
Tam quan chùa
Từ một cái am nhỏ ban đầu, năm 1848, một số quan thái
giám đã mở rộng và xây dựng nơi đây thành ngôi chùa lớn với nhiều kiến
trúc cầu kỳ. Khuôn viên chùa rộng thênh thang, phía trước có dòng suối
nhỏ uốn quanh tạo nên phong cảnh rất thơ mộng. Tam quan xây kiểu vòm
cuốn hai tầng có mái che, phía trên thờ tượng Hộ Pháp.
Vừa bước qua cổng là gặp hồ bán nguyệt được thả hoa sen, hoa súng, nuôi cá vàng, sau đó đến con đường lát gạch đỏ để vào chánh điện. Đặc biệt ở khu nhà hậu có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông. Ngoài ra, xung quanh chùa còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần và thái giám thời Nguyễn.
Trong vườn tháp có tháp mộ của những danh tăng...
Trước đây, chùa là một trong những nơi ấn hành kinh, luật của Phật giáo.
Trước cổng chùa có ngôi tháp cao ba tầng được dùng làm nơi tàng trữ
kinh tượng theo sắc chỉ của nhà vua.

Đường vào chính điện nhìn từ tam quan
Chùa Từ Hiếu không chỉ là chốn tu hành đắc đạo của
nhiều vị tổ sư, mà còn là nơi để các tăng, ni, phật tử đến nghe thuyết
pháp và cũng là một thắng cảnh thu hút nhiều tao nhân mặc khách đến
ngoạn cảnh, làm thơ ngâm vịnh. Nhờ đó, chùa còn lưu giữ được nhiều văn
bia, kinh kệ và cả những câu đối rất thi vị.
Chùa có 25 câu đối chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về
đạo và đời viết trên những tấm gỗ sơn son thếp vàng rất đẹp mắt để trang
trí cổng chùa, cổng tam quan, tiền đường, chính điện, hậu điện, tháp.
Vừa bước chân đến trước cổng tam quan, khách hành hương sẽ thấy ngay câu:
Tứ hải danh nhân đề cổ tự
Nhất sơn phong vật mỵ thiền thâm.
Nhất sơn phong vật mỵ thiền thâm.
Tạm dịch là:
Bốn biển danh nhân đề thơ chùa cổ
Cảnh đẹp núi non sâu thẳm chốn thiền.
Cảnh đẹp núi non sâu thẳm chốn thiền.
Và khi lòng đã thảnh thơi đôi chút sau buổi vãn cảnh
chùa, trước khi trở lại cuộc sống náo nhiệt bên ngoài, ngước mắt nhìn
lên cổng tam quan chào tạm biệt thì khách sẽ gặp câu:
Đâu Suất thiên cao kinh quốc đồng Phật quốc.
Thượng phương nguyệt xuất tiền khê tiếu hậu khê.
Thượng phương nguyệt xuất tiền khê tiếu hậu khê.
Tạm dịch là:
Trời cao Đâu Suất, kinh đô cũng là nơi nước Phật.
Thượng phương trăng sáng, suối trước suối sau cười róc rách.
Thượng phương trăng sáng, suối trước suối sau cười róc rách.
Đọc câu đối, du khách chợt thấy cõi trời Đâu Suất, tức
cõi Phật thanh tịnh nào có ở đâu xa vời. Đó chính là chốn thiền lâm
phong cảnh u tịch, hữu tình, giúp người ta quên bớt những bon chen, bận
bịu của cuộc sống đời thường.

Chính điện

Một góc sân chùa

Hồ bán nguyệt
Theo THANH THỦY
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét