30 thg 10, 2014

Mường Lay, nàng công chúa ngủ quên

Là nơi sinh sống của chín dân tộc anh em, nhưng chiếm số đông là dân tộc Thái trắng (được coi là thủ phủ của người Thái trắng ở Điện Biên), Mường Lay đang đổi thay từng ngày.

Đến Mường Lay, bạn không chỉ được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, thơ mộng mà còn có cơ hội tìm hiểu văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao. 

Đứng trên đèo Ma Thì Hồ từ phía Điện Biên, những câu cầy trên nhánh sông Đà chảy qua Mường Lay dần hiện phía xa xa. Lại gần hơn, nhìn từ trên cao (đường đi Tuần Giáo), những ngôi nhà sàn tái định cư nằm san sát tạo nên “thung lũng nhà sàn” có một không hai của núi rừng Tây Bắc. 

Những cánh đồng lúa chín dưới bãi bồi tốt tươi, một mùa no ấm nữa lại về. 

“Nơi sông Đà vặn mình rung núi/ Lối Ma Ly Pho là sợi chỉ xuyên qua xống váy mèo/ Thị xã nhỏ như chiếc cúc áo cài trên ngực đất nước/ Núi hai đầu mây đến đá lông nheo.” 

Ngoài nhà sàn, Mường Lay còn nổi tiếng bởi những cây cầu. Trong đó có Hang Tôm, từng là “Đông Dương đệ nhất cầu” – câu cầy dây văng lớn nhất Đông Dương. Cây cầu nối hai bờ Lai Châu – Điện Biên ngày nay. 

Toàn bộ cây cầu Hang Tôm cũ giờ đã chìm sâu xuống lòng hồ khoảng 20 m. Mỗi lần đến Hang Tôm mới lại khiến du khách hoài niệm về một thời đã qua. Tìm đâu đó dưới con nước xanh câu cầu từng “nối đôi bờ no ấm”. 

Ở nơi giao thoa giữa sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay – Mường Lay đẹp như một nàng công chúa ngủ quên. 

Đến Mường Lay bạn có thể trải nghiệm cảm giác đi thuyền trên con sông Đà, ăn những món ăn đặc trưng của núi rừng Tây Bắc... 

...Và bắt gặp những đứa trẻ dân tộc dễ thương trên đường. 

Trần Việt Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét