16 thg 6, 2018

“Cá sấu chúa” tại Vườn quốc gia Nam Cát Tiên

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới". Hệ động thực vật ở nơi đây vô cùng phong phú.

Bàu Sấu là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,60 km² tại VQG Nam Cát Tiên         
 
Tấm biển "đề phòng cá sấu". Năm 2000, với sự hỗ trợ của chính phủ Hà Lan, VQG Nam Cát Tiên thả 60 cá thể cá sấu hoang dã vào bàu.

Cá sấu sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. Đến nay ước tính có 250 đến 300 cá thể cá sấu hiện sinh sống tại đây, được bảo vệ nghiêm ngặt

Đi thuyền trên Bàu Sấu, có thể nhìn thấy lũ sấu đang bơi lười biếng trốn nắng trong một đùm cỏ lác. Đây là con cá sấu được mệnh danh “cá sấu chúa”, dài trên 3m. 

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên là khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước

Đặc trưng của VQG này là rừng đất ẩm ướt nhiệt đới, với nhiều loài động vật phong phú (trong ảnh: Cò mỏ ngà).

Khách tham quan đi xuyên rừng với sự hướng dẫn của cán bộ Kiểm lâm. Biển chỉ dẫn: 14 km, đi trong 8 giờ đồng hồ

Trong rừng rất nhiều vắt nên du khách phải trang bị xà cạp để chống vắt. Trong ảnh: cây tung đại thụ 400 năm tuổi, cao 50 m, gốc tới 10 người ôm

Con đường mòn xuyên rừng với cây leo chẳng chịt, đôi khi không thể thấy ánh mặt trời.

Chị Tanja Wasser và anh Massimo Scouderi, hai du khách đến từ Tp.Augsburg- Đức rất thích thú với chuyến thăm này.

Các loài chim ở Nam Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim sừng mỏ lớn...

Thỉnh thoảng bụi cây lại rung lên và từ đó bay ra những chú vạc hoặc bồ nông, phượng hoàng đất

Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại.

Chim trong rừng Nam Cát Tiên.

Phượng hoàng đất

Trung tâm cứu hộ linh trưởng Nam Cát Tiên, nơi cứu hộ các loài linh trưởng bị nuôi nhốt, mua bán vận chuyển trái phép; sau đó thả về rừng.

Chú sóc đang săm soi một tổ chim treo trên đầu ngọn cây.         

Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác một sừng. Nhưng theo các kiểm lâm viên, đã lâu lắm họ không nhìn thấy con tê giác một sừng nào.

Vũ Tuấn Hưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét