địa phương. Các sắc phong lưu giữ tại đền Đông Hải cho thấy, dưới triều Nhà Nguyễn, vào năm Thành Thái thứ 6 (1894) và năm Khải Định thứ 9 (1924), các nhà vua đã giao cho trang Cam Lâm (nay là thôn Cam Lâm, xã Xuân Liên) phụng thờ vị tôn thần Đông Hải Cự Ngư Linh Ứng Chi Thần hay Đông Hải Linh Ứng tôn thần. Việc phụng thờ này cũng gắn liền với lễ hội cầu ngư ở làng Cam Lâm.

23 thg 2, 2024

Nghìn du khách tập trung chiêm ngưỡng rồng dài 10m bay lên trời

Tại buổi thả phúc khí cầu ở lễ hội chùa Ông năm nay, điểm nhấn ấn tượng nhất là màn thả phúc khí cầu hình rồng dài 10m, mang đến cho hàng nghìn người dân và du khách tham gia một trải nghiệm độc đáo và ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn.

Sáng 22/2, hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về Chùa Ông (Thất phủ cổ Miếu) ở TP Biên Hoà, Đồng Nai, tham dự hoạt động thả phúc khí cầu, một trong những sự kiện của lễ hội chùa Ông năm 2024.

Phúc khí cầu hình rồng độc đáo.

Lễ thả hoa đăng trên sông Đồng Nai và lời nguyện cầu từ du khách quốc tế

Du khách quốc tế được tự tay viết những lời nguyện cầu cho một năm mới bình an, hạnh phúc và thịnh vượng, đính kèm lên những chiếc hoa đăng thả ở sông Đồng Nai trong lễ hội chùa Ông

Tối 22/2, hàng nghìn người du khách quốc tế đổ về khuôn viên chùa Ông (Thất phủ cổ Miếu) ở TP Biên Hoà, Đồng Nai để tham dự lễ thả hoa đăng cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Hàng nghìn hoa đăng tại sân chùa Ông chuẩn bị thả xuống sông Đồng Nai

21 thg 2, 2024

Đặc sắc lễ hội Chùa Tân Thanh

Sáng 18/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống Chùa Tân Thanh, huyện Văn Lãng. Tham dự có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang của tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố cùng đông đảo Nhân dân trên địa bàn.

Các đại biểu và nhân dân tham dự lễ hội

15 thg 2, 2024

Nghệ thuật trang trí trong lễ hội Ariêu Ping và kiến trúc nhà mồ của người Pa Kô

Có thể khẳng định lễ hội Ariêu Ping là lễ hội lớn nhất trong hệ thống lễ hội và hội tụ các giá trị di sản văn hóa của đồng bào Pa Kô ở Quảng Trị. Lễ hội thể hiện những nét đặc sắc riêng như: Văn hóa ứng xử, văn hóa ẩm thực, phồn thực, tín ngưỡng, âm nhạc dân gian, dân vũ, đặc biệt là hình tượng nghệ thuật trang trí.

Lễ hội Ariêu Ping tại Quảng Trị - Ảnh: Thanh Hồ

Trong lễ hội sự tựu trung đông đúc bao nhiêu thì thể hiện sự phồn thịnh bấy nhiêu. Khi đồng bào tổ chức lễ hội là minh chứng cho cuộc sống no đủ, cộng đồng đoàn kết và qua đó thể hiện rõ nét tính thẫm mỹ đạt đến đỉnh cao trong trang trí lễ hội Ariêu Ping.

2 thg 1, 2024

Lễ nhảy lửa của người Dao đầu bằng


Cộng đồng người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu (Tam Đường - Lai Châu) không chỉ có ý thức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống độc đáo trong sinh hoạt đời thường mà còn bảo tồn được những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Trong đó, Lễ nhảy lửa và Lễ Tủ Cải (cấp sắc) là hai lễ hội nổi tiếng nhất của người Dao đầu bằng.

Trước kia, Lễ nhảy lửa của người Dao ở Hồ Thầu được tổ chức vào ngày 1 hoặc 15 tháng Giêng âm lịch. Đến nay, hoạt động này còn được tổ chức vào ngày cuối dịp lễ hội truyền thống và đã trở thành biểu tượng không thể tách rời của cộng đồng người Dao đầu bằng nơi đây.

1 thg 1, 2024

Lễ cúng máng nước thiêng liêng của người Ca Dong

Sáng 23-11, đồng bào Ca Dong ở làng Mong Pry nằm dưới đỉnh Ngọc Linh thuộc xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) làm Lễ cúng máng nước - lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào vùng núi cao.

Không gian làng Mong Pry nơi diễn ra Lễ cúng máng nước - Ảnh: P.T.

Cộng đồng người Ca Dong xưa nay luôn coi trọng nguồn nước, xem nước là mạch nguồn của sự sống.

Vì vậy, cúng máng nước là lễ hội quan trọng bậc nhất để cầu mong thần rừng, thần nước phù hộ, đưa nước về cho bà con có cuộc sống no ấm. Cúng máng nước cũng để cầu mong mưa thuận gió hòa, dân làng khỏe mạnh.

21 thg 12, 2023

Ấn tượng Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm

Hàng năm, cứ đến tháng 11, 12 dương lịch, người Rơ Măm ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) lại tích cực chuẩn bị cho Lễ mở cửa kho lúa truyền thống. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của người Rơ Măm.

Năm nay, Lễ mở cửa kho lúa của dân làng được chọn tham gia trình diễn tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023 tại tỉnh nên bà con rất vui mừng, gấp rút chuẩn bị các công đoạn, phần việc sớm hơn mọi năm. Bên căn nhà rông truyền thống, bà con dân làng hồ hởi, phấn khởi làm việc, cùng nhau chuẩn bị tốt cho việc tổ chức lễ hội tại làng cũng như tái hiện thành công tiết mục tham gia Ngày hội.

Già làng A Ren cho biết: “Chúng tôi họp bàn, phân công các phần việc hợp lí cho từng người. Thanh niên thì vào rừng kiếm nguyên liệu như tranh, tre, nứa, mây... tập trung về sân nhà rông. Những người phụ nữ khéo tay có nhiệm vụ chuẩn bị các vật dụng để trang trí 3 cây nêu truyền thống với kích thước dài, ngắn khác nhau, cùng các vật dụng để tiến hành nghi lễ, lên danh sách các con vật được chọn để hiến sinh”.

Tái hiện nghi thức đâm trâu tại Lễ mở cửa kho lúa. Ảnh: H.T

29 thg 11, 2023

Lễ cúng trăng Ok Om Bok của người Khmer ở Sài Gòn

Người Khmer ở TP HCM thành kính chờ được nhà sư đút cốm dẹp, thực phẩm trong lễ cúng trăng Ok Om Bok ở chùa Chantarangsay, tối 26/10.


Theo phong tục của người Khmer ở Nam Bộ, ngày Rằm tháng 10 là lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là đút cốm dẹp, diễn ra trong lúc cúng trăng nên cũng được coi là lễ cúng trăng. Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người dân tổ chức lễ để ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt cốm dẹp với sự chứng kiến của người lớn tuổi và thần Mặt Trăng.

20h30, tại chùa Chantarangsay, quận 3, hàng trăm người đứng xung quanh sư trụ trì Danh Lung, chờ được hoà thượng đút cốm dẹp. Theo truyền thống, vị chủ trì buổi lễ vừa đút cốm và sẽ hỏi ước nguyện của mọi người trong tương lai.

24 thg 10, 2023

Nét độc đáo của Lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

Từ ngày 10-12/10/2023, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực được tổ chức cùng với lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội đặc sắc này.

Nhân sự kiện này, cùng nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và những nét độc đáo của lễ hội gắn với ngôi đền thờ ông ở mảnh đất Kiên Giang.



Nguyễn Trung Trực – một tấm gương kháng Pháp trung liệt

Ngược dòng lịch sử, Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838, tại Bình Nhật, huyện Cửa An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) trong một gia đình làm nghề chài lưới. Sinh thời ông là người rất tinh thông võ nghệ, am hiểu sách thánh hiền, tính tình cương trực, giàu lòng yêu nước.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông được tuyển chọn vào đội nông binh dưới quyền chỉ huy của lãnh binh Trương Định. Năm 1861, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định lần thứ 2, ông tham gia bảo vệ Kỳ Hòa (Gia Định) dưới trướng Thống đốc quân Vụ đại thần Nguyễn Tri Phương. Thành Gia Định thất thủ lần thứ 2 (tháng 2/1861), ông tập hợp những người yêu nước hoạt động kháng Pháp vùng Tây Nam Bộ, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.

Tượng anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá.

10 thg 10, 2023

Những màn múa thiên cẩu ở Hội An

Nghệ thuật múa thiên cẩu ở Hội An có những nghi lễ, điệu múa độc đáo như chưng cộ vờn mây, thiên cẩu thổ địa, thể hiện ước vọng mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình, yên vui.


Trước những năm 1950, ở Hội An chưa có múa lân hay sư tử và người dân chỉ quen thuộc với múa thiên cẩu. Theo cổng thông tin Địa lý và Du lịch tỉnh Quảng Nam, thiên cẩu (chó nhà trời) được nói đến trong huyền tích nhiều nước phương Đông liên quan đến nhật thực, nguyệt thực, mang ý nghĩa báo hiệu sự tốt đẹp của mùa màng.