2 thg 11, 2014

Ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu

Nhà mồ - một trong những công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất, vừa là văn hóa vật thể, vừa là văn hóa phi vật thể mang tín ngưỡng dân gian truyền thống hướng về tổ tiên, nguồn cội của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Hình tượng con trâu luôn xuất hiện ở những công trình kiến trúc như: gươl, quan tài, nhất là nhà mồ, rất rõ nét, sinh động. Trong ảnh là phác thảo hình đầu trâu để tạc tượng ở hai đầu quan tài và ở một phía đầu hồi nóc của nhà mồ

Sống chủ yếu ở ba huyện miền núi cao Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (Quảng Nam), A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và một bộ phận khác cư trú ở huyện Đắc Chưng và Kà Lùm (Seekoong, Lào), đồng bào dân tộc Cơ Tu, Huyện Tây Giang đã chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình cho mục tiêu phát triển.

Một trong những việc thực hiện là khôi phục nhà mồ - ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu - tại làng truyền thống của huyện là một việc làm hết sức có ý nghĩa.

Mèn mén, món ăn độc đáo của người Mông

Không phải món cao lương mỹ vị nhưng mèn mén lại khiến nhiều người khó quên khi nếm thử một lần.

Món ăn được làm từ những hạt ngô tẻ địa phương là thực phẩm hàng ngày của người Mông. Cứ sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào Mông phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm mèn mén. Tuy nhiên để có được bát thành phẩm ngon phải trải qua nhiều công đoạn và thời gian. 

Nguyên liệu duy nhất làm nên món mèn mén là bột ngô tẻ. Ảnh: Diệu Huyền. 

Đến 'Tiểu Vương cung Thánh đường' Phú Nhai

Đó là ngôi nhà thờ to nhất Đông Nam Á nằm ở xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km, nhà thờ Phú Nhai. 

Tôi để ý tới nhà thờ Phú Nhai không phải vì "nghe đồn" đó là ngôi nhà thờ to nhất Đông Nam Á mà ấn tượng vì một lý do hoàn toàn cảm tính khác, đó là người ta gọi nhà thờ Phú Nhai bằng một cái tên vô cùng đẹp đẽ: Tiểu Vương cung Thánh đường. 

Nhà thờ Phú Nhai nằm ở xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường. Nhà thờ gốc được xây dựng vào năm 1886 với phong cách kiến trúc Gothic mang đậm dấu ấn Tây Ban Nha, đến năm 1993, nhà thờ Phú Nhai được xây lại theo phong cách Gothic Pháp. 

Khám phá Đà Lạt thu nhỏ trong đường hầm đất sét

Nằm giữa khu rừng thông xanh ngắt cạnh Thiền Viện Trúc lâm, “Đường hầm đất sét” là điểm du lịch mới của Đà Lạt. Công trình điêu khắc này hấp dẫn du khách không chỉ bởi nghệ thuật tinh xảo mà còn hết sức độc đáo và khác lạ. 

Nhà thờ Con Gà bằng đất sét 

Trên một khu vực đồi núi rộng lớn, các tác phẩm điêu khắc giàu tính hiện thực được khoét tạo hình ngay vách núi. Với nguyên liệu chính là đất đỏ bazan, các tác giả đã tái hiện các giai đoạn phát triển của Đà Lạt, kể từ khi thành phố được phát hiện vào năm 1893 bởi bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin cho đến sau năm 1975. Theo chủ nhân công trình, anh Trịnh Bá Dũng, dù làm bằng đất đỏ không nung, nhưng công trình “Đường hầm đất sét” hoàn toàn có thể chịu đựng được các tác động và biến đổi của thiên nhiên, khí hậu, thời tiết. 

Phượt cuối tuần đến làng chài Quy Nhơn

Khám phá làng chài Hải Minh (Bình Định) dịp cuối tuần là một trải nghiệm lý thú với những ai thích du lịch. Đến để ngắm biển, chinh phục núi cao, tìm dấu tích những di tích xưa...


Nằm trên bán đảo Phương Mai, làng chài Hải Minh (khu vực 9, phường Hải Cảng, Quy Nhơn, Bình Định) là một điểm đến thú vị cho những thích khám phá, trải nghiệm vùng đất mới.

Xuất phát từ bến đò Hàm Tử (Cảng cá Quy Nhơn), mất khoảng 20 phút bạn đặt chân đến Hải Minh, một làng chài trải dài bên mép sóng. Trên dãy núi Phương Mai sừng sững là tượng Đức Thành Trần Hưng Đạo uy nghiêm chỉ tay về hướng biển. 

Xanh xanh dừa nước Cẩm Thanh

Cây dừa nước gắn liền với mảnh đất Nam Bộ lắm sông nhiều, rạch nhưng ngay tại mảnh đất Quảng Nam thuộc miền Trung đầy nắng gió, cây dừa nước lại trở thành một đặc sản du lịch xanh gắn liền với tên đất Cẩm Thanh.

Được biết đến nay vẫn chưa có tài liệu khoa học nào cho biết cây dừa nước đến bén rẽ, bám đất ở xã Cẩm Thanh (Tp. Hội An) từ khi nào. Nhưng theo ông Võ Tấn Mười, một người dân địa phương cho biết, người Cẩm Thanh truyền miệng thì cây dừa nước được những thương lái buôn ghe bầu tại địa phương lấy ở phương Nam mang về trồng ở vùng ngập mặn này cách đây khoảng 200 năm. 

Theo thời gian, cây dừa nước đã sinh trưởng phát triển tốt thích nghi với môi trường nước nhiễm mặn của vùng đất Cẩm Thanh. Sau này, người dân tiếp tục nhân rộng và dừa nước phát triển thành rừng dừa quanh năm xanh tốt. Hiện nay cây dừa nước được trồng phổ biến trên các con sông, lạch tập trung chủ yếu ở các thôn: Thanh Tam Đông, Thanh Tam Tây, Thanh Nhứt, Vạn Lăng.

Lũng Vân – Nóc nhà xứ Mường

Là địa danh nổi tiếng trong bốn xứ Mường cổ đất Hòa Bình (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động), Lũng Vân (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) được ví như Nóc nhà xứ Mường bởi cảnh sắc đẹp và còn giữ được nhiều nét sinh hoạt truyền thống của người Mường.

Truyền thuyết “Đẻ đất Đẻ nước” của người Mường ở Hòa Bình kể rằng, xưa Lũng Vân là nơi có những bản làng đang sinh sống yên bình. Một cơn hồng thuỷ ập đến bất thần trong đêm tối đã cuốn trôi hết tất thảy nhà cửa, bản làng, người dân, trâu bò và nhấn chìm cả rừng núi. Có đôi vợ chồng nhà nọ bám được một chiếc bè luồng rồi vướng vào cây Bi – một cây cổ thụ khổng lồ, rễ cây ăn xuyên qua chín sông mười núi nên vẫn vững vàng trong cơn hồng thuỷ. Cơn hồng thuỷ rút cũng là lúc tất cả trở nên hoang xơ. Không còn đường về, họ dựng lều ở ngay dưới gốc cây Bi để ở và sinh con đẻ cái, phát rừng làm nương, cày cuốc thung lũng thành ruộng bậc thang, làm cọn (guồng) để lấy nước, thuần phục thú rừng thành vật nuôi, lập nên mường bản. Nhớ ơn cây cứu mạng, họ lấy tên cây đặt cho tên mường, hình thành nên vùng Mường Bi ngày nay, một vùng núi rừng rộng lớn bao gồm nhiều xã thuộc huyện Tân Lạc. Lũng Vân là vùng đất nơi cây Bi mọc trong truyền thuyết và cũng là nơi sinh sống cao nhất của Mường Bi.

Khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm, khi những cơn mưa rừng ập đến Lũng Vân, xuất hiện hàng trăm con suối, thác nước từ trên núi cao đổ xuống tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp ở đây.

1 thg 11, 2014

Nhà mồ cổ Gia rai - Kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Lời cúng hồn hòa trong ánh lửa bập bùng soi tỏ những bức tượng nhà mồ độc đáo tạo nên không gian huyền bí cho ngôi nhà mồ của người Gia rai trong ngày lễ bỏ mã. Để rồi, những ngôi nhà ấy trở thành niềm tự hào của người sống và là nơi trú ẩn vĩnh viễn của người chết.


Theo phong tục từ ngàn đời nay, trước lễ bỏ mả vài chục ngày, người Gia-rai vào rừng chọn cây gỗ tốt để dựng nhà mồ. Nhà mồ là sản phẩm kiến trúc độc đáo được xây dưng từ những bàn tay tài hoa, khéo léo của cả cộng đồng. Những người già có nhiều kinh nghiệm thì chịu trách nhiệm trang trí mỹ thuật, còn thanh niên trai tráng thì dựng cột và làm những việc nặng nhọc hơn.

Mê đắm cảnh thu tại làng cổ đẹp nhất Việt Nam

Mùa thu là thời điểm tốt nhất để bạn có được những cảm thụ tuyệt vời về Đường Lâm - ngôi làng cổ đầu tiên được công nhận tại Việt Nam. Vậy nên, nếu có dịp ghé thăm Hà Nội, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội làm một chuyến du lịch ngắn đến đây nhé. 


Cách trung tâm Hà Nội chừng 50km, Đường Lâm là một điểm dừng chân thích hợp để bạn có được những trải nghiệm bình yên trong vòng một ngày. Ngôi làng yên bình với kiến trúc cổ, những nhịp điệu chậm rãi của cuộc sống, những món ăn truyền thống mà bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán. 

Đắm mình trước vẻ đẹp như thơ của Thung lũng Vàng

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 15km về hướng Tây Bắc, nằm bên cạnh hồ Đan Kia Suối vàng, khu du lịch Thung lũng vàng là một trong những địa điểm du lịch được ưa chuộng của du khách khi đến Đà Lạt. 


Hồ Đan Kia Suối vàng nằm dưới chân núi LangBiang. Đây là một hồ nước nhân tạo cung cấp nước cho thành phố Đà Lạt. Trong quần thể rừng thông bạt ngàn và mênh mang đồi cỏ có diện tích 170ha, Thung lũng vàng là khu du lịch sinh thái được sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên.