8 thg 8, 2018

Khám phá nét văn hóa bản địa dân tộc S'tiêng ở Tà Lài, Tân Phú

Nếu bạn là một người yêu thích tìm hiểu và khám phá bản sắc của 54 dân tộc anh em tại Việt nam thì đừng bỏ qua cơ hội đến với Tà Lài nơi các dân tộc anh em như Stieng, Mạ, Tày, Nùng sống với nhau rất gần gũi. 


Đến đây không khó để các bạn có thể bắt gặp hình ảnh những cô gái Mạ, S’tiêng thong thả đi trên đường. May mắn hơn trong một ngày nắng đẹp của tháng 5, các bạn sẽ còn được chiêm ngưỡng một rừng cây hoa móng cọp (hoa đào rừng) nở rợp cả vùng trời và từng đàn bướm vàng tung tăng bay lượn cảnh vật như ở trốn thần tiên. Ở xa xa, những cô sơn nữ nhẹ nhàng hái hoa tươi cười khoe sắc ngân nga câu hát vút cao nhưng ngọt ngào giữa đại ngàn ấy.

Vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như những cô sơn nữ đẹp bởi họ khoác trên mình những trang phục rất đặc trưng và bạn sẽ tò mò không biết trang phục được làm như thế nào. 


Trang phục của người S’tiêng khá đơn giản, đàn bà mặc váy, đàn ông đóng khố. Mùa đông người ta choàng một tấm vải để chống rét.Với hoa văn bắt mắt chủ đạo là các hình học như: Hình tam giác, hình vuông, hình thoi, kể cả hình người…. Đây là trang phục truyền thống của đồng bào, phụ nữ và trẻ nhỏ ngay từ nhỏ đã phải học dệt rồi, đặc biệt phụ nữ trong làng mà không biết dệt sẽ không lấy được chồng. Nếu bạn đã đến xã Tà Lài Cát Tiên thì không thể bỏ qua trải nghiệm dệt thổ cẩm. Quy trình để làm nên một chiếc áo cũng lắm công phu. Chúng tôi theo chân anh K’yếu đúng lúc anh đến thăm gia đình một nghệ nhân dệt thổ cẩm ưu tú của làng. Nhìn đôi tay cô thoăn thoắt đưa thoi bên những vuông vải màu chàm, màu trắng, màu xanh. Chỉ với một khung dệt đơn giản, những cuộn dây sợi chỉ với bản tay khéo léo điêu luyện của cô, chúng đã chở thành những tấm thổ cẩm thật đẹp, thật tinh xảo. Tôi cũng tranh thủ học dệt và lắng nghe cô trò chuyện. Ở làng này con gái năm tuổi đã được mẹ dạy cho cách dệt vải. Ngày trước muốn dệt cho được cái áo, cái quần thì phải tự lên nương thu hoạch bông về làm chỉ nhưng bây giờ cây bông không còn được trồng nữa mà nhường đất để trồng cây keo, cây mì, cao su, vì yêu cái đẹp của thổ cẩm S’tiêng và mong muốn phải giữ được cái nghề của tổ tiên nên cô và các chị các bà nơi đây vẫn cố gắng lưu truyền nghề dệt cho con cháu trong bản làng. 


Tại Tà Lài Cát Tiên còn có hang rơi một nơi đã gắn bó với làng S’tiêng từ rất xa xưa. Nhưng muốn đến được đây phải đi sâu vào bên trong rừng và phải được người địa phương dẫn đi không là sẽ lạc trong rừng sâu. Người S’tiêng tin rằng vạn vật hữu linh mỗi một vật dụng đều có linh hồn do đó họ tín ngưỡng đa thần và thần rừng xanh là vị thần tối thượng nhất được kính trọng. Những người thờ phụng liên quan đến thần thì thường nằm khá sâu trong rừng. Hang dơi đã từng là một nơi như thế. Để đến được hang dơi chúng tôi phải vượt qua một quảng đường dài leo đồi, vượt dốc khó khăn vô vàn nhưng tất nhiên để hành trình không quá mệt mỏi, bạn sẽ được giới thiệu các loại cây thuốc mọc ven đường, những loại cây dây lấy nước, cây trái hoang dại ăn được giữa rừng một lớp kỹ năng sinh tồn khá thú vị và bổ ích. Hang dơi nằm treo leo ở một con dốc hang tối và đầy huyền bí đi sâu vào bên trong, lớp đất ngàn nằm cùng với hình ảnh hàng ngàn chú dơi treo mình treo leo ngủ sâu chắc chắn sẽ làm bạn choáng ngợp. Một vẻ dẹp linh thiêng nơi núi Rừng đã được người đồng bào nơi đây ngàn năm tôn thờ.

Đêm xuống, là thời điểm các dân tộc anh em nơi đây quây quần cùng múa hát cồng chiêng bên đống lửa trại, uống rượu cần, ăn thịt nướng cùng với các anh chị người Tày múa, hát Then, nhảy sạp thật thú vị. Đến với Xã Tà Lài Cát Tiên, chúng tôi đã hiểu thêm về nét văn hóa cộng đồng bản địa nơi đây, một nét văn hóa rất riêng của núi, rừng Phương Nam.

MRĐ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét