Hiển thị các bài đăng có nhãn khảo cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khảo cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 11, 2023

Dấu tích cầu đá cổ ở Xạ Sơn

Đó là 12 di vật về một cây cầu bằng chất liệu đá xanh nguyên khối, được phát hiện tại sân trước nhà ông Nguyễn Văn Nhương, sinh năm 1960, ở thôn Xạ Sơn, xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương).

Trang trí vân mây trên dầm cầu

6 thg 10, 2023

Khu di tích Gò Tháp – Di tích quốc gia đặc biệt ở Đồng Tháp

Khu di tích Gò Tháp là khu di tích cấp quốc gia đã được công nhận từ năm 1998, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa-lịch sử của dân tộc và nhân loại. Nơi đây hiện còn quần thể di tích của Vương quốc Phù Nam cách đây hơn 1.500 năm; có di tích 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cùng nhiều tầng văn hóa dân gian. Du lịch Đồng Tháp, đến đây tìm về nguồn cội, du khách sẽ có những trải nghiệm lý thú, từ đó thêm trân trọng những đóng góp của các bậc tiền nhân đi mở cõi.

Cổng vào di tích Gò Tháp

25 thg 3, 2023

Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, dấu tích nền văn hóa cổ

Văn hóa Óc Eo là một trong 3 nền văn hóa cổ ở Việt Nam, gồm: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo. Cho tới nay, những kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã hé mở nhiều cứ liệu khoa học về nguồn gốc, nội dung, tính chất của nền văn hóa cổ Óc Eo.

Theo các chuyên gia, những di vật, phế tích và các giá trị của văn hóa Óc Eo thuộc Vương quốc Phù Nam cổ. Năm 1944, cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret được tổ chức ở phía Đông núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn). Địa điểm khai quật đầu tiên là ở gò Óc Eo, nơi mà sau này được ông lấy tên đề nghị đặt danh xưng cho một nền văn hóa cổ đại phân bố rộng khắp, đó là “Văn hóa Óc Eo”.

Các cổ vật về nền văn hóa Óc Eo được trưng bày ở Bảo tàng tỉnh

17 thg 3, 2023

Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, dấu tích nền văn hóa cổ

Văn hóa Óc Eo là một trong 3 nền văn hóa cổ ở Việt Nam, gồm: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo. Cho tới nay, những kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã hé mở nhiều cứ liệu khoa học về nguồn gốc, nội dung, tính chất của nền văn hóa cổ Óc Eo.

Theo các chuyên gia, những di vật, phế tích và các giá trị của văn hóa Óc Eo thuộc Vương quốc Phù Nam cổ. Năm 1944, cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret được tổ chức ở phía Đông núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn). Địa điểm khai quật đầu tiên là ở gò Óc Eo, nơi mà sau này được ông lấy tên đề nghị đặt danh xưng cho một nền văn hóa cổ đại phân bố rộng khắp, đó là “Văn hóa Óc Eo”.

Các cổ vật về nền văn hóa Óc Eo được trưng bày ở Bảo tàng tỉnh

11 thg 1, 2023

Mảnh gạch cổ thời Trần tại thôn Cát Tiền 

Bảo tàng tỉnh Hải Dương đang lưu giữ 10 mảnh gạch cổ thời Trần. Số di vật quý này được phát hiện tại thôn Cát Tiền, xã Hồng Hưng (Gia Lộc).

Mảnh gạch cổ thời Trần phát hiện tại thôn Cát Tiền được lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh

Khoảng 1 năm trước, sau khi nhận được thông tin từ chị Nguyễn Thị Vóc, sinh năm 1974, tại thôn Cát Tiền về việc người dân cùng xã phát hiện gạch, ngói cổ tại mảnh vườn của gia đình, Bảo tàng tỉnh Hải Dương đã phối hợp UBND xã Hồng Hưng tiến hành khảo sát thực địa.

27 thg 11, 2022

Chiêm ngưỡng cổ vật Óc Eo

Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê tọa lạc tại huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang), là một trong những di sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc...


Gò Óc Eo thuộc Ba Thê (huyện Thoại Sơn) - nơi đầu tiên tìm thấy những di chỉ quan trọng của nền văn minh cổ xưa ấy và Óc Eo đã trở thành tên gọi chung cho mọi di chỉ được phát hiện ở các địa phương khác.

16 thg 11, 2022

Bảo tồn và khai thác giá trị đàn đá Khánh Sơn

Đàn đá là loại nhạc cụ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của đồng bào Raglai. Từ xưa đến nay, đồng bào Raglai vẫn luôn tự hào với loại nhạc cụ thô sơ, độc đáo được chế tác từ những thanh đá này.

Qua công tác truyền dạy, lớp trẻ Raglai dần có đam mê với đàn đá.

3 thg 11, 2022

Ấn Độ giáo trên đất Long An

Ấn Độ giáo là một tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng và đạo lớn thứ 3 trên thế giới, nhiều học giả tin rằng tôn giáo này có niên đại khoảng 4.000 năm, là tôn giáo lâu đời nhất. Ấn Độ giáo du nhập vào các tỉnh Nam bộ (trong đó có Long An) từ những năm đầu Công nguyên, thông qua quá trình thông thương buôn bán của các thương nhân ở các thị cảng của Vương quốc Phù Nam và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ. Nhiều hiện vật được tìm thấy trong quá trình khai quật tại Long An đã chứng minh điều đó.

Những bức tượng thần Vishnu tại bảo tàng

Trong tín ngưỡng của Ấn Độ giáo, có 3 vị thần tiêu biểu là Vishnu, Brahma và Shiva, hợp thành bộ tam thần Trimurti. Trong đó, thần Vishnu có đầy đủ sự uy phong, là vị thần tử tế, ít gây khiếp sợ và được thờ cúng rộng rãi nhất. Bảo tàng - Thư viện tỉnh hiện lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến Ấn Độ giáo, tiêu biểu có các pho tượng thần Vishnu.

2 thg 11, 2022

Mộ chum nghìn năm trong lòng hồ thủy lợi

Hơn 20 mộ táng và nông cụ bằng đá, trang sức từ 3.500 năm trước được bóc tách, phục dựng sau hơn 10 năm khai quật ở hồ Nước Trong.


Hồ Nước Trong ở huyện Sơn Hà nằm trên sông Tang, tổng diện tích 460 km², trong đó mặt hồ 12 km², là một trong bốn hồ thuỷ lợi lớn nhất miền Trung, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khởi công từ 2007.

Trong lúc dự án được giải phóng mặt bằng, cơ quan quản lý văn hóa và các nhà khảo cổ phát hiện các di tích cư trú, mộ táng và các đồ đá, đồng, sắt, đồ thủy tinh và đồ gốm ở thung lũng sông Tang thuộc hồ này.

24 thg 10, 2022

Bí ẩn thành cổ Châu Sa

Qua nhiều lần thăm dò, khai quật khảo cổ, đến nay thành cổ Châu Sa, ở xã Tịnh Châu (TP. Quảng Ngãi) vẫn còn nhiều điều bí ẩn nằm sâu trong lòng đất. Điều này thôi thúc ngành văn hóa, các nhà khảo cổ học tiếp tục thăm dò, khai quật để vén màn bí ẩn từ thành cổ cách đây hàng nghìn năm.

Bộ VH-TT&DL đã cho phép Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi tiến hành thăm dò khảo cổ tại khu vực nội thành di tích thành Châu Sa. Thời gian thăm dò từ ngày 12/9 - 12/10/2022, do Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi - Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, chủ trì thực hiện.

7 thg 10, 2022

Điểm cư trú và mộ táng của cư dân thời đại hậu kỳ kim khí trên đất Long An

Trong chuyến khảo sát các di tích trên địa bàn tỉnh vừa qua, chúng tôi có dịp thăm lại Di tích khảo cổ học Gò Duối (thuộc ấp Trung Trực, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng,). Đây là di tích cư trú lẫn mộ táng của cư dân thời đại hậu kỳ kim khí trên đất Long An.

Di tích khảo cổ học Gò Duối là một gò đất nằm nổi cao khoảng 2 m so với mặt ruộng trũng xung quanh, diện tích trên 4.000 m², mang đặc điểm địa chất của vùng thềm gò phù sa cổ, có sự bồi tích phù sa thường niên của lũ lụt và hệ thống sông, rạch Vàm Cỏ Tây. Với địa thế gò cao ít ngập nước, được thiên nhiên ưu đãi về sản vật, Gò Duối trở thành nơi cư trú lý tưởng của những lớp cư dân cổ đầu tiên đến chinh phục vùng đất này.

29 thg 3, 2022

Sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo trong vương quốc Phù Nam

Những phát hiện khảo cổ học mới đây, trong đó có 2 di vật được công nhận bảo vật quốc gia, đã làm sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam từng phát triển rực rỡ trước khi bị hủy diệt vào thế kỷ 7.

Chiếc nhẫn Nandin bằng vàng, thế kỷ thứ 5 được tìm thấy ở di tích Gò Giồng Cát thuộc khu di tích Óc Eo được công nhận bảo vật quốc gia năm 2021 - Ảnh: Viện Khảo cổ học

3 thg 2, 2022

Khám phá khu phế tích khổng lồ của vương quốc Phù Nam

Cách đây khoảng 1.500 năm, khu vực Gò Tháp đã từng tồn tại và phát triển một thành phố thuộc vương quốc Phù Nam.

Nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, khu di tích Gò Tháp là nơi lưu giữ một quần thể di tích có quy mô lớn của Phù Nam, một vương quốc hùng mạnh tồn tại cách đây hơn 1.500 năm

13 thg 7, 2021

Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

Di tích Văn hóa Óc Eo được tìm thấy trải dài ở các tỉnh Nam bộ, là nền văn hóa thuộc Vương quốc Phù Nam (từ thế kỷ thứ I - VII sau công nguyên). Di tích được phát hiện năm 1942, được Malleret (1901-1970, học giả người Pháp) khai quật lần đầu tiên vào năm 1944.

Quần thể Khu di tích Óc Eo - Ba Thê có diện tích 450ha với nhiều loại hình di tích phong phú, đa dạng. Theo nghiên cứu khảo cổ, vùng đất này trước đây nằm trên trục thủy đạo chính (Lung Lớn) lại gần bờ biển, có vị thế là trung tâm thương mại sầm uất. Nơi đây còn có ngọn núi cao (núi Ba Thê ngày nay) cung cấp nguồn nước ngọt, nguyên liệu đá, cát cho xây dựng, nguyên liệu cho nghề kim hoàn…

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận Khu di tích Óc Eo - Ba Thê là Di tích quốc gia đặc biệt, nhằm tôn vinh giá trị to lớn của 1 trong 3 nền văn hóa cổ Việt Nam là: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo.

Những năm qua, tỉnh An Giang đã tiếp nhận 8.089 hiện vật do nhân dân hiến tặng và kiểm kê được 84 di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2015 - 2020, có trên 50.300 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn nền văn hóa độc đáo này.

Chùa Linh Sơn (chùa Phật Bốn Tay) dưới chân núi Ba Thê

13 thg 2, 2020

Bảo vật nghìn năm

Từ xa xưa, Quảng Ngãi ngày nay đã là một vùng đất đặc biệt. Các nhà nghiên cứu văn hóa nhận định, đây là mảnh đất giàu có vì lẽ di sản của người xưa dày đặc từ trên rừng xuống biển, hiếm nơi nào có được. Dẫu là hữu duyên hoặc cơ duyên chăng nữa, mảnh đất này đã ôm vào lòng bảo vật qua nghìn năm.

Đi qua ba nghìn năm 


Một sự ngỡ ngàng từ trong lịch sử cho đến hiện tại khi đề cập đến văn hóa Sa Huỳnh mà Quảng Ngãi là chiếc nôi của nền văn hóa tiêu biểu này. Trải qua hàng nghìn năm, chuyện về người Sa Huỳnh cổ vẫn luôn mới mẻ bởi sự hiện hữu của những di sản cho đến ngày nay. Bảo tàng Tổng hợp tỉnh hiện đang lưu giữ bảo vật quốc gia là 28 bình gốm hình lọ hoa Long Thạnh, trong đó có 18 bình gốm còn nguyên vẹn. 

Bộ sưu tập bình gốm, bình lọ hoa Long Thạnh. Ảnh: P.Lý 

29 thg 1, 2020

Choáng ngợp kho báu khổng lồ vô giá dưới lòng đất Sài Gòn

Chuỗi hạt bằng mã não, nhẫn thủy tinh bọc vàng, vòng đeo tay bằng đá ngọc... là những "báu vật" tuổi đời hơn 2.000 năm trong kho báu khổng lồ được tìm thấy dưới lòng đất Cần Giờ, TP HCM...

Các loại chuỗi hạt làm bằng mã não và thủy tinh được khai quật tại di chỉ khảo cổ học Giồng Phật, huyện Cần Giờ, niên đại khoảng 2.100 năm trước. Hình ảnh " kho báu khổng lồ 2.000 năm tuổi" này được chụp tại Bảo tàng TP HCM

4 thg 1, 2020

Bí mật bên trong khu khảo cổ khổng lồ giữa Hà Nội

Những lớp đất ở khu di tích khảo cổ học 18 Hàng Diệu mang dấu ấn của đủ hết các thời kì lịch sử trong vòng 1300 năm qua, lại có diễn biến theo trật tự và liên tục không gián đoạn, đặc biệt là có vị trí ở trung tâm của Hoàng thành và Cấm thành Thăng Long...

Vào tháng 12/2002, nhằm chuẩn bị cho việc xây nhà Quốc hội mới, cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đã được tiến hành tại địa chỉ 18 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, hà Nội

21 thg 11, 2018

Những hiện vật cổ độc nhất vô nhị

Ở Quảng Ngãi, người xưa đã để lại những di sản văn hóa đặc sắc mà không nơi nào có được. Tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, trong số rất nhiều hiện vật có giá trị được lưu giữ và trưng bày, có hai hiện vật mang tầm giá trị nghệ thuật tiêu biểu, xứng đáng là bảo vật quốc gia, đó là bộ sưu tập bình gốm Long Thạnh và tượng tu sĩ Chămpa.

Di sản của người Sa Huỳnh cổ 


Bộ sưu tập bình gốm hình lọ hoa Long Thạnh gồm có 18 hiện vật. Đây là di sản văn hóa của người Sa Huỳnh cổ, được tìm thấy trong cuộc khai quật di tích khảo cổ Long Thạnh thuộc xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) do Viện Khảo cổ học thực hiện năm 1978 và trong cuộc đào thám sát năm 1994 của cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Những bình gốm hình lọ hoa này có niên đại cách nay khoảng trên dưới 3.000 năm.



Điểm khảo cổ học Suối Chình - Lý Sơn: Những khám phá mới

Địa điểm khảo cổ Suối Chình, thuộc xã An Hải, huyện Lý Sơn đã có hai cuộc khai quật vào năm 2000 và 2005 do Viện Khảo cổ phối hợp với Sở Văn hoá-Thông tin Quảng Ngãi thực hiện. Năm 2018, Bộ VH-TT&DL tiếp tục cấp phép thăm dò khảo cổ Suối Chình cho Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi thực hiện, nhằm thăm dò khai quật và bảo tồn địa điểm khảo cổ Suối Chình, gắn với Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh.

Suối Chình là dòng suối nước ngọt bắt nguồn từ chân núi Thới Lới chảy ra biển. Xưa kia, suối có nước thường xuyên, có rất nhiều cá chình, nên dân gian gọi là suối Chình. Bên cạnh suối, ở về phía Đông là di chỉ cư trú của cư dân văn hóa Sa Huỳnh. Người Sa Huỳnh đã biết chọn phía nam chân núi Thới Lới và gần với nguồn suối nước ngọt để sinh sống, họ khai thác thủy sản dồi dào từ biển và nguồn rau, củ, quả từ núi.

Bản đồ các điểm thăm dò khảo cổ Suối Chình (Lý Sơn). 

23 thg 9, 2018

Kiệt tác nghệ thuật của Phật viện lớn nhất vương quốc Chăm Pa

Đài thờ Đồng Dương cùng các hiện vật khác được khai quật ở Phật viện Đồng Dương chính là chứng tính quan trọng nhất về sự tồn tại của trung tâm Phật giáo lớn nhất vương quốc Chăm Pa một thời. 

Được lưu giữ ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đài thờ Đồng Dương là tên gọi của những đài thờ lớn được phát hiện tại Phật viện Đồng Dương, một trung tâm Phật giáo nằm ở đô thành Indrapura (nay nằm ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam) thời kỳ vương triều Indrapura của người Chăm.