Theo
đánh giá của các nhà nghiên cứu, núi Ba Vì được đánh giá cao nhất trong
tâm thức dân gian chứ không phải độ cao thấp đơn thuần về mặt địa lý.
Trong sách Dư địa chí, Nguyễn Trãi viết : “Núi ấy là núi Tổ của nước ta đó”.

Núi Ba Vì được coi là ngọn núi Tổ của người Việt. Ảnh: thanhtanvien.com
Nếu lấy núi Nghĩa Lĩnh (cố đô của nước Văn Lang thời tiền sử) làm tâm điểm thì núi Ba Vì và núi Tam Đảo là hai điểm đối xứng tạo thành “Thế tay ngại” trong luật phong thủy do triều đại vua Hùng tạo lập.
Truyền thuyết kể rằng, từ lâu, ngọn núi này đã được coi là ngọn núi thần kỳ, một trong những ngọn núi cổ nhất của nước Đại Việt. Nó là nơi ngự trị muôn đời của Thánh Tản Viên - Sơn Tinh, vị thần tối linh trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Cũng theo truyền thuyết kể lại, núi Ba Vì là do Sơn Tinh dùng sách ước nâng núi lên cao, để ngăn nước lũ chống Thủy Tinh.
Hiện, quanh núi Ba Vì nhiều tên đất, tên làng, tên vạt đồi đồng nội,
tên dòng sông, khe suối, địa danh, địa hình, địa vật, đầm hồ, bờ bãi,
đình, đền, miếu mạo và những con người còn in đậm trong sự tích và
chuyện kể dân gian xứ Đoài gắn liền với truyền thống Sơn Tinh. Đó là đồi
Mòm, dãy gò Choi thuộc vùng Tòng Lệnh, ở phía Bắc núi Ba Vì; những trái
núi ở vùng Sụ Đá, La Phù và Thạch Khoán; những hòn núi Chẹ và dãy nũi
đá Chèm ở phía Tây thuộc mạn Sông Đà; những dãy đồi Máng Sòng, Đồi Giếng
ở phía Đông núi Ba Vì là những chiến tích của Sơn Tinh, ngày đêm gánh
đất để lập thành phòng tuyến chống lại Thủy Tinh.

Tương truyền, núi Ba Vì là do Sơn Tinh dùng sách ước nâng lên cao để ngăn nước lũ chống Thủy Tinh. Ảnh: giacngo.com
Về sự tích "Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt”. Chuyện xưa
kể lại rằng đồi Vai cao nhất ở xã Kim Sơn là tảng đá rơi vì sọt thủng,
còn dãy đồi Đùm san sát kéo dài ở xã Xuân Sơn là do đứt quang, đất đổ ra
nhiều trên dọc con đường Sơn Tinh gánh đất. Chuyện cắm chông chà ở bãi
Đá Chông, thả rong rào, chăng lưới ở vùng suối Cái, cho quân gieo hạt
mây thành rừng quanh núi U bò, ném lạt tre tạo thành lũy tre dày ở vùng
ngòi lặt, lao gỗ đá từ trên núi xuống tạo thành mười sáu ngả ở vùng Đầm
Đượng … là những phương kế của Sơn Tinh.
Trên bãi chiến trường xưa còn có nhiều dấu tích như suối Di, sông
Tích, ngòi Tôm, đầm Mom, đầm Mít, đầm Sui, xóm Rùa, xóm Cá Sấu ở Vân Sơn
xã Vân Hòa; thôn Rắn Giải ở Phụ Khang thuộc xã Đường Lâm; Thuồng Luồng ở
Cầu Hang vùng sông Tích thuộc xã Thanh Mỹ; Thủy quái ở Ghềnh Bợ trên
dải sông Đà… là những trận đồ tàn binh, bại tướng của Thủy Tinh. Những
truyền thuyết dân gian về cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
chững tỏ tổ tiên ta đã bắt đầu cuộc trị thủy mở mang bờ cõi từ hạ lưu
sông Đà, sông Tích để tạo ra một vùng núi Ba Vì trù phú như ngày nay.
Núi Ba Vì không chỉ là ngọn núi huyền thoại về Sơn Tinh - Thủy Tinh,
mà còn là ngọn núi linh của xứ Đoài. Vua nhà Đường đã coi núi Ba Vì như
một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tời phương Nam (dãy
Trường Sơn ngày nay). Để nước Nam không thể phát Vương, vua Đường đã cử
Cao Biền (vị tướng kiêm phù thủy) dùng pháp thuật cho đào một trăm cái
giếng xung quanh chân núi Ba Vì để trấn yểm tà triệt long mạch nước ta.
Nhưng cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên chúng đành
phải bỏ cuộc bởi dãy núi thiêng của nước Đại Việt...
Chính vì vai trò quan trọng trong cả đời sống tâm linh người Việt
cũng như vị trí chiến lược của nó trong công cuộc chiến đấu bảo vệ giang
sơn, xã tắc mà dưới triều Nguyễn, năm Bính Thân, Minh mạng thứ 17
(1836) đúc “Cửu Đỉnh” - biểu tượng cho uy thế và sự bền vững của nhà
Nguyễn - vua đã cho chạm hình núi Tản Viên (ngọn cao nhất trong dãy Ba
Vì) vào Thuần Đỉnh (cao 2,32m, nặng 1.950 kg) cùng với cửa Cần Giờ và
sông Thạch Hãn. Đời Tự Đức năm thứ 3, Canh Tuất (1850) lại liệt Tản Viên
vào hàng những núi hùng vĩ - giang sơn của đất nước và được ghi chép
vào Tự điển để cúng tế hằng năm.
Vân Nhi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét