30 thg 12, 2019

Mộ của vua voi

Buôn Đôn và Bản Đôn

Ở cách TP Buôn Ma Thuột khoảng 50 km về phía Tây là một vùng đất từ lâu nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, gọi là Buôn Đôn. Nơi này xưa kia là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, nhưng sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột.

Buôn Ðôn là tên gọi theo tiếng M'Nông và Ê đê, nghĩa là làng Ðảo, vì  được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk có nhiều đảo nhỏ nổi giữa dòng nước ngày đêm cuồn cuộn chảy. 

Cây thông khổng lồ làm từ 2.100 nón lá, cao gần 30m ở Biên Hòa

Cây thông khổng lồ 3 tầng, cao gần 30m được làm từ 2.100 nón lá, đèn điện lung linh thu hút hàng ngàn bạn trẻ đến check in mỗi đêm thời gian gần đây.

Cây thông khổng lồ được làm từ 2.100 nón lá, cao 29m là một trong những điểm đến ưa thích của các bạn trẻ trong dịp lễ Giáng sinh 2019 - Ảnh: A LỘC

Chùa Cầu Đông: nơi thờ Trần Thủ Độ duy nhất ở Hà Nội

Nét đặc biệt nhất của chùa Cầu Đông là bên cánh phải của chính có kệ thờ Thái sư Trần Thủ Độ và vợ là bà Trần Thị Dung. Đây là chùa duy nhất ở Hà Nội thờ Trần Thủ Độ - vị khai quốc công thần số một của nhà Trần.

Nằm ở số 38 Hàng Đường, trung tâm khu phố cổ Hà Nội, chùa Cầu Đông là một ngôi chùa cổ mang nhiều nét độc đáo, có thể coi là độc nhất vô nhị Hà Nội.

Nơi bốn khu chợ nằm cạnh nhau ở Hà Nội

Giữa trung tâm Hà Nội có một "tổ hợp" chợ có thể nói là độc nhất vô nhị Việt Nam, nơi bốn khu chợ họp cạnh nhau tạo nên cảnh phố chợ nhộn nhịp hiếm có. Đó là bốn chợ: Đồng Xuân - Bắc Qua - Cầu Đông - Thanh Hà.

1. Nằm ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội, Chợ Đồng Xuân là khu chợ có lịch sử lâu đời và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Hà thành. Tiền thân của chợ là hai khu chợ họp ở cạnh chùa Cầu Đông và cạnh đền Bạch Mã. Năm 1889, người Pháp giải tỏa hai chợ này và dồn vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân

Mê mẩn hoàng hôn lãng mạn miền sơn cước Hà Tĩnh

Chiều Đông. Những tia nắng hiếm hoi trong ngày khuất dần sau những dãy núi tạo ra một khoảng không ấm áp trên bầu trời. Lang thang miền sơn cước Hương Sơn - Hà Tĩnh ngắm hoàng hôn sẽ mang lại cho bạn nhiều cảm giác lạ mà thú vị.

Những đám mây màu vàng vần vũ trên bầu trời khi chiều dần buông.

Thưởng ngoạn Thiên Cấm Sơn

Ở độ cao hơn 700m, núi Cấm được nhiều người ví như một Đà Lạt thu nhỏ ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Ngoài những danh lam thắng cảnh “non nước hữu tình”, núi Cấm còn có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với cỏ cây, hoa lá 4 mùa. Thiên Cấm Sơn từ lâu trở thành địa điểm du lịch sinh thái lẫn du lịch tâm linh lý tưởng, thu hút rất đông du khách đến thưởng ngoạn, chiêm bái.

Hồ Thủy Liêm 

29 thg 12, 2019

Những nơi thờ Huyền Thiên ở Hà Nội

Trong văn hóa phương Đông, Huyền Thiên Trấn Vũ là một trong bốn vị thần trấn giữ bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc. Ngài cũng được coi là một vị thần hộ mệnh của kinh thành Thăng Long khi xưa... 

1. Toạ lạc ở số 54, phố Hàng Khoai, ngay cạnh chợ Đồng Xuân, chùa Huyền Thiên là một ngôi chùa có lịch sử rất đặc biệt của thủ đô Hà Nội. Theo sử sách, chùa được khởi dựng vào thời Lý, là một trong tứ quán của kinh thành Thăng Long. 

Chùa Vĩnh Trù: Từ đình, đền đến chùa

Từng là đình rồi đền trước khi trở thành chùa nên các đối tượng thờ phụng của chùa Vĩnh Trù mang nét độc đáo, có một không hai nếu so với các ngôi chùa khác ở Hà Nội.

Nằm ở số 59 Hàng Lược, trong khu phố cổ Hà Nội, chùa Vĩnh Trù là một ngôi chùa có lịch sử khá đặc biệt của thủ đô

Phố Hàng Bè: Không phải bán bè như bạn nghĩ

Tên gọi phố Hàng Bè ở Hà Nội có một lịch sử khá phức tạp. Con phố này xưa kia không hề bán "bè" như nhiều người lầm tưởng khi suy diễn từ tên gọi của phố.

Phố Hàng Bè là con phố dài khoảng 170 mét, kéo dài từ phố Hàng Mắm đến ngã tư phố Hàng Dầu - Cầu Gỗ, phía Đông Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Nam Hoa, tổng Hữu Túc, đến giữa thế kỷ 19 đổi tên là thôn Nam Phố và tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương cũ.

Phố Lò Rèn: Dấu tích của nghề rèn truyền thống

Những dấu tích của nghề rèn truyền thống ở phố Lò Rèn cũng mong manh như số phận của nghề này giữa 36 phố phường Hà Nội thế kỷ 21. Khi ngọn lửa cuối cùng tắt đi, tên gọi Lò Rèn sẽ chỉ còn là hoài niệm về một Hà Nội cũ...

Phố Lò Rèn là con phố dài khoảng 130m, đi từ ngã tư Hàng Cá—Thuốc Bắc, cắt ngang Hàng Đồng và kết thúc tại ngã ba Hàng Gà ở khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Tân Khai thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ.