9 thg 5, 2016

Nơi đóng những con tàu vươn khơi bám biển

Với 4 huyện/thành phố ven biển và 1 huyện đảo, chiều dài bờ biển trên 130 km cùng 6 cửa biển lớn nhỏ, Quảng Ngãi là địa phương có ghề khai thác thủy sản phát triển tương đối mạnh so với các tỉnh ven biển miền Trung. Chính vì thế, địa phương này cũng rất phát triển các cơ sở đóng tàu công suất lớn để phục vụ cho nghề biển.

Đến với Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) trong một ngày tháng 4, chúng tôi đã nghe thấy những tiếng máy cưa, tiếng gõ búa, tiếng đục… rất đặc trưng của xưởng đóng tàu vọng ra. Hàng trăm con người miệt mài làm việc bên những con tàu trên khoảng đất rộng nằm ven cảng neo đậu tàu thuyền. Nơi đây, có những con tàu vừa được hoàn thiện với lớp sơn mới bóng loáng đang chờ ngày hạ thủy, có những con tàu mới làm xong phần thô, mới thấy rõ hình thù và cả những con tàu đã sử dụng đang được bảo trì, bảo dưỡng.

Trong số những tàu thuyền được đóng mới ở đây, tàu thuyền bằng gỗ vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn do có nhiều ưu việt hơn so với phương tiện làm bằng vật liệu khác như đặc tính dễ gia công chế biến, chịu va đập, chịu uốn, giá thành rẻ của gỗ…

Một cơ sở đóng tàu của ngư dân Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi).


Những tấm ván ghép bên trong khoang tàu được sơn nhiều lớp để chống mối, mọt và sự ăn mòn của nước biển.

Thời gian trung bình đóng và hoàn thành mỗi tàu vỏ gỗ công suất 300 - 400 CV mất 3 tháng và phải cần đến 100m3 gỗ kiền, táu hoặc trò.

Tại cơ sở đóng tàu Nghĩa Phú (xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa) có khoảng 30 chiếc sắp hoàn thành,
chiếc nhỏ nhất công suất cũng phải 400 CV. Riêng chiếc lớn nhất có chiều dài hơn 24m, công suất trên 800 CV.

Những người thợ đang bảo trì, đại tu cánh quạt chân vịt "khổng lồ" cho tàu cá gần 1.000 CV. 

Công việc đóng tàu đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác trong từng chi tiết.

Sự hiện diện của ngư dân trên biển được xem như những "cột mốc" chủ quyền quốc gia giữa Biển Đông nên bám biển không đơn thuần là đánh bắt hải sản để phát triển kinh tế, mà còn là giữ gìn biển đảo quê hương.

Tổng số lao động tham gia khai thác thuỷ sản của tỉnh Quảng Ngãi gần 4 vạn người. Sản lượng thủy sản khai thác năm 2014 đạt gần 150.600 tấn, năm 2015 đạt trên 160.000 tấn.​

Tàu thuyền đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi neo đậu ở cửa sông Trà Khúc. 

Thời gian trung bình đóng hoàn thành mỗi tàu vỏ gỗ công suất 300 - 400 CV mất 3 tháng và phải cần đến 100 m3 gỗ kiền, táu hoặc trò. Để đóng được những chiếc tàu chịu lực, chịu sóng tốt và có thời gian sử dụng lâu bền thì phải sử dụng những loại gỗ tốt, nhẹ, độ bền lâu, ít thấm nước như: sao, xương gà, chò, còng chim… Để ráp những tấm ván dày và uốn theo thân tàu, người thợ phải ép những thanh gỗ to bản và dài qua lửa ở nhiệt độ cao. Sau đó ghép với nhau theo hình răng cưa rất chắc chắn. Khi phần khung, sườn tàu đã được hình thành, người ta mới làm tiếp hầm hàng, khoang máy… Quá trình thi công toàn bộ hạng mục của con tàu nhất thiết phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát ngặt nghèo của các thợ cả. Bất cứ một chi tiết nào, dù nhỏ đến mấy, nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, đều bị loại bỏ.

Năm 2015 vừa qua, nhờ thời tiết thuận lợi và ngư dân trong tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng để đóng mới và nâng cấp tàu thuyền, mua sắm trang thiết bị hiện đại nên ngư dân Quảng Ngãi đã đóng mới đượcnhững con tàu có công suất lớn gấp nhiểu lần so với trước. Tại cơ sở đóng tàu Nghĩa Phú (xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa), nhiều người thợ đóng tàu đang làm nghề tại đây cho biết, trong số khoảng 30 chiếc sắp hoàn thành tại đây, chiếc nhỏ nhất công suất cũng phải 400 CV. Riêng chiếc lớn nhất có chiều dài hơn 24m, công suất trên 800 CV.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình hành nghề trên biển, nhưng với tinh thần kiên trì bám biển phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ biển đảo của Tổ quốc, ngư dân Quảng Ngãi đã nỗ lực bám các ngư trường truyền thống như Hoàng Sa, Trường Sa để đánh bắt hải sản. Sự hiện diện của ngư dân trên biển được xem như những "cột mốc" chủ quyền quốc gia giữa Biển Đông. Vậy nên, bám biển không đơn thuần là đánh bắt hải sản để phát triển kinh tế, mà còn là giữ gìn biển đảo quê hương.

Số lượng tàu của ngư dân Quảng Ngãi thường xuyên khai thác ở các ngư trường Vịnh Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ chiếm khoảng 35-40% số tàu từ 20 CV trở lên của toàn tỉnh. Khoảng 900 tàu hoạt động thường xuyên ở các vùng biển xa (Hoàng Sa, Trường Sa và DK1), còn lại là khai thác ở vùng biển trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Tổng số lao động tham gia khai thác thuỷ sản toàn tỉnh gần 4 vạn người. Sản lượng thủy sản khai thác năm 2015 đạt trên 160.000 tấn.​

Bài và ảnh: Công Đạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét