Hiển thị các bài đăng có nhãn người Xá Phó. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Xá Phó. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 1, 2020

“A hi” trong lễ tết của người Xá Phó

Theo tiếng Xá Phó, con chuột gọi là “A hi”, là lễ vật dâng cúng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Xá Phó, đồng thời cũng là lễ vật đặc biệt dùng làm sính lễ đón dâu… 

Nhắc đến con vật đứng đầu trong 12 con giáp, người ta thường nhắc đến loài gặm nhấm, chuyên phá hoại mùa màng, cắn phá ngô, thóc cũng như các vật dụng khác trong nhà… Thế nhưng, với dân tộc Xá Phó ở Lào Cai, chuột được xem như vật thiêng trong nghi lễ tín ngưỡng truyền thống của họ. 

Vòng múa xòe trong ngày Tết của người Xá Phó. 

19 thg 12, 2019

Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Khi những bông lúa trên nương bắt đầu chín, đồng bào Xá Phó (Lào Cai) xem lịch, chọn ngày tốt để chuẩn bị nghi thức tổ chức ăn cơm mới. Tết cơm mới của người Xá Phó có lịch sử hơn 300 năm, đến nay vẫn được bà con đồng bào Xá Phó duy trì và bảo tồn, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để năm sau mùa màng tươi tốt, người Xá Phó thường tổ chức Tết cơm mới từ tháng Tám âm lịch. 

Trong tín ngưỡng Tết cơm mới, độc đáo nhất vẫn là nghi lễ giữ hồn lúa mẹ ở nương và nghi lễ rước hồn lúa mẹ về kho thóc hoặc sàn nhà. Ngày đầu tiên đi gặt, chỉ có hai vợ chồng chủ nhà, dậy sớm chuẩn bị cơm gói và chiếc hái, gùi qua đầu và đặc biệt là hòn đá thần (loại đá trắng có nhiều hạt hình ngũ giác tạo thành - trông giống hạt gạo). Ngày đi hái lúa đầu tiên giống như đi đón hồn lúa về nhà nên mọi việc phải được kiêng kỵ thì hồn lúa mới về đến nhà, nên gia chủ phải đi một mạch đến nương, không đi đường tắt, trên đường đi không được hỏi chuyện hay trả lời người khác. 

Người Xá Phó thu hoạch lúa để tổ chức Tết cơm mới. 

16 thg 12, 2019

Người Xa Phó ở Nậm Kéng thêu thổ cẩm làm du lịch

Ngược dốc quanh co, vượt qua đoạn đường gập ghềnh, chúng tôi đến Nậm Kéng, thôn người Xa Phó của xã Nậm Sài (huyện Sa Pa, Lào Cai), “thủ phủ” của nghề thêu tay thổ cẩm truyền thống đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể năm 2014… Hơn 60 nóc nhà quần tụ, người Xa Phó ở bản Nậm Kéng cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc, nghề truyền thống. 

Những hoa văn độc đáo


Những năm gần đây, du khách đến Sa Pa rất muốn đến Nậm Sài để được tận mắt trải nghiệm cuộc sống thường nhật của đồng bào dân tộc Xa Phó với nhiều phong tục truyền thống còn được gìn giữ, bảo tồn cho đến ngày nay. Cũng như các dân tộc anh em sinh sống ở rẻo cao, người Xa Phó ở Nậm Kéng có cả kho tàng văn hóa độc đáo, nhưng họ đã biết gìn giữ, bảo tồn và phát huy để làm du lịch cộng đồng…

Phụ nữ Xa Phó thêu thổ cẩm. 

16 thg 11, 2019

Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Khi những bông lúa trên nương bắt đầu chín, đồng bào Xá Phó (Lào Cai) xem lịch, chọn ngày tốt để chuẩn bị nghi thức tổ chức ăn cơm mới. Tết cơm mới của người Xá Phó có lịch sử hơn 300 năm, đến nay vẫn được bà con đồng bào Xá Phó duy trì và bảo tồn, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để năm sau mùa màng tươi tốt, người Xá Phó thường tổ chức Tết cơm mới từ tháng Tám âm lịch. 

Trong tín ngưỡng Tết cơm mới, độc đáo nhất vẫn là nghi lễ giữ hồn lúa mẹ ở nương và nghi lễ rước hồn lúa mẹ về kho thóc hoặc sàn nhà. Ngày đầu tiên đi gặt, chỉ có hai vợ chồng chủ nhà, dậy sớm chuẩn bị cơm gói và chiếc hái, gùi qua đầu và đặc biệt là hòn đá thần (loại đá trắng có nhiều hạt hình ngũ giác tạo thành - trông giống hạt gạo). Ngày đi hái lúa đầu tiên giống như đi đón hồn lúa về nhà nên mọi việc phải được kiêng kỵ thì hồn lúa mới về đến nhà, nên gia chủ phải đi một mạch đến nương, không đi đường tắt, trên đường đi không được hỏi chuyện hay trả lời người khác. 

Người Xá Phó thu hoạch lúa để tổ chức Tết cơm mới.