Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ hội. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 10, 2023

Lễ Nghinh Ông độc đáo ở biển Cần Giờ

Hàng nghìn người dân tham gia lễ Nghinh Ông trên biển và đón đoàn Nghinh về lăng Ông Thủy Tướng tại Cần Giờ, TP.HCM, chiều 30/9.

Lễ Nghinh Ông trên biển và đón đoàn Nghinh về lăng Ông Thủy Tướng diễn ra chiều 30/9. Đây là hoạt động gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông nhằm cầu nguyện sự bình an khi ra biển và ước mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

2 thg 10, 2023

Độc đáo hội chọi dê ở Mù Cang Chải

Ngày 9/9, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức hội thi chọi dê năm 2023. Đây là 1 trong những hoạt động trong chuỗi các hoạt động Vui hội mùa vàng năm nay.

Hội thi năm nay có 50 "đấu sĩ" dê là những chú dê đực có tuổi đời từ 2 năm trở lên, to khỏe, dũng mãnh.

Hội thi chọi dê năm 2023 có sự tham gia của 50 “đấu sĩ” dê được lựa chọn từ khắp các bản, làng ở các xã trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Không chỉ mang đến cho khán giả những điều thú vị, Hội thi chọi dê còn là dịp để huyện Mù Cang Chải quảng bá những nét đẹp trong phong tục tập quán và truyền thống sản xuất, chăn nuôi của người vùng cao, khuyến khích nhân dân khai thác tiềm năng tự nhiên trong phát triển đàn gia súc, nâng cao thu nhập.

1 thg 10, 2023

Biển người dự đại lễ của đạo Cao Đài

Hàng trăm nghìn người từ khắp các tỉnh thành đổ về Tòa thánh Tây Ninh dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung (vía Đức Phật Mẫu), tối Rằm tháng 8.

Tối 29/9 (15 tháng 8 Âm lịch), tín đồ đạo Cao Đài, người dân các địa phương đổ về Tòa thánh Tây Ninh dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2023. Đây là một trong hai đại lễ quan trọng trong năm (cùng lễ vía Đức Chí Tôn vào 9 tháng Giêng) của đạo Cao Đài. Lễ rước nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Trước đó, các tín đồ đã dự lễ cúng Tiểu đàn, cúng Đàn Phật Mẫu lúc 0h và 12h.

Đại lễ này có xuất xứ xa xưa, theo một tích cổ vua Hán Vũ Đế tiếp đón Đức Phật Mẫu trong đêm Rằm tháng 8, sau được đạo Cao Đài đón nhận, nâng cao thành một phần quan trọng trong giáo lý và nghi lễ.

Đúng 18h30, đoàn rước Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương đi qua Báo Ân từ (đền thờ Phật Mẫu) trước sự chứng kiến của các tín đồ, người dân và du khách thập phương. Ảnh: Huỳnh Thanh Liêm

Độc đáo lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Khơ Mú ở Lai Châu

Lễ hội Mừng lúa mới là một nét đặc trưng văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ thần trong đời sống tâm linh của dân tộc Khơ Mú ở Lai Châu.

Lễ hội Mừng lúa mới (Mạ Mạ Mê) của người Khơ Mú được tổ chức để tạ ơn ông, bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, mùa màng mới bội thu và cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc.

29 thg 9, 2023

30.000 người dự lễ cúng Tiểu đàn của đạo Cao Đài

30.000 tín đồ Cao Đài ngồi chật kín xung quanh Đền thánh rộng hàng nghìn m² trong Tòa thánh Tây Ninh dữ lễ cúng Tiểu đàn vía Đức Phật Mẫu.


Tối 14, rạng sáng 15/8 Âm lịch (Rằm tháng Tám), 30.000 chức sắc, chức việc và tín đồ đạo Cao Đài đổ về Đền thánh Cao Đài Tây Ninh để dự lễ cúng Tiểu đàn. Đây là một trong những nghi thức lễ đầu tiên và quan trọng trong Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2023.

Hội yến Diêu Trì Cung (vía Đức Phật Mẫu) là một trong hai lễ lớn nhất trong năm (cùng lễ vía Đức Chí Tôn vào 9 tháng Giêng Âm lịch) của đạo Cao Đài, với sự tham dự của 100.000-200.000 người. Thông thường các tín đồ từ các tỉnh thành đã hành hương về nội ô Tòa thánh Tây Ninh trước đó cả tuần. Năm nay, đại lễ được tổ chức trong hai ngày 29-30/9, tức 15 và 16 tháng 8 Âm lịch (Tết trung thu).

Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung có xuất xứ xa xưa, theo một tích cổ vua Hán Vũ Đế tiếp đón Đức Phật Mẫu trong đêm Rằm tháng Tám, sau được đạo Cao Đài đón nhận, nâng cao thành một phần quan trọng trong giáo lý và nghi lễ.

1 thg 9, 2023

Lễ cúng cô hồn của gia đình người Hoa ở Sài Gòn

Sau khi xong mâm cúng, ông Trần Ban Trí ở quận 5 tung gần 10 triệu đồng ra đường cho nhiều thanh niên giành giật, để xua đi xui xẻo, chiều Rằm tháng 7.


15h, ngày 30/8 (Rằm tháng 7), ông Trần Ban Trí (áo trắng) bắt đầu bày biện mâm lễ cúng cô hồn tại cửa hàng ở góc đường Phùng Hưng - Trần Hưng Đạo B. Ông cho biết, ba đời gia đình ở khu vực này buôn bán thuốc, năm nào cũng làm lễ cúng cô hồn.

"Với người Hoa, tục cúng cô hồn là nghi lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch, nhất là với người kinh doanh", người đàn ông 66 tuổi nói, cho biết việc cúng tế là cách để san sẻ sự bất hạnh với những linh hồn lang thang, để họ không quấy nhiễu, cho gia chủ được yên ổn làm ăn.

9 thg 8, 2023

Đặc sắc lễ hội Háu Đoong của người Giáy ở Lai Châu

Lễ hội Háu Đoong của người Giáy được tổ chức vào 2 ngày 22 và 23/7 tại Lai Châu.

“Háu Đoong” theo tiếng Giáy là vào rừng cúng thần rừng. Dân tộc nào sống trên vùng đất nào thì thờ cúng thần linh trên vùng đất đó, cầu mong cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, vật nuôi sinh sôi nảy nở, không bị bệnh dịch; người dân khỏe mạnh, mọi nhà kinh tế ngày càng phát triển, gia đình ấm no hạnh phúc.

Nghi thức cúng rừng tại lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy ở Lai Châu. Ảnh: TTXVN

8 thg 8, 2023

Tưng bừng lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Lào Cai

Lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí được tái hiện với những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, độc đáo, hấp dẫn đông đảo du khách và nhân dân tham gia.

Ngày 26/7, tại thôn Mào Phố, Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thông huyện Bắc Hà (Lào Cai) phối hợp với Đảng ủy xã Nậm Khánh tổ chức tái hiện lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí, với những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, độc đáo, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách và Nhân dân trong xã tham gia.

Tết tháng Bảy - “Khu Cù Tê”, hay còn được gọi là Tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí (lễ hội Khu Cù Tê). Đây là ngày tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người La Chí, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

28 thg 7, 2023

Đặc sắc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Dinh Thầy Thím

Thị xã La Gi - một vùng đất ở cực Nam Trung bộ luôn là một địa điểm thu hút khách du lịch bởi những bãi biển đẹp hoang sơ, những di tích văn hóa, lịch sử truyền thống mang tính giáo dục đạo đức, hay những lễ hội tín ngưỡng đậm nét nhân văn...

Điểm nhấn cho bức tranh du lịch ở La Gi ngày thêm sinh động đặc biệt phải kể đến đó là Lễ hội Văn hóa - Du lịch Dinh Thầy Thím được diễn ra vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 9 âm lịch hàng năm.

8 thg 6, 2023

Ấn tượng lễ tế Tổ bách nghệ ở Huế

Chiều 5/5, tại công viên Tứ Tượng bên bờ sông Hương Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2023 đã tổ chức Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh nghệ nhân, làng nghề truyền thống Việt. Đây là một trong những chương trình chính của kì Festival; được tổ chức trang trọng, đậm chất nghi lễ, văn hóa Huế nên đã để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với người xem.

Lễ tế Tổ bách nghệ là nghi thức truyền thống nhằm ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân, những người đã có công khai sinh ra các nghề truyền thống của người Việt, cũng như để cầu mong cho việc làm ăn, sản xuất luôn được may mắn, phát triển và thịnh vượng. Ngay sau nghi thức Lễ tế Tổ bách nghệ là Lễ rước tôn vinh nghệ nhân, làng nghề truyền thống với sự tham gia của các đoàn nghệ nhân, thợ thủ công tiêu biểu của Huế và của các làng nghề trên cả nước.

7 thg 6, 2023

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Dân tộc Lô Lô có khoảng 4.541 người. Riêng ở thôn Sảng Pả A thị trấn Mèo Vạc có 71 hộ với 246 khẩu và 8 dòng họ. Cán, Lèng, Lùng, Thàng, Lò, Mua, Dình, Doãn. Đây cũng là một trong những dân tộc ít người nhất của nước ta

4 thg 6, 2023

Đặc sắc lễ mừng nước giọt ở Kon Trang Long Loi

Cũng giống nhiều DTTS khác ở Kon Tum, người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na) ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà có tập tục lấy nước sinh hoạt ở những mạch nước ngầm chảy ra từ khe núi vừa trong và sạch. Bà con chặt cây lồ ô, đục thông các mắt rồi cắm vào mạch nước để dẫn nước ra chỗ thuận tiện lấy nước. Điểm lấy nước gọi là nước giọt (đăk klang). Lễ mừng nước giọt được dân làng long trọng tổ chức hằng năm.

Hằng năm, khi vụ mùa kết thúc, thóc lúa đã về kho, dân làng Kon Trang Long Loi tổ chức lễ mừng nước giọt (u klang đăk) hết sức long trọng để tạ ơn thần linh (Yàng) và cầu mong sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu trong năm tới.

Lễ mừng nước giọt thường diễn ra trong 3 ngày. Trước lễ cúng, già làng sẽ xác định ngày lành làm lễ và thông báo đến người dân để cùng nhau đóng góp hiện vật, phục vụ việc cúng bái. Những vật phẩm cho buổi lễ thường là heo, gà, gạo nếp, rau củ và rượu ghè.

Già làng giao cốc tiết gà cho A Yan, mang ra giọt nước để cúng. Ảnh: NB

2 thg 6, 2023

Đặc sắc lễ hội Bốc Mó của đồng bào dân tộc Thổ ở Nghệ An

Ngày 28/4, tại xóm Mo, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp đã tổ chức lễ hội Bốc Mó. Lễ Bốc Mó của cộng đồng dân tộc Thổ ở Quỳ Hợp mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.

Lễ Bốc Mó còn có tên gọi khác là lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm - một nghi lễ quan trọng của đồng bào người Thổ có từ xa xưa. Mó nước là nguồn nước ngầm tự nhiên phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân tộc Thổ ở huyện miền núi Quỳ Hợp. Lễ Bốc Mó được tổ chức với ý nghĩa là lễ cúng khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước mó tuôn chảy dồi dào phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và cho việc tưới tiêu của cả cộng đồng. Ảnh: Đình Tuyên

1 thg 6, 2023

Lễ hội Chá Mùn của người Thái đen

Lễ hội Chá Mùn là một trong những lễ hội dân gian, văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng của người Thái đen tại xã Yên Thắng (Lang Chánh, Thanh Hóa). Dự lễ hội Chá Mùn người dân trong bản phấn khởi, vui vẻ với các hoạt động sinh hoạt cộng đồng sôi nổi. Đối với các thày mo đây là dịp để tổng kết quá trình 3 năm làm nghề hái thuốc, trị bệnh cứu người.

Thày mo thực hiện bài khấn mời Pó Then về dự lễ hội Chá Mùn. Ảnh: Việt Cường/ Báo ảnh Việt Nam

9 thg 5, 2023

Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Từ lâu, lễ Nhảy lửa đã trở thành một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa, tâm linh của người Pà Thẻn (sống ở 2 tỉnh Hà Giang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang). Lễ hội Nhảy lửa đã thể hiện niềm tin của họ vào thế giới thần linh, những thế lực siêu nhiên và sức mạnh phi thường của con người để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.


Theo quan niệm của người Pà Thẻn, tổ chức lễ Nhảy lửa nhằm tạ ơn trời đất, thần linh đã cho một mùa vụ tươi tốt, cầu chúc cho mọi sự may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời xua tan những gì không tốt đẹp đống lửa sẽ mang lại sự ấm áp, may mắn xua đi cái khắc nghiệt của mùa đông đang tới. Đây là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống trong cộng đồng của dân tộc Pà Thẻn, minh chứng cho sức mạnh, quá trình lao động, chế ngự thiên nhiên để sinh tồn và phát triển. Không chỉ có ý nghĩa gắn kết cộng đồng mà còn bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống từ đời này qua đời khác của người Pà Thẻn, tạo nên nét đặc trưng riêng của dân tộc.

2 thg 5, 2023

Độc đáo hội kéo chữ tại Nam Định

Hội hoa trượng (trò kéo chữ) trong lễ hội Phủ Dày, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời, nhắc nhở con người về truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Cùng với thực hành tín ngưỡng, những sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo, hội hoa trượng góp phần làm phong phú không gian lễ hội, đưa Phủ Dày trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn với du khách.

Đông đảo người dân và du khách thập phương tham quan, trẩy hội Phủ Dầy năm 2023. Ảnh minh họa: Ảnh: Công Luật/TTXVN

26 thg 4, 2023

Về Prăng xem Sơmă Kơcham của người Bahnar

"Sơmă nghĩa là lễ cúng, kơcham nghĩa là cái sân. Sơmă Kơcham là lễ cúng sân". Đây là lễ cúng lớn trong năm, một nét văn hóa rất Bahnar của các làng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đầu nguồn dòng suối Hway (xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai).

Lễ cúng Sơmă Kơcham của người Bahnar tại làng Prăng, xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Tết Chôl Chnăm Thmây - lễ hội lớn, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer

Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer thường diễn ra vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hằng năm, thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Năm nay Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra từ ngày 14 đến 16/4/2023 dương lịch.

Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tặng quà chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đến Hoà thượng Thạch Hà, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN

Hậu Giang rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Cứ giữa tháng Tư dương lịch hàng năm, bà con dân tộc Khmer lại rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây. Đối với đồng bào Khmer tỉnh Hậu Giang, niềm vui dường như nhiều hơn qua mỗi lần đón năm mới bởi sự phát triển từng ngày của địa phương và cộng đồng dân tộc Khmer.

Niềm vui đón Tết

Người dân xã Vị Bình đến chùa Ratana Paphia Vararam thực hiện nghi lễ đón Tết Chol Chnam Thmay.

22 thg 4, 2023

Tưng bừng Tết té nước của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên

Ngày 14/4, cộng đồng dân tộc Lào sinh sống tại bản Na Sang 1 và Na Sang 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã tưng bừng tổ chức Tết truyền thống Bun Huột Nặm (Tết té nước). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên.

Nghi thức cầu khấn thần linh do bà mo chủ trì cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, sức khỏe dồi dào.

Từ sáng sớm, người dân trong bản Na Sang 1 chọn cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, rực rỡ nhất để chơi hội. Những con đường trong bản cũng được trang trí rực rỡ cờ hoa, không khí vui tươi, rộn ràng khắp bản làng. Đến khoảng 7 giờ 30 phút, từng đoàn người với những bộ trang phục lộng lẫy cùng nhau tụ hội về bãi đất trống cạnh bờ sông Nậm Núa để chuẩn bị cho các nghi thức của lễ hội. Những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Lào do phụ nữ trong bản biểu diễn.