18 thg 2, 2016

"Tứ thú" của người Việt trong ngày Tết

Ngày xuân, đến Bảo tàng “Đồ sứ triều Nguyễn” ở số 114 đường Mai Thúc Loan (Tp. Huế), người xem bất ngờ khi được chiêm ngưỡng những cổ vật liên quan đến “tứ thú” (bốn thú vui) của người xưa là: ăn trầu, uống trà, hút thuốc và uống rượu.

Bảo tàng vốn là tư thất của cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình đời nhà Nguyễn, là cố nội của nhà sưu tầm cổ vật nổi tiếng xứ Huế Trần Đình Sơn. Ông Sơn đã bỏ công sức và tiền bạc phục dựng lại căn nhà rường cổ như xưa kia cụ cố ông đã từng ở và biến nó thành một Bảo tàng trưng bày cổ vật quý hiếm, có giá trị.



Du khách tham quan bảo tàng và tìm hiểu về “tứ thú” của người Việt.


Một góc trưng bày cổ vật của Bảo tàng.


Các bình đựng vôi ăn trầu làm bằng chất liệu gốm với các họa tiết trang trí cầu kỳ.

Bình đựng vôi ăn trâu với lớp men rạn cổ.

Các vật phẩm phục vụ việc ăn trầu làm bằng đồng với các hoa văn tinh sảo. 

Bảo tàng có trên 200 hiện vật do nhiều thế hệ nghệ nhân triều Nguyễn chế tác trong khoảng thời gian từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20. Trong đó, có bốn bộ cổ vật chính, bộ ăn trầu gồm có: hộp, khay,cơi, quả, bình vôi, dao, ống xoáy, ống nhổ và cối dã trầu; bộ uống trà với các loại ấm chén, khay; bộ hút thuốc với các loại điếu ống, điếu bát, điếu cày, tẩu; bộ uống rượu với các loại bình,nậm, chai, chén, ly, khay, mâm.

Bộ ấm và dụng cụ uống trà của người Việt được dùng trong thời gian từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỳ 20.

Bộ chai và ly uống rượu được làm từ thủy tinh được dùng vào khoảng thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Các dụng cụ pha trà của người Việt xưa.

Khay đựng trầu được trạm khảm các hình cỏ cây hoa lá.

Bộ bình vôi, ống nhổ, cối giã trầu và khay đựng của người xưa.

Bộ dụng cụ ăn trầu được khắc hình rùa.

Bộ bốn chén cổ được khắc hình rồng và các nậm đựng rượu làm bằng gốm và sứ.

Ấm uống trà bằng kim loại.

Ấm hình quả đào và tiên ông với màu sắc hài hòa thể hiện sự tinh xảo của bàn tay người thợ.

Các hộp đựng thuốc và điếu ống bằng kim loại phục vụ việc hút thuốc lá có từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20

Bộ khay, hộp đựng thuốc, điếu, bát được các nghệ nhân xưa chế tác hết sức tinh xảo. 

Các ấn phẩm do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn viết, biên dịch cũng được bày trong không gian Bảo tàng để du khách tìm hiểu. 

Các cổ vật được chế tạo từ các loại chất liệu như gỗ khảm xà cừ, sành sứ, bạc, gốm, đồng, tre ... Nhà sưu tầm cổ vật Trần Đình Sơn cho biết, Bảo tàng nhằm tạo điều kiện cho quần chúng và người thợ thủ công mỹ nghệ hiện nay tận mắt nhìn thấy những cổ vật quý hiếm, đạt đến tuyệt kỹ công phu của tiền nhân. Ông Sơn có một mong ước giản dị rằng, từ những kiểu thức, mẫu mã xưa, người thợ thủ công bây giờ sẽ suy nghĩ để sáng tạo hay phục hồi, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phong phú nhằm phục vụ cho ngành du lịch.

Thực hiện: Trần Thanh Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét