7 thg 6, 2019

Cháo canh - đặc sản khiến thực khách lầm tưởng ở xứ Nghệ

Món ăn nổi tiếng ở Nghệ An không phải là sự kết hợp giữa bánh canh và cháo như tên gọi. 

Nếu không biết, nhiều người sẽ nghĩ đặc sản này là một loại cháo. Tuy nhiên vẻ ngoài của món trông khá giống bánh canh. Đến Nghệ An, đặc biệt là thành phố Vinh, du khách dễ dàng tìm thấy nơi bán món này. Người xứ Nghệ ăn cháo canh vào bất kỳ bữa nào trong ngày.

Cháo canh là món ăn du khách phải thử khi có dịp ghé thăm Nghệ An. Ảnh: Di Vỹ. 

Theo chủ một quán ăn lâu năm ở Vinh, sở dĩ món ăn mang tên "cháo canh" do nước dùng phải nấu để đạt độ sánh như cháo. Sợi bánh cho vào đun sôi lại vài phút rồi vớt ra chứ không chỉ nhúng qua nước sôi như cách nấu bún hay phở ở miền Bắc.

Nhớ thương bánh chập chập

Chỉ cần thoáng nghe hương vị của những chiếc xe sắn hấp dừa, của những bếp than sắn nướng, một khoảng trời thương nhớ lại ùa về với món bánh chập chập mộc mạc, chân phương.

Bánh chập chập có thể chấm với mắm cái cá cơm. Thanh Ly 

Lâu, rất lâu rồi! Những ngày tôi còn ở cùng với ba má nơi vùng núi cao xứ Quảng. Ngày ấy quê tôi còn nghèo lắm. Nhà ai cũng cố gắng tích trữ nhiều lúa, khoai và đặc biệt là bột sắn để mùa đông tới trong những ngày lạnh lẽo có cái để ăn thêm. Thực đơn bột sắn của má cũng chỉ loanh quanh món bánh chập chập, ấy vậy mà mỗi khi làm bánh cả nhà quây quần, vui đáo để. 

6 thg 6, 2019

Êm đềm Cồn Hến Vĩ Dạ xưa

Du khách sẽ biết đến một thôn Vĩ Dạ mộng mơ với cảnh vật nên thơ, có bến sông trăng, có vườn xanh mát như ngọc, có hàng cau đón nắng mới… 

Vĩ Dạ là một địa danh của xứ Huế. Làng Vĩ Dạ xưa có tên là Vĩ Dã. Có thể do cách phát âm của người Huế mà Vĩ Dã đã được nghe thành Vĩ Dạ.

Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, vào thế kỷ 18, thời các chúa Nguyễn, Vĩ Dã xưa gồm hai xã: Vĩ Dã Hạ và Vĩ Dã Thượng, thuộc tổng Vĩ Dã, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. 

Dòng Hương Giang thơ mộng ôm trọn thôn Vĩ Dạ. 

Lễ Cầu an tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn

Vào ngày 20/3 âm lịch hàng năm, Lễ Cầu an diễn ra linh đình tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn khu vực quận 9, TP.HCM. Đây không những là dịp để người dân trong địa phương gửi gắm khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt… mà còn bày tỏ sự biết ơn của nhân dân đối với các vị phúc thần đã luôn chở che cho con người. 

Tương truyền, các ngôi miếu Bà là những ngôi thờ tự đầu tiên ở thôn, làng từ lúc khai thiên lập địa, cho nên lịch sử hình thành của miếu cũng từ rất lâu đời. 5 vị phúc thần Ngũ Hành tại đây được tôn thờ trong dân gian tin rằng các Bà có những quyền năng phù hộ độ trì cho chúng sinh đối với nhiều nghành nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây,gỗ…

Tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn, bài vị thờ cúng được người dân đúc bằng xi măng, mỗi vị phúc thần đều có màu sơn riêng biệt từ thân tượng cho đến y áo, khăn choàng khoác ngoài…

Giòn tan bánh khọt Vũng Tàu

Món bánh khọt là một trong những món ăn đặc sản của Vũng Tàu và đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là một trong 12 món ăn Việt Nam có “giá trị ẩm thực châu Á”. 

Bánh khọt là loại bánh đặc trưng của Vũng Tàu nói riêng và người dân miền nam Việt Nam nói chung. Bánh được làm từ bột gạo hoặc bột sắn, có nhân được chiên lên cùng ăn kèm với rau sống, ớt tươi và chấm với nước mắm chua ngọt. Người ta có thể pha thêm một ít bột nghệ để bánh có màu vàng bắt mắt. Nhân bánh khá đa dạng, có thể là sò điệp, tôm tươi, thịt bằm, chả cá…thêm một ít mỡ hành hay chút ruốc, ăn kèm với các loại rau sống.

Cái tên bánh khọt cũng có sự lý giải hết sức thú vị. Theo người dân địa phương, trước kia, trong lúc làm bánh khi lóc bánh ra khỏi khuôn tạo ra tiếng kêu “khọt khọt” (bởi bánh khi chín rất giòn) nên từ âm thanh này chiếc bánh được đặt tên là bánh khọt. 

Bánh khọt được rải một lớp ớt bột đều trên bề mặt, tạo ra vị cay vừa miệng và màu sắc đẹp mắt.

Mực Nháy - “níu chân” du khách

“Mực Nháy” món ăn đặc sản nức tiếng tại vùng đất Kỳ Anh- Hà Tĩnh đã thực sự “níu” bước du khách thời gian qua…

Những con mực đang bơi, khi vớt lên để chế biến vẫn còn sống, bật tanh tách, mắt và các sao phát sáng trên thân mực vẫn nhấp nháy nên cái tên “mực nhảy” hay “mực nháy” tạo nên một tên gọi khác biệt và thương hiệu mà chỉ có ở vùng biển cảng Vũng Áng, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mới có được. 

Vũng Áng (Hà Tĩnh) có khoảng 18 bè nổi chuyên kinh doanh mực nhảy nhưng đã tạo nên một thương hiệu không nơi nào có được. 

Sơn trang vĩnh hằng - Nghĩa trang du lịch độc đáo ở Quảng Trị

Với diện tích hơn 33 hecta và tầm nhìn lên đến hàng trăm năm, Công viên nghĩa trang - Sơn trang vĩnh hằng (thuộc phường Đông Lương, TP. Đông Hà, Quảng Trị) là quần thể nghĩa trang - khu du lịch sinh thái - du lịch tâm linh độc đáo bậc nhất ở Quảng Trị hiện nay.

Từ khi UBND tỉnh Quảng Trị có chính sách xã hội hóa việc xây dựng nghĩa trang, ông Nguyễn Thế Đồng - Giám đốc Cty TNHH MTV Thép Đồng Tiến đã mạnh dạn xin cấp đất (quyết định cấp đất từ 25.3.2015) và bắt đầu xây dựng dự án Sơn trang vĩnh hằng với tổng vốn đầu tư hơn 150 tỉ đồng.

Ozo - Công viên trong rừng nguyên sinh thu hút rất đông du khách

Ngày 3.6 Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, lượng khách đến thăm quan du lịch đã bắt đầu tăng cao khi bước vào mùa du lịch cao điểm, đặc biệt là những điểm du lịch mới tại Phong Nha - Kẻ Bàng.

Khung cảnh hoang sơ gắn liền với thiên nhiên của Ozo. Ảnh: LPL 

Đặc biệt là Công viên Ozo - đây là công viên có hệ thống trò chơi trên cây dài nhất Việt Nam và cũng là một trong những công viên nằm trong rừng nguyên sinh đầu tiên ở Việt Nam.

Sau hơn 1 tháng mở cửa tham quan, công viên Ozo đã tạo nên sức hút vô cùng lớn với tất cả du khách.

4 thg 6, 2019

Khám phá Hổ Quyền – “Đấu trường Colosseum của Việt Nam”

Tuy về quy mô, Hổ Quyền không thể sánh bằng đấu trường nổi tiếng Colosseum của Italia nhưng đây được xem là công trình có kiến trúc độc đáo không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới.

Cửa thành được làm bằng đá thanh, phía trên cửa có ghi “Hổ Quyền” là nơi voi chiến được đưa vào trường đấu. 

Những cột mốc tâm linh trên Biển Đông

Chùa luôn gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Ở Trường Sa, ngôi chùa không chỉ gắn với giá trị tâm linh mà còn là những cột mốc chủ quyền trên biển.

Những ngôi chùa ở Trường Sa không chỉ là chỗ dựa tinh thần cho lính đảo và người dân mà còn là những cột mốc chủ quyền trên biển. 

Trong tâm thức của người Việt Nam, chùa là nơi linh thiêng, là nơi mọi người hướng đến nương nhờ cửa Phật qua đó tìm chút bình an trong cuộc sống, cầu cho quốc thái, dân an.