Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 5, 2020

Trắng đêm ở chợ rau đầu mối

Không phải là chợ đêm, nhưng cứ 10 giờ tối, tiểu thương ở chợ Bà Rịa đã nhóm họp. Họ làm suốt đêm với những chuyến xe chở rau, trái cây từ các tỉnh, thành lân cận, các huyện trong tỉnh đưa về. Người dỡ hàng từ xe tải xuống, người bốc hàng ra xe kéo, rồi phân loại, cân kéo… Trên gương mặt mọi người ánh lên niềm hy vọng cho một ngày “buôn may bán đắt”.

Một nhóm người được thuê gọt rau, củ tại chợ Bà Rịa.

Ngay đầu cổng vào chợ Bà Rịa, những chiếc xe tải “cõng” trên mình hàng chục tấn cà chua, khoai tây, rau xanh… tấp vào đậu sát nhau. Ngay sau đó, “gánh nặng” này được “trút sang” đôi vai những người đàn ông to khỏe với những chiếc xe kéo đang chờ sẵn bên cạnh. Dưới ánh đèn neon sáng rực, những đôi tay căng vồng cơ bắp ra sức kéo chiếc xe hàng chất đầy những sọt rau về nơi tập kết. Những sọt cà chua chín đỏ, cà rốt, khoai tây, bắp cải, những sọt xoài, cam, thanh long… đầy ắp, tươi ngon, được tiểu thương tiếp tục chuyển xuống các xe kéo nhỏ, phân loại vào từng bao lưới chừng 10-20kg/bao. Sau đó, số hàng này được chuyển lên các xe ba-gác, xe máy chở về các chợ ở Bà Tô (Xuyên Mộc), Phước Hải (Long Điền), Đất Đỏ (huyện Đất Đỏ), chợ Vũng Tàu. Rau muống, rau bí, các loại cải… cũng được phân loại, cột thành từng bó, xếp gọn gàng vào các sọt tre, sọt nhựa gần đó. Phía trong chợ, một vài người phụ nữ đứng tuổi đưa tay nhẩm tính từng lô hàng. Tiếng nói cười, xì xào, ra giá, tiếng bước chân hối hả của tiểu thương, của đầu mối đến lấy hàng… nhộn nhịp, tất bật.

10 thg 5, 2020

Làng nghề đúc đồng Long Điền

Long Điền là một huyện nằm trên trục lộ 55 nối liền thành phố Bà Rịa, thành phố Hồ Chí Minh với huyện Xuyên Mộc và tỉnh Bình Thuận. Do vị thế thuận lợi, cách đây 300 năm, những người Việt trên con đường mở đất về phương nam đã chọn vùng đất trù phú này làm nơi an cư và lập nghiệp. Sự quy tụ được nhiều dân cư nhiều nơi về đây sinh sống đã làm cho thôn xóm trở nên đông đúc kéo theo là sự phát triển mạnh của các nghề nông, diên, ngư nghiệp và thương nghiệp, tiếp đó là hàng loạt các nghề tiểu thủ công nghiệp phục vụ những lĩnh vực này ra đời như nghề đóng ghe, nghề đục đá, nghề mộc, nghề làm bún… Đặc biệt là nghề đúc đồng tương đối phát triển. Nhiều sản phẩm bằng đồng của Long Điền đã nổi tiếng khắp thị trường miền tây Nam Bộ.
Nghề đúc đồng ở Long Điền có từ những năm 90 của thế kỷ XVII, đến nay đã được truyền qua nhiều đời. Không một dòng gia phả ghi chép lại và những người thợ đúc chuông cũng không ai biết xóm chuông có từ khi nào và ông tổ của làng nghề truyền thống này là ai. Đúc chuông đồng là một sáng tạo văn hoá độc đáo mang đậm chất dân gian truyền thống. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ đúc phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn như théc chuông, song sườn, vẽ hoa văn, tiết hoạ… Đúc đồng là nghề có một sức sáng tạo độc đáo với những hoa văn phức tạp trên sản phẩm mang đậm nét dân gian truyền thống đòi hỏi người thợ phải có cặp mắt tinh tường, đôi tay khéo léo và phải là những nghệ sỹ bậc thầy về âm thanh. "Quá khứ vàng son" của nghề là vào thời Chúa Nguyễn và thời nhà Nguyễn khi mà triều đình phong kiến còn tồn tại với sự phát triển mạnh của các đền miếu, chùa chiền,…

Nghệ nhân đang thao tác trên sản phẩm.

8 thg 5, 2020

Linh Bửu Tự - Chùa quê lặng lẽ bên dòng đời xuôi ngược

Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, đất Thị Cầu - Phú Đông (thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) còn là một vùng rừng đồi hoang vắng thâm u thưa thớt dấu chân người qua lại, chỉ có một vài con lộ nhỏ đã thành đường mòn e dè mở lối liên thông giữa các thôn ấp đi ngang qua những ngọn đồi thoai thoải rậm rạp cỏ cây và gai góc…


Năm 1956, Sư Thích Đạt Thông, pháp hiệu Tánh Tang, xuất gia tu hành theo Thiên Thai Giáo Quán Tông (là dòng thiền Việt Nam xuất phát từ Thiên Thai Giáo Tông của Trung Quốc, vị Tổ khai sáng là Thiền sư Hiển Kỳ, pháp danh Nhiên Công, quê ở Cần Giuộc - Long An), vốn là dân ở xã Phú Hữu lân cận đã lặn lội về vùng rừng đồi hoang sơ này, lặng lẽ khai hoang mở lối, tạo dựng tịnh cốc mái tranh vách đất sơ sài để làm nơi an trú và tịnh tu trên lưng chừng một ngọn đồi…

12 thg 4, 2020

Đình Phong Phú: một nơi ấm áp và mát mẻ giữa Sài Gòn

Khách du lịch đi Thành phố Hồ Chí Minh thường chủ yếu “ăn quận Năm, nằm quận Ba, là cà quận Nhất”, có chăng là tham quan thêm Củ Chi. Nếu cùng người địa phương, đi lang thang mới thấy thành phố này rộng mênh mông như thế nào. Nhiều người chê rằng tên Thành phố Hồ Chí Minh quá dài, nhưng nếu gọi đúng ra theo địa danh thì phải là thành phố Sài Gòn-Gia Định hay thành phố Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn còn dài nữa. Rời trung tâm Sài Gòn, đi về phía đông tức tỉnh Gia Định cũ, ta vẫn còn tìm thấy nhiều giá trị văn hóa lịch sử.
Quận 9 được thành lập lại từ năm 1997, tách ra từ Huyện Thủ Đức, phía Đông Bắc giáp Biên Hòa, Dĩ An, “đô thị hóa” đến nay đã 20 năm nhưng vẫn còn rất nhiều phong vị của một vùng nông thôn ngoại ô. Mình đi qua một con đường tên là đường “Đình Phong Phú” thì thấy rất thú vị vì bên quận 8 cũng có một chỗ tên là “đường Phong Phú”, trên đường có Đình Phong Phú. Thì ra ở quận 9 này cũng có một Đình Phong Phú và do trùng tên nên đường phải đặt thành “Đường đình Phong Phú”.

6 thg 4, 2020

Thiền viện Toàn Giác ở Trảng Bom

Thật tình là trước đây tui chưa hề biết hay nghe nói gì đến ngôi thiền viện này, cho đến khi tui đi tìm ngôi chùa mang tên chùa Đèn Cầy, tức Viên Giác thiền tự, ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom. Trên đường đi tìm Viên Giác thiền tự, tui gặp một cổng chùa không phải Viên Giác mà là Toàn Giác. Dường như là khuôn viên chùa khá rộng, vì xe chạy lòng vòng khá xa thì lại thấy tiếp một cổng thiền viện Toàn Giác nữa!

Cổng tam quan Thiền viện Toàn Giác

Khi tìm hiểu về Viên Giác thiền tự, tui lại phát hiện thêm một chi tiết: vị sư sáng lập ra Viên Giác thiền tự và hiện là trụ trì nơi đây vốn xuất thân tu tập ở Toàn Giác thiền tự. Vậy là tui tò mò quay trở lại xã Giang Điền để viếng ngôi Toàn Giác thiền tự.

Bánh mì thanh long

Sau khi ra mắt bánh mì thanh long được người Sài Gòn yêu thích, xếp hàng dài chờ mua, "vua" bánh mì Kao Siêu Lực đã chia sẻ công thức làm bánh mì thanh long, hy vọng giúp giải cứu cho người nông dân trong thời dịch COVID - 19. 
Một số địa chỉ mua bánh mì thanh long:
  • Tiệm bánh ABC Bakery trên đường Nguyễn Trãi 
  • (quận 5, Tp. HCM)
  • Một số siêu thị BigC chi nhánh miền Bắc như BigC Thăng Long (Hà Nội), BigC Hạ Long (Quảng Ninh) và BigC Đà Nẵng.

Ông Kao Siêu Lực, chủ thương hiệu bánh kẹo Á Châu - ABC và cũng là Chủ tịch Hiệp hội Bánh mì quốc tế khu vực Đông Nam Á cho biết, ông quyết định công bố công thức bánh mì thanh long để tất cả mọi người đều có thể làm loại bánh mì này, giúp giải cứu nông dân đang phải bán đổ bán tháo thanh long vì không xuất khẩu được.

Những quả thanh long là nguyên liệu đặc biệt để chế biến thành món bánh mì mới lạ.

5 thg 4, 2020

Cổ vật trong tòa nhà hơn 120 năm tuổi

Tầng trệt của Bạch Dinh là nơi trưng bày những cổ vật từ con tàu Trung Hoa bị đắm trên vùng biển Côn Đảo cách đây 3 thế kỷ. 


Bạch Dinh xây dựng năm 1898, được người Pháp dùng làm nơi nghỉ dưỡng cho Toàn quyền Đông Dương. Công trình có tên gốc là Villa Blanche, dựa theo tên của con gái Toàn quyền Paul Doumer là bà Blanche Richel Doumer. Do màu sơn bên ngoài màu trắng nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh.

Bạch Dinh tọa lạc trên một ngọn núi cao 27m so với mực nước biển. Tòa nhà có chiều cao 19m, rộng 15m, dài 28m, gồm ba tầng. Công trình xây bằng gạch, sơn màu trắng, mái lợp ngói đỏ mang nét kiến trúc của phong cách châu Âu thế kỷ 19. 

15 thg 3, 2020

Vì sao khách thường chui qua chân ngựa ở ngôi chùa cổ 150 năm tại Bình Dương?

Một ngôi chùa có lịch sử hơn 150 năm ở Bình Dương mang tên Chùa Ông (người dân địa phương quen gọi là chùa Ông Ngựa). Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về nguồn gốc ngôi chùa cũng như vì sao khách hành hương ra về phải chui qua chân một con ngựa.


Vào một ngày đầu tháng 3, chúng tôi tìm về ngôi chùa mang tên Chùa Ông (tên gọi khác là chùa Ông Ngựa) tọa lạc trên đường Hùng Vương thuộc phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

13 thg 3, 2020

"Chợ đặc sản" trên quốc lộ 20

Khu vực cầu La Ngà (xã Phú Ngọc và La Ngà, H.Định Quán) lâu nay trở thành điểm dừng chân của nhiều khách đi đường trong và ngoài tỉnh mỗi khi có dịp đi qua, bởi sự hấp dẫn của những gian hàng bán các loại cá khô, cá tươi ngay cạnh sông La Ngà. 

Người đi đường chọn mua cá khô tại khu vực cầu La Ngà 

Các loại cá bày bán tại khu “chợ đặc sản” này được nuôi ngay trên sông La Ngà, khu vực tập trung hàng trăm hộ nuôi cá bè, cũng có khi là cá thiên nhiên được đánh bắt trên sông từ những ngư dân làng bè.

9 thg 3, 2020

Chùa Đèn Cầy ở Trảng Bom

Chùa Đèn Cầy là tên dân gian gọi ngôi Viên Giác Thiền tự, một ngôi chùa ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tên ngôi chùa có vẻ chưa quen thuộc lắm phải không? Và đọc địa chỉ, ta nghĩ đến một vùng quê xa xôi hẻo lánh, phải không?

Tất cả đều đúng. Ngôi chùa mới được lập nên cách đây chưa lâu, vào năm 1996, và được công nhận là cơ sở thừa tự còn trễ hơn nữa, năm 2008. Do vậy không thể được quen tên như những ngôi chùa đã khai sơn hàng trăm năm. Còn con đường đến chùa, đúng là vắng vẻ, qua những mảnh đất ruộng rẫy khô cằn.

Cổng chùa

8 thg 3, 2020

Cây gòn

Hồi đó, trên đường vô nhà tui ở Long Khánh có một hàng cây gòn. Một đoạn không dài lắm đâu, chừng vài ba chục mét thôi. Những cây gòn thật cao, to, khi tới mùa thì trái gòn xanh treo lủng lẳng đầy cây nhìn thật vui mắt. Rồi khi trái khô, nó ngả màu nâu vàng, vỏ trái nứt ra, ruột gòn trắng trong đó bung ra bay theo gió, gọi là bông gòn. Nghĩ cũng ngộ, bông gòn không phải là bông (hoa) của cây gòn mà là ruột của trái gòn. 


Cây gòn với trái còn xanh

Hồi xưa lâu lắm rồi, người trong xóm có hái trái gòn khô hoặc lượm trái khô rớt xuống đất, về tách ruột gòn ra khỏi vỏ, đánh cho rớt hột gòn ra để làm bông gòn độn ruột gối. Sau này không thấy ai làm vậy nữa, bông gòn chì để bay trong gió cho mấy đứa con nít nghịch. Có lẽ vì mua gối đã có sẵn ruột rồi chẳng bao nhiêu tiền, trong khi đi hái gòn, tách bông gòn quá mất thời giờ.

3 thg 3, 2020

Chợ Lớn xưa và nay

Ngoài một số công trình kiến trúc vẫn nguyên vẹn thì những con đường, dòng kênh, tòa nhà... ở Chợ Lớn đã thay đổi.



'Little Japan' ở Sài Gòn

Những năm 2000, người Nhật đến TP HCM làm việc và sống tập trung thành một cộng đồng dân cư ngoại quốc - nơi được mệnh danh là "Little Japan".

Con hẻm số 15B đường Lê Thánh Tôn (quận 1) 20 năm trước chỉ có vài quán ăn Nhật Bản. Đối diện hẻm này là những khu căn hộ cao cấp nơi các chuyên gia và doanh nhân Nhật Bản sinh sống. Theo thời gian, những hàng quán quanh đây mọc lên ngày càng nhiều để phục vụ người Nhật xa xứ, hình thành một "Little Japan" (Nhật Bản thu nhỏ) ngay trung tâm thành phố.

Sau này, TP HCM còn có một cộng đồng người Nhật khác nhỏ hơn sinh sống ở đường Phạm Viết Chánh, quận Bình Thạnh. Từ khu này đến các nhà máy ở Bình Dương, Đồng Nai gần hơn ở trung tâm.

Ngày nay, "Little Japan" đã mở rộng thành một khu phố gồm 300 m đường Lê Thánh Tôn, nối với đường Thái Văn Lung, Thi Sách, Ngô Văn Năm. Hàng quán ken sát mặt đường lớn, len lỏi trong ngóc ngách. "Đặc sản" của phố Nhật là ẩm thực xứ sở hoa anh đào, quán rượu, cà phê, khách sạn, cửa hàng tiện lợi, spa, tiệm massage. Những biển hiệu viết bằng chữ tượng hình, đèn lồng đỏ, cánh cửa gỗ khiến du khách đang lạc vào nơi nào đó giữa Nhật Bản. 

Con hẻm 8A Thái Văn Lung trong khu phố Nhật giăng đèn rực rỡ. Phố Nhật trở thành điểm đến ăn uống, giải trí phổ biến của du khách xứ "Mặt trời mọc" đến Sài Gòn. Ảnh: Tâm Linh. 

16 thg 2, 2020

Bến cũ Bình Đông

Bến Bình Đông là địa chỉ mang dấu ấn sông nước của Sài Gòn xưa với cảnh vật đặc trưng trên bến dưới thuyền. 

Bến Bình Đông là một bến thuyền cổ ở Sài Gòn. Bến Bình Đông nằm bên kênh Tàu Hủ, song song với đại lộ Võ Văn Kiệt, nay thuộc quận 8 – thành phố Hồ Chí Minh. 

9 thg 2, 2020

Về Xuân Lộc thăm núi Chứa Chan

1.
Tuổi nhỏ của tui ở Xuân Lộc, Long Khánh, tỉnh Long Khánh chớ không phải thành phố Long Khánh như bây giờ. Và quận Xuân Lộc bao gồm cả Long Khánh và Xuân Lộc của ngày nay. Quê hương trong tui ngày thơ ấu như vậy đó.

Hồi nhỏ ham đọc sách, thấy người ta tả cảnh núi non hùng vĩ, dòng sông uốn quanh mà thích. Nhìn lại quê mình, không có con sông nào hết. Sông La Ngà ở Định Quán ngày đó cũng thuộc tỉnh Long Khánh nhưng đối với đứa nhỏ không được đi đâu xa như tui thì sông chỉ có trong tưởng tượng.

May thay, Xuân Lộc còn có núi, núi Chứa Chan. Núi Chứa Chan là thứ duy nhất trong sông núi hữu tình để tui tự hào và... làm thơ về quê hương của mình.

Hồi đó, trên đường tui đi học về mỗi ngày, núi Chứa Chan lững lờ mây trắng ở trước mặt. Đường về nhà là hướng từ bịnh viện (quốc lộ 1) về phía Tòa Hành chánh tỉnh. Thấy núi trước mắt thôi, chớ cũng cách xa tới 20 cây số. Nhưng nhiêu đó dủ để thằng nhóc mơ mộng làm thơ.


Xuân về trên bến Bình Đông

Chợ hoa trên bến Bình Đông (Tp.Hồ Chí Minh) cứ mỗi dịp xuân về lại nhộn nhịp hẳn lên, khung cảnh “trên bến dưới thuyền” cùng không khí người mua kẻ bán tấp nập như mang lại một bức tranh sinh hoạt sống động cũng như nét văn hóa đặc thù của một vùng đất xưa. 

Khu vực bến Bình Đông thuộc quận 8 có vị trí thuận lợi giao thương bằng đường sông với các tỉnh miền Tây. Thế nên hoạt động buôn bán tại khu vực bến Bình Đông đã có từ rất lâu, đặc biệt là vào dịp Tết, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của nơi đây. Theo nhà văn Sơn Nam, bến Bình Đông xưa chạy dài từ cầu Chà Và tới gần đình Bình An. Ngày nay, bến Bình Đông kéo dài từ cầu Nguyễn Tri Phương tới nơi giao nhau giữa rạch Lò Gốm và kênh Tàu Hũ.

Theo quan sát, năm nay có hàng trăm ghe thuyền lớn nhỏ nối đuôi nhau cập bến Bình Đông, kéo dài khoảng 1km từ cầu Chà Và đến cầu Kênh Ngang số 1. Các ghe thuyền chủ yếu của thương lái hoặc các nông dân trồng hoa từ các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre… mang về đây hàng chục các loại hoa, chủ yếu nhất là hoa cúc, vạn thọ, mồng gà, hoa mai, hoa giấy, tắc kiểng, dừa kiểng… Đặc biệt, chợ hoa bến Bình Đông năm nay có trưng bày thêm nhiều giống hoa lan, các loại tiểu cảnh được trang trí đẹp mắt. Nhiều loại mai quý có giá trị cao được tiểu thương bán hoặc cho thuê để người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn cho trang trí hoa cảnh trong ngày Tết phù hợp với túi tiền của mình.

Khung cảnh nhộn nhịp chợ hoa trên bến Bình Đông. Ảnh: Mạnh Linh

5 thg 2, 2020

Dinh thự cổ đặc biệt mới mở cửa ở Dinh Độc Lập

Tại tòa dinh thự trăm tuổi nằm trong khuôn viên Dinh Độc Lập, du khách sẽ được giới thiệu về Sài Gòn thời thuộc địa với những thay đổi quan trọng trong giao thông, kiến trúc, thương mại và đời sống xã hội..

Trong khuôn viên di tích Dinh Độc Lập ở TP HCM ngày nay có một ngôi biệt thự mang kiến trúc kiểu Pháp. Đây là dấu tích còn lại từ thời Dinh Norodom - biểu tượng sức mạnh, sự hiện diện của người Pháp ở Nam Kỳ.

3 thg 2, 2020

Căn cứ mật của biệt động giữa Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Nằm dưới những tán cây um tùm của Thảo Cầm Viên, quán Hương Nhan mang một vỏ bọc “bình dân” hoàn hảo, như vô số quán ăn khác ở Sài Gòn bấy giờ...

Trong các di tích lịch sử liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Sài Gòn, có một di tích nằm ở địa điểm khiến nhiều người bất ngờ. Đó là quán Nhan Hương trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Sở mật thám Nam Kỳ thời thuộc địa

Tại Sở Mật thám Nam Kỳ, nhiều người con ưu tú của đất nước Việt Nam, là các chiến sĩ cách mạng, những nhà hoạt động yêu nước... đã chịu tra tấn, nhục hình, đọa đày tù ngục.

Tọa lạc tại số 164 Đồng Khởi, trụ sở của Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh là một tòa nhà có lịch sử rất đặc biệt

2 thg 2, 2020

Bí mật chưa tiết lộ nơi xảy ra vụ phóng rocket chấn động SG 1968

Vào ngày 2/6/1968, tại Trường THCS Trần Bội Cơ hiện nay đã từng xảy ra sự cố Mỹ bắn nhầm đồng minh nghiêm trọng nhất thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Tọa lạc tại số 266 đường Hải Thượng Lãn Ông, Trường THCS Trần Bội Cơ là một ngôi trường có lịch sử đặc biệt của Sài Gòn - Chợ Lớn.