13 thg 10, 2014

Người Sài Gòn và văn hóa uống cà phê trên Telegraph

Nhật báo nổi tiếng của Anh, tờ Telegraph chia sẻ cùng độc giả thế giới về một Sài Gòn đổi mới gắn liền nét văn hóa “uống” độc đáo của người dân tại đây. 

Một trong những khu ăn uống “đường phố” ở Sài Gòn - Ảnh: Telegraph 

Dưới ngòi bút của nhà báo Nicola Graydon, Sài Gòn hiện lên thật sống động và gần gũi. Đó là một Sài Gòn của những chiếc máy, tiếng còi xe, hay những quán phở ở góc đường. Đặc biệt hơn hết, là nét văn hóa “uống” cà phê của người dân Sài Gòn.

Sài Gòn xe máy

Việc đầu tiên khi đặt chân đến Sài Gòn, du khách nên học cách làm thể nào để băng qua một con phố, đại lộ hay những con đường nhỏ. Một thử thách đầy cam go, đòi hỏi sự cân bằng tốt về sự bình thản và nhận thức sâu sắc tính thận trọng khi tiến về phía trước, trong tâm thế không do dự.

Khi đối mặt với làn xe gắn máy nổ máy “lốp bốp” xung quanh, du khách không tài nào đoán được họ muốn gì thông qua nét mặt của người lái xe. Vì phần lớn người dân tại đây đều “ngụy trang” bởi lớp khẩu trang nhiều màu sắc, che lấp cả khuôn mặt.

Phải mất một khoảng thời gian, tôi mới có thể hòa mình vào “vũ điệu” đường phố ấy. Tuy nhiên, mỗi khi lạc nhịp trong điệu nhảy ấy, tốt hơn hết bạn nên dừng lại, quan sát. Và ắt hẳn sau đó bạn sẽ có “đường nhảy”.

Đó là điều đầu tiên mà Nicola cảm nhận về Sài Gòn.

Nét cổ xưa giữa lòng Sài Gòn tiềm năng kinh tế

Du khách dễ dàng cảm nhận, tại vùng đất đắc địa này sẽ sớm diễn ra sự trỗi mình dữ dội của những tòa nhà cao tầng chọc trời. Nó sẽ sớm nhô lên từ mặt đất, vươn mình phát triển, phá vỡ khu vực kinh doanh hộ gia đình nằm lân cận đó.

Tuy vậy, tại những khu vực góc đường có những cụ già ngồi phục vụ món bún/phở từ những xe đẩy cũ kỹ, như thể không gì thay đổi trước sự bức phá dữ dội của dòng chảy phát triển công nghệ.

Cách tốt nhất tận hưởng sự cân bằng kỳ lạ này là ngồi trên một ban công của bất kỳ quán cà phê nào nằm rải rác khắp con đường, ngõ ngách của Sài Gòn. Đây là cách du khách thoát khỏi sự hỗn độn, thường diễn ra trên những con đường nằm dưới đó.

Nicola cảm nhận rằng, cho dù có bao nhiêu tòa nhà chọc trời mọc lên, những chiếc xe máy cứ bon bon tiến về tương lai, cách ăn uống của người Sài Gòn không thay đổi, vẫn là những quán phở ở góc đường, những thúng cá tươi trong những sạp chợ, những hạt lúa ngon bổ dưỡng từ vùng sông nước Mekong, những loại rau xanh tươi ngon thu hoạch từ các vùng miền lân cận.

Một người dân Sài Gòn chia sẻ với cô: “Dù nghèo hay giàu, chúng tôi đều ăn những thức ăn, nước uống tươi ngon. Người Sài Gòn thường mua các loại thực phẩm tươi ngon, sau đó đem về chế biến theo những công thức gia truyền, từ bao thế hệ. Đó là lý do, bạn thấy những nam thanh nữ tú với bộ đồ công sở sang trọng, không ngần ngại kéo chiếc ghế, ngồi trên vỉa hè thưởng thức hương vị những món ăn thuần Việt tươi ngon, được nấu từ một người có tuổi đời khá cao”. 

Một gian hàng trái cây tươi ở Sài Gòn - Ảnh: Telegraph 

Văn hóa uống cà phê của người Sài Gòn

Cà phê sữa đá Việt Nam là loại thức uống đặc biệt, nắm giữ một phần trách nhiệm tạo ra nguồn sinh lực hoạt động của Sài Gòn - một trong những trung tâm thương mại sầm uất tại Đông Nam Á trong vòng 20 năm nay.

Nicola chia sẻ: “Ngồi tại ban công của quán cà phê L’Usine, mang hơi hướng kiểu Pháp có hướng nhìn ra Nhà hát lớn, tôi gọi một ly cà phê sữa đá kiểu Việt Nam, thành phần gồm cà phê, sữa và đá. Đó là loại cà phê mạnh, nhỏ giọt từ một phin kim loại nhỏ, bên dưới ly chứa khoảng ¼ lượng sữa đặc. Sau khoảng 15 phút, khi cà phê ngừng nhỏ giọt, bạn sẽ khuấy đều và cho đá vào”.

Đầu tiên, tôi không chịu được cái ngọt kiểu như vậy. Tuy nhiêu sau 3 ngày, tôi bị khuất phục và nghiện cái ngọt “thần thánh” ấy. Thật tuyệt vời khi cảm nhận cái ngọt thanh mát trong cuống họng, điều mà chúng ta không thấy ở một ly latte cổ điển”.

Nicola cảm nhận: "Thương hiệu cà phê Trung Nguyên của người Việt có thể so sánh với loại Starbucks ở xứ chúng tôi. Đó là một chuỗi cà phê nằm rải rác ở Sài Gòn với nhiều loại, phong cách cà phê khác nhau, dài 5 trang giấy đem lại nguồn cảm hứng cho giới trẻ lẫn người lớn tuổi với những cái tên rất độc đáo, như “thành công”, “sáng tạo”, “khám phá”, “suy nghĩ”.

Tại Sài Gòn, cà phê rất được quan tâm, có nhiều hạt được du nhập từ Ý, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, cả Ethiopia, nhưng hầu hết đều khác so với cà phê Việt Nam - thứ cà phê vượt trội hơn hẳn.

Nicola cho biết, có thể nói người Việt Nam đã đưa cà phê lên một tầm cao trong nghệ thuật ăn uống lẫn dược liệu.

Nicola đã đến quán Passiona, nơi đặc biệt có những ưu ái dành cho phái nữ với lời hứa rằng: “Loại “mật hoa” này sẽ duy trì vẻ đẹp hoàn hảo của làn da, duy trì niềm hăng say, tạo sự thành công trong cuộc sống”.

Cà phê ở đó thật tuyệt vời, trong cà phê chứa cả collagen, vitamin PP và những loại thảo dược hiếm có ở phương Đông. Có thể chứa nhiều calo, nhưng dù gì đó vẫn là điểm đến hằng ngày khi cô lưu trú tại đây. 

Một quán cà phê Trung Nguyên tại Sài Gòn - Ảnh: Telegraph 

Ngày cuối cùng thưởng ngoạn tại Sài Gòn, Nicola mua tách cà phê sữa đá lề đường, cạnh Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Tại đây, cô gặp gỡ Lou, cô gái trẻ người Việt sống tại nước ngoài.

Lou cho biết: “Mọi người ở đây đều có một câu chuyện. Nước Việt Nam từng bị xâm chiếm bởi người Trung Quốc, Nhật, Pháp và cuối cùng Mỹ. Tuy nhiên, không một ai trong chúng tôi nhắc đến chiến tranh nữa, nó đã qua. Mặc dù, căn phòng cuối cùng của viện bảo tàng treo đầy những hình ảnh về những con người mang phải vết sẹo chiến tranh, biến dạng bởi vũ khí hóa học của kẻ thù”.

Lou lặng lẽ trong khoảnh khắc và không ai nói thêm về điều đó nữa. Cả hai hớp ngụm cà phê mát lạnh.

Vị ngọt ly cà phê sữa đá dường như làm loãng đi cái đắng trong dòng suy nghĩ của cả hai, quyện lấy cái sức trẻ của Sài Gòn, làm tan biến nỗi đau trong quá khứ, tan thành bọt khí trong khoảng không tĩnh lặng.

TRÙNG DƯƠNG (Theo Telegraph)
Bài gốc trên Telegraph:
Vietnam: Ho Chi Minh City's coffee culture

It’s coffee, but not as we know it. In Ho Chi Minh City, Nicola Graydon learns to love the drink that fuels a nation

A modest pavement cafe is the preferred dining option for even wealthy Vietnamese Photo: ALAMY

By Nicola Graydon
9:22AM BST 06 Oct 2014

The first thing a stranger needs to learn in Ho Chi Minh City is how to cross the road. It’s a daunting challenge that requires a fine balance of nonchalance and acute awareness, of deliberate forward motion and hesitancy. Facing down a phalanx of buzzing mopeds with riders expressionless behind helmets and masks is dizzying. It takes a while to discover that it’s a dance of give and take; that the moped riders will flow around you; that, in the end, the last thing to do is stop. Maybe that’s the essence of Ho Chi Minh City itself.

It’s a metropolis where it feels as though the future has burst its banks. Skyscrapers rise out of the ground, obliterating neighbourhoods where family life once played out at street level. And yet, at the foot of one of these glass-and-steel monoliths sits an old lady, skin like fragile rice paper, serving steaming pho (noodle soup) from an old cart, as if nothing at all has changed.

The best way to enjoy this peculiar balancing act is to sit on the balcony of one of the innumerable coffee houses scattered throughout the city. This way you will be out of the fray but able to look down on the street hustle below. You will also be drinking the beverage that must be at least partly responsible for the kinetic energy that has transformed this city into one of the most sophisticated commercial hubs of south-east Asia in just 20 years.

On the terrace of L’Usine, a French-inspired café overlooking the opera house, I ordered the classic Vietnamese coffee known as ca phe sua da – literally “coffee, milk, ice”. It comprises strong coffee, dripped from a small metal filter into a cup containing a quarter as much sweetened condensed milk, then stirred and poured over ice in a glass.

At first I couldn’t bear its cloying sweetness, but three days in I’d grown addicted to the sweet buzz that follows a refreshing coolness on the tongue. It suits the humidity of the place in a way that an ordinary latte wouldn’t.

Coffee was introduced to Vietnam by the French in the late 19th century but the country quickly became a strong exporter, as vast swathes of the highlands were given over to this important new cash crop. And now the Vietnamese have taken coffee to new levels of almost gastronomical – even medicinal – heights.

At Trung Nguyen Coffee – the Vietnamese equivalent of Starbucks, with a chain of cafés across the city – the coffee menu stretched to five pages. The vibe was studiously chic, with low-slung sofas and Seventies retro branding in orange and brown. Fellow patrons were largely beatnik-inspired youths and businessmen.

Coffee is taken seriously here, with beans from Italy, Japan, Turkey and Ethiopia, but it was the varieties of Vietnamese coffee that deserved more exploration. They came with different bean combinations and recipes, and lofty names such as “Success”, “Creation”, “Discover” and “Thought”.
A branch of Trung Nguyen Coffee, the equivalent of Starbucks (Photo: Alamy)

I went for the “Passiona”, which was exclusively promoted for women with the promise that to drink this nectar would be to maintain perfect skin and a life of “passion and success”. I drank it a lot, not necessarily because of its promises but because it was delicious. A kind of coffee smoothie, it was developed over the course of nine years and included a concoction of collagen, vitamin PP (to combat skin dryness) and rare oriental herbs. It was probably a calorie overload, but became for me a daily ritual while I contemplated the city’s exquisitely balanced fusion of old and new.

At Mr Huynh’s street restaurant with no name, eating his signature beef pho under neon lights, I realised that no matter how many skyscrapers rise and how many mopeds speed towards the future, Vietnam’s past lives on in its food – in the steaming pho on street corners, in the markets with fish thrashing about in gleaming steel bowls, in the mounds of rice of a dozen varieties and the heaps of freshly harvested herbs. As Mr Huynh explained, few Vietnamese people own refrigerators because they buy everything fresh from the market. Whether rich or poor, they prefer to eat on the street on tiny stools, and every restaurant uses family recipes passed down through generations. So it is that the hunky-dory youths with mobile phones pinned to their ears park their mopeds on the pavement, pull up a stool and eat the same food as their great-great-grandmothers did, long before the Vietnam War interrupted the gathering of rice in the paddies of the Mekong.

Vendors at a food market (Photo: Alamy)

I bought my last cup of ca phe sua da from a street vendor outside the War Remnants Museum and drank it in the shadow of an old American tank with Lou, a young Vietnamese woman who still struggled with the war. Her name, Lou, had been given to her by a much-loved aunt who was separated from her family as a girl and ended up being taken care of by a French army deserter hiding from US troops in the mountains. She went with him to France and it took her 30 years to find her way back to her family; to achieve that, she had to leave her beloved dog behind. The visit to the museum brought up sore memories for Lou, who’d had to change her foreign-sounding name in school to protect her from hatred as she might have been thought of as mixed-race.

“Everyone here has a story,” she told me. “Everyone lost someone, and many had to live with the shame of fighting on the wrong side. We fought and killed one another. No one talks about the war any more, as if it is over, but it isn’t really. It lives on in the silence.”

So in the cacophony that is street life in Ho Chi Minh City, each person carries the past as a secret wound, offering it quietly at his or her ancestral altars but forgetting it during the daily rush and the forgiving clatter of commerce. Vietnam has been invaded by the Chinese, the Japanese, the French and, finally, the Americans. That last legacy fills the rooms of the museum, where a visit concludes with eloquent photographs and testimony from the many, many people bearing the scars and disfigurements of chemical warfare.

Lou didn’t talk about it. Neither did I. We both sipped through our straws, drawing on the sweetness of our ca phe sua da as if it might dilute the bitterness of memory and loss.

Nicola Graydon travelled to Vietnam with STA Travel (0333 321 0099;statravel.co.uk), flying with Vietnam Airlines (vietnamairlines.com) for £669 return. She stayed at the Grand Hotel Saigon (00 84 8 3915 5555; grandhotel.vn), a refurbished colonial hotel close to the main shopping hub and within easy walking distance of the Saigon River. Doubles from £58 a night.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét