1 thg 6, 2015

Một cực đông, hai điểm đến

Nếu cực đông Mũi Đôi là điểm đến ưa chuộng của những tín đồ du lịch bụi bởi hành trình khám phá đầy gian nan và cực nhọc thì Mũi Điện là nơi lý tưởng để các cặp đôi tìm đến hẹn hò.

Tới cực đông Mũi Đôi, du khách nên qua đêm để sáng sớm hôm sau đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Suốt hành trình khám phá hai danh thắng này, du khách sẽ bắt gặp những con đường nhựa phẳng lì, uốn lượn theo những dãy núi hùng vĩ chạy dọc bờ biển, băng qua sa mạc cát nóng bỏng hay hòa mình vào làn nước xanh trong như ngọc bích hoặc chiêm ngưỡng những nét kiến trúc cổ điển thời Pháp của ngọn hải đăng…

Điều đặc biệt hơn là khoảng cách từ Mũi Đôi (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) đến Mũi Điện (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, Phú Yên) khá gần nhau (khoảng 40km) và là hai điểm đến không thể bỏ qua với du khách trong mùa biển đẹp. 

Để đến Mũi Đôi, điểm cực đông trên đất liền Việt Nam, du khách sẽ băng qua sa mạc cát trải dài gần 10km. Trong ảnh: một nhóm bạn trẻ phấn khích giữa sa mạc cát trên hành trình tới cực đông Mũi Đôi - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Những hàng dương cao vút ở Mũi Đôi - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Ngày nay, cực đông Mũi Đôi đã trở thành địa điểm chụp hình cưới lý tưởng của nhiều cặp đôi - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Gần 5g sáng là thời điểm lý tưởng để bạn băng qua bãi đá khổng lồ tới nơi đặt cột mốc tọa độ cực đông và ngắm bình minh - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Nhóm bạn trẻ chụp hình bên mốc tọa độ cực đông Mũi Đôi trên đất liền của Việt Nam - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Trước khi rời cực đông Mũi Đôi, bạn ghé qua Xuân Đừng (còn gọi là Sơn Đừng), một làng chài nhỏ với nhiều cảnh đẹp hoang sơ - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Bao quanh làng chài Xuân Đừng là biển nên người dân thường di chuyển bằng thuyền hoặc đi dọc bãi cát - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Làng chài Xuân Đừng là nơi sống của người dân tộc Đàng Hạ và ngày nay nếp sống, ngôn ngữ của họ đã được Việt hóa hoàn toàn. Trong ảnh: trẻ con ở Xuân Đừng hồn nhiên chụp hình - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Nằm trên doi đất nhô ra biển của tỉnh Phú Yên, Mũi Điện (còn gọi là Mũi Đại Lãnh) được xem là điểm đón ánh mặt trời thứ hai trên đất liền Việt Nam - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Sau khi để xe máy tại nhà dân ven đường, du khách tiếp tục đi bộ theo con đường đất để lên Mũi Điện - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Tâm điểm của cảnh quan Mũi Điện chính là ngọn hải đăng được người Pháp xây dựng từ năm 1890 và là một trong số 45 ngọn hải đăng cấp quốc gia hiện nay - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Đứng từ trên ngọn hải đăng, du khách sẽ được ngắm toàn cảnh bức tranh sơn thủy hữu tình còn nguyên sơ của xã Hòa Tâm… - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Hay ngắm cảnh biển Mũi Điện đan xen với núi - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Trước khi rời Mũi Điện, du khách nên dừng chân nghỉ ngơi ở bãi Tiên, một bãi biển êm đềm cách đó chừng 5km về phía nam - Ảnh: TIẾN THÀNH 

TIẾN THÀNH 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét