Hiển thị các bài đăng có nhãn người Sán Chay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Sán Chay. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 8, 2018

Trang phục thầy cúng của người Sán Chay

Trang phục thầy cúng là bộ trang phục đặc biệt, mang nhiều yếu tố tâm linh của tộc người Sán Chay, với những đường nét thêu trang trí, thể hiện quan điểm thẩm mỹ, bộ trang phục cũng thể hiện những ước mơ khát vọng của họ về một tương lai tươi sáng hơn.

Kỹ thuật nhuộm vải độc đáo 


Người Sán Chay không trồng cây để lấy nguyên liệu dệt vải, họ mua vải của tộc người khác, họ chỉ tạo ra trang phục của tộc người mình từ khâu nhuộm vải, nhưng cũng không vì thế mà trang phục của họ mất đi bản sắc riêng của tộc người mình. Trang phục Sán Chay mang những nét độc đáo không bị lẫn với bất cứ dân tộc nào trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Vải của người Sán Chay được phát hoặc đi mua về gọi là vải tấm có màu trắng, vải bằng sợi bông không có chất hóa học, dài khoảng 4 m, rộng 50 cm. Sau khi lấy vải về họ chuẩn bị nguyên liệu để nhuộm vải.

4 thg 7, 2017

Lễ cầu mùa của người Sán Chay

Là một trong những lễ hội được tổ chức lớn nhất trong năm của người Sán Chay, lễ hội cầu mùa là hoạt động sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng đặc sắc với những nét riêng, độc đáo. Vừa qua, bà con dân tộc Sán Chay (thôn Đồng Xiền, xã Yên Lạc, Phú Lương, Thái Nguyên) đã tái hiện lễ hội cầu mùa của dân tộc mình tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dân tộc Sán Chay còn có các tên gọi khác là Hờn Bận, Cao Lan, Sán Chí, Mán Cao Lan cư trú chủ yếu tại địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang và rải rác ở vài tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.

Thường vào dịp tổ chức lễ hội cầu mùa, các gia đình người Sán Chay cùng chuẩn bị, góp chung lễ vật để chuẩn bị mâm cỗ cúng gồm có thịt lợn, xôi, gà, trứng, các loại bánh truyền thống, hoa quả. Một trong những vật quan trọng không thể thiếu trong lễ cúng là những tờ tranh với các họa tiết, hình vẽ cổ dựng quanh mâm lễ vật. Theo truyền thống người Sán Chay có khoảng gần 30 bức tranh với hình vẽ khác nhau được dùng trong các buổi lễ.

Một phụ nữ dân tộc Sán Chay chuẩn bị treo những bức tranh có các họa tiết cổ phục vụ cho nghi thức cúng cầu mùa.

8 thg 3, 2016

Phong tục đón Tết của người Sán Chay ở Phú Thọ

Người Sán Chay chuẩn bị đón Tết rất chu đáo bởi sau một năm lao động vất vả, cần mẫn, đây là dịp để họ nghỉ ngơi, vui chơi, thăm hỏi và chúc tụng nhau những điều tốt lành.

Điệu múa đón Tết của người Sán Chay, Phú Thọ. Ảnh: TTDL

Với trên 6.000 người, sinh sống quần tụ ở 6 làng thuộc các xã: Ngọc Quan, Hùng Long, Yên Kiện, Minh Phú, Tây Cốc và Vân Đồn, cũng như các dân tộc khác, dân tộc Sán Chay ở Đoan Hùng có nhiều phong tục truyền thống mang bản sắc riêng, trong đó có tục đón Tết Nguyên Đán, làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.