Vân Quật Đông là một làng nghèo yên bình ở xã Hương Phong, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế. Nằm trong địa phận Phá Tam Giang, nơi đây được mệnh danh là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.
12 thg 8, 2018
Làng chài cổ xứ Huế đẹp bình yên trong sớm mai
Xứ Huế trữ tình thấp thoáng nét đẹp mộc mạc, yên bình ẩn nấp sau dáng vẻ của những con người lao động nơi làng chài nghèo Vân Quật Đông trên phá Tam Giang.
Quán phở chua đặc biệt ở Sài Gòn
Có một quán phở chua đặc biệt giữa lòng thành phố Sài Gòn, nơi để lại ấn tượng cho nhiều thực khách muốn tìm hương vị quê nhà.
Phở chua với những sợi bánh phở mỏng, trắng ngần quyện cùng với thứ nước sốt làm từ me, chan sền sệt, phủ bên trên là miếng thịt gà xé và lưỡi heo luộc, một chút tóp mỡ sa tế khiến cho bất kỳ thực khách nào cũng thích thú, xuýt xoa.
Sài Gòn là nơi giao thoa ẩm thực từ khắp mọi miền đất nước, là nơi mà những người con xa xứ có thể tìm lại chút hương vị quê nhà.
Phở chua với những sợi bánh phở mỏng, trắng ngần quyện cùng với thứ nước sốt làm từ me, chan sền sệt, phủ bên trên là miếng thịt gà xé và lưỡi heo luộc, một chút tóp mỡ sa tế khiến cho bất kỳ thực khách nào cũng thích thú, xuýt xoa.
Sài Gòn là nơi giao thoa ẩm thực từ khắp mọi miền đất nước, là nơi mà những người con xa xứ có thể tìm lại chút hương vị quê nhà.
Bát phở chua quen thuộc.
Trang phục thầy cúng của người Sán Chay
Trang phục thầy cúng là bộ trang phục đặc biệt, mang nhiều yếu tố tâm linh của tộc người Sán Chay, với những đường nét thêu trang trí, thể hiện quan điểm thẩm mỹ, bộ trang phục cũng thể hiện những ước mơ khát vọng của họ về một tương lai tươi sáng hơn.
Kỹ thuật nhuộm vải độc đáo
Người Sán Chay không trồng cây để lấy nguyên liệu dệt vải, họ mua vải của tộc người khác, họ chỉ tạo ra trang phục của tộc người mình từ khâu nhuộm vải, nhưng cũng không vì thế mà trang phục của họ mất đi bản sắc riêng của tộc người mình. Trang phục Sán Chay mang những nét độc đáo không bị lẫn với bất cứ dân tộc nào trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Vải của người Sán Chay được phát hoặc đi mua về gọi là vải tấm có màu trắng, vải bằng sợi bông không có chất hóa học, dài khoảng 4 m, rộng 50 cm. Sau khi lấy vải về họ chuẩn bị nguyên liệu để nhuộm vải.
Kỹ thuật nhuộm vải độc đáo
Người Sán Chay không trồng cây để lấy nguyên liệu dệt vải, họ mua vải của tộc người khác, họ chỉ tạo ra trang phục của tộc người mình từ khâu nhuộm vải, nhưng cũng không vì thế mà trang phục của họ mất đi bản sắc riêng của tộc người mình. Trang phục Sán Chay mang những nét độc đáo không bị lẫn với bất cứ dân tộc nào trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Vải của người Sán Chay được phát hoặc đi mua về gọi là vải tấm có màu trắng, vải bằng sợi bông không có chất hóa học, dài khoảng 4 m, rộng 50 cm. Sau khi lấy vải về họ chuẩn bị nguyên liệu để nhuộm vải.
Nhum nướng mỡ hành
Nhum nướng mỡ hành vừa có vị ngọt bùi của thịt nhum, giòn giòn của mỡ heo chiên nóng hổi hòa quyện với mùi thơm nhẹ đậu phộng và hành lá, là món ngon hấp dẫn của ngư dân xứ biển duyên hải miền Trung.
Con nhum biển (còn gọi là cầu gai, nhím biển) là loài hải sản có nhiều ở vùng biển duyên hải miền Trung kéo dài ra đến đảo Phú Quốc. Nhum thường sống ở những khu vực có nhiều san hô, bãi đá ngầm để ăn rong rêu. Nhum sinh trưởng mạnh trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 (âm lịch), nên thịt nhum vào giai đoạn này là ngon nhất. Có nhiều loại nhum biển nhưng nhum đen có dạng hình cầu to bằng quả cam, màu đen, có gai tua tủa, thịt nhiều và thơm ngon là được nhiều người thích ăn nhất.
Con nhum biển (còn gọi là cầu gai, nhím biển) là loài hải sản có nhiều ở vùng biển duyên hải miền Trung kéo dài ra đến đảo Phú Quốc. Nhum thường sống ở những khu vực có nhiều san hô, bãi đá ngầm để ăn rong rêu. Nhum sinh trưởng mạnh trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 (âm lịch), nên thịt nhum vào giai đoạn này là ngon nhất. Có nhiều loại nhum biển nhưng nhum đen có dạng hình cầu to bằng quả cam, màu đen, có gai tua tủa, thịt nhiều và thơm ngon là được nhiều người thích ăn nhất.
Cây cầu vàng độc đáo ở Đà Nẵng
Khu du lịch Bà Nà Hills (Đà Nẵng) được biết đến là điểm du lịch nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, những khu vui chơi đặc sắc. Đặc biệt, thời gian gần đây lại đang thu hút rất đông du khách tới thăm quan vì đã chính thức đưa vào hoạt động một cây cầu Vàng độc đáo được nâng đỡ bởi đôi bàn tay khổng lồ.
Chính thức khai trương đầu tháng 6/2018, cây cầu Vàng là cầu dành cho người đi bộ với chiều dài 150m, nằm ở độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển. Với tầm nhìn ra cảnh quan núi non trùng điệp, xanh tươi, đứng trên cầu, cả một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ sẽ hiện ra trước mắt bạn.
Nằm ở lưng chừng núi, cây cầu được thiết kế mềm mại, toàn bộ cầu được phủ một màu vàng lộng lẫy. Trông từ xa, cây cầu giống hệt như một dải lụa bồng bềnh trong mây trắng.
Chính thức khai trương đầu tháng 6/2018, cây cầu Vàng là cầu dành cho người đi bộ với chiều dài 150m, nằm ở độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển. Với tầm nhìn ra cảnh quan núi non trùng điệp, xanh tươi, đứng trên cầu, cả một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ sẽ hiện ra trước mắt bạn.
Nằm ở lưng chừng núi, cây cầu được thiết kế mềm mại, toàn bộ cầu được phủ một màu vàng lộng lẫy. Trông từ xa, cây cầu giống hệt như một dải lụa bồng bềnh trong mây trắng.
Cầu Vàng ở Bà Nà Hills (Đà Nẵng) đang nhận được sự quan tâm của người đam mê du lịch thế giới những ngày qua khi được đồng loạt các trang tin nổi tiếng trên ca ngợi dồn dập, trong đó có CNN, BBC, New York Times, Times, The Guardian, Bored Panda, National Geographic...
11 thg 8, 2018
Ngôi chùa kiến trúc Khmer đầu tiên ở Sài Gòn
Chùa Chantarangsay được xây dựng năm 1946, mang đường nét kiến trúc của nền văn hóa Khmer miền Tây Nam bộ.
Chùa Chantarangsay nằm bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (quận 3, TP HCM) được xây dựng hơn 70 năm trước. Chùa còn được gọi là Candaransi (có nghĩa là Ánh Trăng) và là ngôi chùa Khmer đầu tiên trên đất Sài Gòn.
Chùa có diện tích 4.500 m², từ khi hoạt động đã trải qua bảy lần trùng tu. Giữa sân chùa là hồ nước nhỏ, tháp thờ Phật, nhà tăng... với màu vàng đặc trưng của chùa chiền Khmer.
Buổi sáng nhộn nhịp đón thuyền cá về bờ ở Cù Lao Thu
Tại Cù Lao Thu, Bình Thuận, du khách có thể đón bình minh, dạo quanh cảng và mua hải sản tươi ngon về chế biến thành món ăn.
Đảo Phú Quý hay còn gọi là Cù Lao Thu nằm cách Phan Thiết (Bình Thuận) 120 km. Đây là điểm đến được nhiều bạn trẻ đam mê du lịch ưa thích trong thời gian gần đây. Các dịch vụ du lịch ở Cù Lao Thu đang phát triển, đảo hoang sơ, biển sạch, đẹp, nhiều món hải sản ngon.
Dế xào sả ớt - món ăn níu chân du khách ở Lâm Đồng
Vùng đất Nam Tây Nguyên có độ ẩm cao, mưa nhiều, cây cối tốt tươi là điều kiện sống lý tưởng cho nhiều loài côn trùng, trong đó có dế. Những con dế nhấm nháp cỏ non, ngậm sương đêm mát lành từng là món ăn cho người dân nơi đây trong thời gian khó khăn. Nhiều năm qua, khi dế được nuôi nhân rộng, món dế xào sả ớt đã trở thành đặc sản của vùng đất này.
Làng sản xuất vàng mã Phúc Am
Gần đến tháng 7 âm lịch, làng sản xuất vàng mã Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội) bắt đầu nhộn nhịp kẻ mua, người bán. Từ biệt thự, xe sang đến các vật dụng sinh hoạt phục vụ cho người âm đều đã sẵn sàng phục vụ cho 'tháng cô hồn'.
Làng nghề Phúc Am là một trong những địa điểm lớn ở miền Bắc chuyên cung cấp các loại mặt hàng liên quan đến đồ mã. Mọi con đường dẫn vào làng đều phơi đầy khung hình ngựa, voi bằng tre, sau khi khô sẽ được gia công, dán giấy màu sặc sỡ.
Chùa Minh Thành: Nét đẹp mơ màng nơi phố núi
Thanh tịnh, trang nghiêm như bao nhiêu ngôi chùa khác, chùa Minh Thành còn tạo nên điểm nhấn bởi kiến trúc hiện đại, hài hòa với thiên nhiên và đẹp mơ màng trong cái se lạnh và mưa buồn của Gia Lai.
Tọa lạc ở số 14A, đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, chùa Minh Thành trở thành dấu ấn lớn góp phần làm nên vẻ đẹp của phố núi.
Được xây dựng vào năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo, chùa Minh Thành có diện tích khoảng 20.000 m², là nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng.
Được xây dựng vào năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo, chùa Minh Thành có diện tích khoảng 20.000 m², là nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)