Ăn tô bún cá, chứa chan tình người.
Không rõ ai là tác giả của hai câu ca dao truyền miệng này nhưng đến tận bây giờ, một người con phương xa của thành phố biển Rạch Giá như tôi mới cảm nhận được ý nghĩa của nó.
Đã hơn 10 năm kể từ ngày tôi cùng gia đình lên Sài Gòn học tập và làm việc, trở về quê nhà, thật buồn cười khi như một người khách phương xa, tôi được bạn bè đưa đi ăn bún cá Rạch Giá, món ăn quê hương của mình.
Chẳng
phải đợi lâu, trước mắt tôi là một tô bún cá nghi ngút khói được bày
biện đẹp mắt, hài hòa về màu sắc, trông rất hấp dẫn (ảnh). Màu đỏ của
tôm rim, của ớt, màu xanh của hành lá và thịt cá lóc đồng trắng phau
khiến tôi dậy lên một cảm giác thèm thuồng khó tả.
Bún cá ăn kèm với giá sống, rau thơm và diếp cá. Nếu muốn “hoành tráng” hơn, thực khách có thể gọi thêm đầu cá, vốn được khéo léo cắt rời khỏi thân cá nhưng còn dính nguyên bộ lòng (tức ruột cá.
Ở Nam bộ người ta rất quý ruột cá lóc, bởi nó không những được xem là phần ngon nhất của con cá, mà còn mang một ý nghĩa văn hóa trong ứng xử giữa con người với nhau. Trên bàn ăn, lòng cá thường được nhường cho khách quý của gia chủ hay người được kính trọng nhất, thể hiện tâm ý của người mời đối với người được mời).
Vị ngọt của thịt cá lóc đồng, mùi thơm lừng của tỏi phi, vị cay the của ớt, tất cả hòa quyện tạo nên một tô bún cá rất đặc trưng của Rạch Giá quê tôi mà có lẽ không đâu có được.
Không rõ ai là tác giả của hai câu ca dao truyền miệng này nhưng đến tận bây giờ, một người con phương xa của thành phố biển Rạch Giá như tôi mới cảm nhận được ý nghĩa của nó.
Đã hơn 10 năm kể từ ngày tôi cùng gia đình lên Sài Gòn học tập và làm việc, trở về quê nhà, thật buồn cười khi như một người khách phương xa, tôi được bạn bè đưa đi ăn bún cá Rạch Giá, món ăn quê hương của mình.
Bún cá ăn kèm với giá sống, rau thơm và diếp cá. Nếu muốn “hoành tráng” hơn, thực khách có thể gọi thêm đầu cá, vốn được khéo léo cắt rời khỏi thân cá nhưng còn dính nguyên bộ lòng (tức ruột cá.
Ở Nam bộ người ta rất quý ruột cá lóc, bởi nó không những được xem là phần ngon nhất của con cá, mà còn mang một ý nghĩa văn hóa trong ứng xử giữa con người với nhau. Trên bàn ăn, lòng cá thường được nhường cho khách quý của gia chủ hay người được kính trọng nhất, thể hiện tâm ý của người mời đối với người được mời).
Vị ngọt của thịt cá lóc đồng, mùi thơm lừng của tỏi phi, vị cay the của ớt, tất cả hòa quyện tạo nên một tô bún cá rất đặc trưng của Rạch Giá quê tôi mà có lẽ không đâu có được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét