Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp chí Cửa Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp chí Cửa Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 2, 2024

Già làng người con ưu tú của Yang

Già làng, người có quyền quyết định rất nhiều vấn đề trong đời sống của đồng bào Vân Kiều. Từ việc cưới hỏi, ma chay, cúng tế, các vấn đề xã hội (kể cả những việc liên quan đến luật pháp, nhất là vấn đề hòa giải ở cơ sở) thì già làng có vị trí quan trọng trong xử lý công việc liên quan đến cộng đồng. Có lối sống chuẩn mực, hiểu biết rất nhiều lĩnh vực, linh hoạt, sáng tạo và đặc biệt là công bằng, minh bạch...

Già làng - Ảnh: Nông Văn Dân

15 thg 2, 2024

Nghệ thuật trang trí trong lễ hội Ariêu Ping và kiến trúc nhà mồ của người Pa Kô

Có thể khẳng định lễ hội Ariêu Ping là lễ hội lớn nhất trong hệ thống lễ hội và hội tụ các giá trị di sản văn hóa của đồng bào Pa Kô ở Quảng Trị. Lễ hội thể hiện những nét đặc sắc riêng như: Văn hóa ứng xử, văn hóa ẩm thực, phồn thực, tín ngưỡng, âm nhạc dân gian, dân vũ, đặc biệt là hình tượng nghệ thuật trang trí.

Lễ hội Ariêu Ping tại Quảng Trị - Ảnh: Thanh Hồ

Trong lễ hội sự tựu trung đông đúc bao nhiêu thì thể hiện sự phồn thịnh bấy nhiêu. Khi đồng bào tổ chức lễ hội là minh chứng cho cuộc sống no đủ, cộng đồng đoàn kết và qua đó thể hiện rõ nét tính thẫm mỹ đạt đến đỉnh cao trong trang trí lễ hội Ariêu Ping.

Hương bánh quê nhà

Chẳng biết tự bao giờ người dân quanh vùng thường gọi làng tôi với cái tên nghe vui tai “làng ướt bèo”. Ý người ta gọi cái tên ấy là bởi nó gắn liền với nghề làm bánh ướt, bánh bèo truyền thống được nối tiếp thế hệ này sang thế hệ khác kể từ khi lập làng, mở đất.

Theo Ô châu cận lục của học giả Dương Văn An thì Phù Lưu quê tôi là làng thứ 27 trong tổng số 50 làng thuộc huyện Hải Lăng, Phủ Triệu Phong xưa (nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Làng được thành lập vào năm 1608 (thế kỷ XVII) gồm có 6 họ: Trần, Lê Trọng, Nguyễn, Trương Đình, Trương Đức, Lê Văn, trong đó có ngài Trần Thiên Đốc được vua sắc phong Bổn Thổ Khai Khẩn - Trần Quý Công với sắc tặng Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Tôn Thần... Nguồn gốc của làng xuất phát từ làng Phù Lưu, huyện Tống Sơn nay là huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Xưa, nghề làm bánh ướt, bánh bèo ở làng tôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công từ xay giã dần sàng chọn lựa những hạt gạo tròn mẫy, trắng tinh tươm, cho đến khi làm ra những chiếc bánh hiện diện trên bàn ăn mỗi gia đình. Trong kí ức tôi, cứ chừng khoảng 4 - 5 giờ sáng là rộn ràng tiếng gọi nhau của các bà, các mẹ, các chị quang gánh oằn vai nối nhau thành hàng dài tỏa đi khắp các nẻo đường bán buôn đến xế chiều mới trở về. Hay cứ mỗi độ chiều về từ đầu đến cuối làng bất cứ mùa nào đều phủ rợp một màu khói trắng tỏa ra từ những gia đình làm bánh nhóm lửa bằng củi dương (thân cây dương liễu) chuẩn bị cho phiên chợ của ngày hôm sau.

Bánh ướt cuốn thịt heo ba chỉ luộc cùng rau sống - Ảnh: Trương Chung

Tục A Loang Pỡ tứp cu mũih

Từ xa xưa, người Vân Kiều ở Trường Sơn đại ngàn đã có tục chôn người chết bằng thân cây trong một khu rừng riêng biệt. Nơi đó được gọi là “rừng ma”.

Người Vân Kiều quan niệm, rừng ma là khu vực bất khả xâm phạm, nơi chỉ dành riêng cho thế giới người chết, nếu người trần đặt chân tới sẽ bị trừng phạt, thậm chí phải đánh đổi bằng cả tính mạng.

Gìa Làng Hồ Văn Cam, Bản Khe Xom đang làm chiếc quan tài truyền thống

9 thg 2, 2024

Thú vị thay, phương ngữ Quảng Trị

Trước khi đi vào một số khía cạnh thú vị của phương ngữ Quảng Trị, cũng xin dẫn luận đôi điều liên quan đến lời ăn tiếng nói vùng đất có vị trí lịch sử, địa lý đặc biệt này. Điều này có giá trị và cả về lý thuyết lẫn thực hành khi muốn khảo tả thực tế.

Tinh sương - Ảnh: Nông Văn Dân

Phương ngữ Quảng Trị được nhắc đến trong một vài công trình nghiên cứu về ngôn ngữ các tỉnh Bắc Miền Trung của các nhà khoa học như: Hoàng Thị Châu, Vương Hữu Lễ... và được khúc xạ qua cách ghi nhận bằng văn bản như cuốn Văn học dân gian Quảng Trị do Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Trị ấn hành sau khi tái lập tỉnh không lâu, một công trình sưu tầm và biên soạn văn hóa địa phương gần gũi với loại sách công cụ khá hữu ích. Tuy nhiên, do phương thức biểu đạt đã được “phổ thông hóa” về mặt ngôn ngữ để bạn đọc gần xa dễ tiếp thu nên sắc thái phương ngữ địa phương đã “hương đồng gió nội bay đi”... cũng nhiều rồi.

Ngân vọng tiếng hò...

Người Quảng Trị thường cho rằng giọng mình nặng, khó nghe, không được thanh lịch như Hà Nội hay ngọt ngào như Sài Gòn. Thế nhưng chính chất giọng ấy, phương ngữ ấy khi được thông qua “chất xúc tác” từ âm nhạc lại trở nên quyến rũ lạ kỳ.

Cần có sự nghiên cứu để đề nghị đưa Hò Giã gạo Quảng Trị vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh: Trúc An

Có lẽ không ngạc nhiên khi tác giả Văn Long - thành viên của đoàn công tác tỉnh Hòa Bình đã sững sờ đến mức kinh ngạc khi nghe giọng hò Quảng Trị cất lên trong đêm trăng sáng trên bãi biển Cửa Tùng: “Ôi! Giọng hò Quảng Trị làm xao xuyến lòng tôi. Có phải một phần của mảnh đất miền Trung, đoạn giữa chiếc đòn gánh đặt trên vai họ suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước đã sinh ra câu hò Quảng Trị cùng biết bao danh nhân, những tên làng, tên núi, tên sông,.. Ôi! Những câu hò sao mà giản dị, thiệt thà và yêu đời đến thế…” (“Điệu ví Mường và câu hò Quảng Trị”, Tạp chí Cửa Việt số 5 (tháng 2/1995).