7 thg 10, 2013

Làm đèn kéo quân ở Cao Viên

Cứ đến dịp Trung thu, cây đèn kéo quân với những hình ảnh sinh động lại xuất hiện.

Đèn kéo quân, hay còn gọi là đèn cù, là một loại đồ chơi bằng giấy phổ biến trong nhiều dịp lễ tết, nay chỉ còn xuất hiện trong dịp Tết Trung thu. Hình ảnh trên cây đèn thường nói về việc nghĩa, về những đoàn quân lính xung trận (nguồn gốc của tên gọi "kéo quân"), về sau người ta mở rộng nhiều đề tài khác như thêm ông quan trạng vinh quy bái tổ, cảnh tứ linh nhảy múa, nông dân làm ruộng, mục đồng chăn trâu,… và đến nay là các yếu tố hiện đại hoặc giải trí như Tôn Ngộ Không, mèo máy Đôrêmon, thủy thủ Mặt Trăng… 

Để phục hồi nghề làm đèn kéo quân, liên tục 4 năm nay, Bảo Tàng Dân tộc học Việt Nam đã mời một số nghê nhân ở thôn Đan Viên (xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) dạy các em học sinh cấp 2 làm đèn kéo quân vào dịp Trung thu. Cũng nhờ thế nên ở Cao Viên vẫn còn làm đèn kéo quân theo cách truyền thống.

Đã 4 năm nay gia đình ông Nguyễn Văn Quyền (thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) làm đèn kéo quân để bán vào dịp Trung thu. Ông Quyền còn dạy làm đèn kéo quân vào dịp trung thu ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho học sinh cấp 2 

Ông Quyền còn làm cả đèn cá chép 

Con trai nghệ nhân Vũ văn Sinh cũng tham gia làm đèn 

Cánh quay giúp cho đèn quay được khi thắp nến ở dưới 

Vì đèn kéo quân phải thắp nến và phải đặt đúng vị trí thì trục đèn mới quay. Các em nhỏ thường rất khó chơi, chưa kể còn làm cháy đèn. Ông Vũ Văn Sinh đã sáng chế ra đèn kéo quân quay bằng pin tiểu và thắp sáng bằng đèn led để dễ chơi 

Một chiếc mô tơ nhỏ chạy bằng pin giúp cho đèn quay thay vì phải thắp nến theo lối xưa. Pin đèn cũng thắp sáng đèn led để làm sáng bên trong, tạo hiệu ứng thị giác 

Ông Quyền đang làm phần cánh quay cho đèn. Đây là phần khó nếu không khéo thì đèn sẽ không quay khi thắp nến ở dưới. 

Bọc giấy màu trang trí bên ngoài 

Phần khung đèn làm bằng tre, các mối ghép đóng đinh và buộc dây thép một số chỗ được bổ xung keo gắn cho chắc 

Ông Quyền đang làm bộ trục quay của đèn 

Năm 2006, ông Vũ Văn Sinh đã làm chiếc đèn kéo quân khổng lồ để cho các bé đón trung thu tại Cung Thiếu Nhi Hà Nội. Đèn có độ cao 6,5m, rộng 2,56m. Để bao bọc hết phần ngoài của đèn phải cần đến 70m vải 

Chiếc đèn kéo quân khổng lồ cùng các bé đón trung thu tại Cung Thiếu nhi Hà Nội năm 2006 

Phần trên thân đèn là hình trống đồng Ngọc Lũ tượng trưng 4.000 năm dựng nước và giữ nước với các hình ảnh Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng cưỡi voi. Phần dưới thân đèn thể hiện các đề tài dân gian, cây đa, chú Cuội, chị Hằng, chăn trâu thả diều, đám cưới chuột, hứng dừa. Phần giữa (thân đèn) thể hiện thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ... 

CTV Lê Bích

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét