3 thg 7, 2018

Độc đáo chiếc cối xay lúa cổ của người Mông

Chiếc cối xay lúa tập thể của bản Piềng Vai, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn được xem là một trong những vật dụng cổ xưa độc đáo còn sót lại của đồng bào Mông nơi đây. 

Piềng Vai là bản của đồng bào Mông, nơi đây có hơn 40 hộ dân sinh sống. Đến nay bản vẫn chưa có điện lưới, tuy vậy, những chiếc máy xay lúa chạy bằng máy nổ đã thay thế chiếc cối xay tay. Ảnh: Hồ Phương 


Điều đặc biệt ở bản Piềng Vai đó là chiếc cối xay lúa tập thể. Chiếc cối khủng này được đặt trên một chiếc chòi và dựng giữa bản. Mọi người dân trong bản dùng chung chiếc cối này để xay lúa. Ảnh: Đào Thọ 

Theo ông Lầu Xây Hừ - 79 tuổi ở bản Piềng Vai cho biết, từ khi còn nhỏ ông đã thấy chiếc cối này. "Chiếc chòi đã dựng lại nhiều lần nhưng chiếc cối thì vẫn nguyên vẹn" - ông Hừ cho biết thêm. Ảnh: Hồ Phương 

Tay nắm ở cần đẩy được thiết kế dài để 2 đến 3 người có thể "vận hành" chiếc cối trơn tru hơn. Ảnh: Đào Thọ 

Riêng phần đá, tấm nhỏ có đường kính 60cm, tấm lớn 80cm, tổng chiều cao 2 tấm đá hơn 50cm. Hai mâm xay này đã được người dân đục đẽo từ những phiến đá lấy từ trên núi Piềng Vai. Theo thông tin được lưu truyền ở bản Piềng Vai, để làm nên chiếc cối này, hơn 5 người đàn ông trong bản phải làm quần quật gần 1 tuần trời mới hoàn thành. Ảnh: Hồ Phương 

Giữa hai tấm đá là những chiếc rãnh được tạo nên để gạo đã xay có thể theo đó xuống máng đựng ở phần dưới của chiếc cối. Ảnh: Hồ Phương 

Phần dưới của chiếc cối là một chiếc máng gỗ lớn. Ảnh: Đào Thọ 

Căn chòi đặt chiếc cối cũng được dựng như những kho đựng thóc. Việc này xuất phát từ phong tục của người Mông và tránh được sự phá hoại của vật nuôi cũng như muông thú. Ảnh: Đào Thọ 

Phương - Thọ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét