Hiển thị các bài đăng có nhãn người Rơ Măm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Rơ Măm. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 12, 2023

Ấn tượng Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm

Hàng năm, cứ đến tháng 11, 12 dương lịch, người Rơ Măm ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) lại tích cực chuẩn bị cho Lễ mở cửa kho lúa truyền thống. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của người Rơ Măm.

Năm nay, Lễ mở cửa kho lúa của dân làng được chọn tham gia trình diễn tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023 tại tỉnh nên bà con rất vui mừng, gấp rút chuẩn bị các công đoạn, phần việc sớm hơn mọi năm. Bên căn nhà rông truyền thống, bà con dân làng hồ hởi, phấn khởi làm việc, cùng nhau chuẩn bị tốt cho việc tổ chức lễ hội tại làng cũng như tái hiện thành công tiết mục tham gia Ngày hội.

Già làng A Ren cho biết: “Chúng tôi họp bàn, phân công các phần việc hợp lí cho từng người. Thanh niên thì vào rừng kiếm nguyên liệu như tranh, tre, nứa, mây... tập trung về sân nhà rông. Những người phụ nữ khéo tay có nhiệm vụ chuẩn bị các vật dụng để trang trí 3 cây nêu truyền thống với kích thước dài, ngắn khác nhau, cùng các vật dụng để tiến hành nghi lễ, lên danh sách các con vật được chọn để hiến sinh”.

Tái hiện nghi thức đâm trâu tại Lễ mở cửa kho lúa. Ảnh: H.T

5 thg 2, 2023

Lễ Mở cửa kho lúa của người Rơ Măm

Sau khi công việc thu hoạch lúa rẫy đã xong, những hạt lúa, hạt bắp đã được đem về cất kĩ trong nhà kho, thì cũng là lúc người Rơ Măm chuẩn bị các nghi thức cho việc tổ chức lễ hội mở cửa kho lúa.

Lễ mở cửa kho lúa diễn ra trong 3 ngày nhưng công tác chuẩn bị đã diễn ra vài tháng trước đó. Trước đó, chủ lễ (thường là già làng) xem ngày và thông báo với Yàng về việc dân làng chuẩn bị tổ chức lễ hội.

Khi các bước chuẩn bị đã hoàn tất, già làng (chủ lễ) làm một lễ nhỏ. Lễ vật là một con gà, một ghè rượu để thông báo với Yàng và xin phép để làng làm cây nêu.

Những người khéo tay nhất trong làng được chọn làm cây nêu cho lễ hội. Những người còn lại được phân công theo khả năng của mình. Người thì đẽo cột, đẽo cây; người làm chuỗi dây, làm các tua, đan các hoa văn trang trí; người tìm các củ, lá rừng để pha màu đen, đỏ, xanh.... Mỗi gia đình đều làm ghè rượu. Ai ai cũng đều có tinh thần góp của góp công tạo nên sự đoàn kết và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Rơ Măm.

21 thg 3, 2018

Bảo tồn thổ cẩm Rơ Măm

​Người già ở làng Le kể lại rằng, ngày xưa, khi ấy đồng bào Rơ Măm còn sống ở vùng rừng núi cao, ngoài trồng lúa nếp, lúa tẻ, bắp, mì để ăn và làm rượu cần, bà con còn biết lấy cây rừng (cây bông) để làm sợi dệt vải may mặc và trao đổi hàng hóa. Thổ cẩm của người Rơ Măm ngày trước đơn giản, chỉ có một màu trắng của vải mộc, không nhuộm; chứ không nhiều màu sắc như thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai…

Ngày rảnh rỗi, thấy chị em phụ nữ trong làng tập trung lên nhà rông để dệt thổ cẩm, bà Y Điết (67 tuổi) cũng tham gia cùng. Người phụ nữ Rơ Măm này cho biết, phải đến hơn 45 năm rồi, bà mới có cơ hội được ngồi lại bên khung dệt, công việc mà từ thời còn con gái rất yêu thích.