29 thg 6, 2017

Về Bạc Liêu thăm cụ Sáu Lầu

Ông Cao văn Lầu (thường gọi là Sáu Lầu) sinh năm 1892 ở huyện Vàm Cỏ, Long An và mất năm 1976 tại TPHCM. Tuy nhiên năm lên 4 tuổi ông đã theo cha sống ở Bạc Liêu và gần như cả cuộc đời đã gắn bó với mảnh đất này. Hơn hết, tác phẩm Dạ cổ hoài lang bất hủ của ông đã ra đời tại đây. Vì vậy Bạc Liêu xem ông là người con yêu quý của quê hương.

Biểu tượng các loại nhạc cụ tại Khu Lưu niệm Nhạc sĩ Cao văn Lầu

Mộ ông Cao văn Lầu nằm tại phường 2, TP Bạc Liêu. Tại nơi đây, Bạc Liêu đã xây dựng thành Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, đã được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 1997. Năm 2014, sau khi UBND tỉnh Bạc Liêu xây dựng mở rộng khu lưu niệm này thì nơi đây đã được Bộ VHTT& DL công nhận là Di tích cấp Quốc gia.

Mùa cào hến sông Hoài

Khi nắng còn ẩn hiện trên từng ngõ hẻm phố Hội như đùa với du khách nhưng đủ để làm ấm dần con nước sông Hoài (Quảng Nam), đấy là thời điểm dân làng chài bên con sông ấy vội vã bước vào mùa cào hến. 

Ngư dân cào hến trên sông Hoài - Ảnh: Thanh Ly 

Sông Hoài mỗi năm hai mùa nước lớn, cạn nhưng không đều. Có năm sông quặn lên, nước dâng nhiều đợt lũ đục ngầu.

Duy chỉ mùa hến tháng 2, tháng 3 là không thất thường, nhiều vô kể và ngon, ngọt nhất trong năm.

Khám phá đồ thờ Công giáo xưa

Trong không gian cổ ngoạn Nhà truyền thống Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh (số 6 Tôn Đức Thắng, Quận 1), Linh mục Nguyễn Hữu Triết đã giới thiệu đến công chúng Bộ sưu tập “Đồ thờ Công giáo cổ và xưa” độc đáo và rất có giá trị. Bộ sưu tập mang thông điệp về bảo tồn văn hóa Kitô giáo và văn hóa dân tộc mà chủ nhân muốn gửi gắm đến khách tham quan.

Tham quan Bộ sưu tập, công chúng và giáo dân được chiêm ngưỡng hơn 200 hiện vật có giá trị mỹ thuật từng dùng trong các nghi lễ, nghi thức Công giáo.

Bước vào không gian trưng bày, công chúng được chiêm ngắm bức tượng chúa Jesus chịu nạn trên cây thập giá cao 2m có xuất xứ huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ đầu thế kỷ 20. Bức tượng này được ông thợ Phó Giáo nổi tiếng là người tạc tượng gỗ giỏi nhất Việt Nam thời bấy giờ. Theo linh mục Nguyễn Hữu Triết, những sản phẩm tượng gỗ do ông Phó Giáo và học trò của ông cung cấp được dùng nhiều trong các nhà thờ ở Việt Nam.

Không gian trưng bày bộ sưu tập “Đồ thờ Công giáo cổ và xưa” tại Nhà truyền thống Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: Nguyễn Luân

Đào Xá vang danh nghề làm đàn

Chỉ cần đến đầu làng Đào Xá, xã Đông Lỗ, Huyện Ứng Hoà, Hà Nội hỏi thăm cụ Đào Soạn, tên đầy đủ là Đào Ngọc Soạn, nghệ nhân làm đàn thì ai cũng biết. Với người làng Đào Xá, cụ Đào Soạn không chỉ là nghệ nhân làm nhạc cụ truyền thống nổi tiếng, mà còn là một người thầy, một người luôn nặng tình làng, nghĩa xóm.

Cụ Soạn đón tôi bằng cử chỉ niềm nở và hiếu khách. Giữa những tiếng đục, tiếng bào của cơ sở làm đàn truyền thống dòng họ Đào, cụ Soạn chậm rãi kể cho tôi nghe về lịch sử làng nghề này. Theo cụ, nghề làm nhạc cụ truyền thống của làng tính đến nay dễ cũng đã đến hơn 200 năm. Gia đình cụ làm đàn đã được 4 thế hệ.

Với người Đào Xá, nghề làm đàn gắn với họ như một thứ duyên phận, nó không chỉ đem đến miếng cơm manh áo mà còn đánh thức tài năng nghệ sĩ của những người nông dân chân chất quanh năm chân lấm tay bùn. Traiir qua thời gian, người nọ truyền nghề cho người kia, từ đó nghề làm nhạc cụ trở thành nghề truyền thống của làng Đào Xá.

Làng Đào Xá sản xuất đủ thứ đàn như đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn hồ, đàn líu... Gỗ làm đàn thường là gỗ trắc, gỗ vông đồng và gỗ nhãn. Kỹ thuật làm đàn cũng rất công phu với nhiều công đoạn như cưa, đục, bào, ghép, bịt da trăn, đánh bóng, chạm khắc, khảm trai, lên dây, thử tiếng...

Nghệ nhân Đào Ngọc Soạn, người làm rạng danh nghề làm đàn truyền thống Đào Xá.

Di tích quốc gia đặc biệt hang Con Moong

Hang Con Moong (thuộc bản Mọ, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) được phát hiện năm 1974 và được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2016. 

Nằm trong vùng đệm rừng quốc gia Cúc Phương, hang Con Moong, nhiều năm nay được biết đến như một di chỉ khảo cổ học độc nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á bởi tính chất đặc biệt của nó. Qua nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ đã chứng minh hang Con Moong dấu tích tiêu biểu thể hiện rõ sự diễn tiến văn hóa với nhiều giai đoạn phát triển của người Việt cổ tồn tại trong hơn 10 nghìn năm (từ năm 18.000 - 7.000 TCN). 

Toàn cảnh ngọn núi nơi hang Con Moong thuộc bản Mọ, xã Thành Yên, Thạch Thành, Thanh Hóa. 

26 thg 6, 2017

Điện gió Bạc Liêu - đón gió từ biển khơi

Trên đường ra Trung, khi đi ngang Tuy Phong (Bình Thuận) chắc là bạn đã từng nhìn thấy xa xa những trụ quạt gió khổng lồ đang xoay giữa trời xanh. Đó là nhà máy điện gió quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay, bên cạnh điện gió Tuy Phong đã có thêm vài dự án điện gió lớn khác ở miền Bình Thuận - Ninh Thuận, tận dụng lượng gió phong phú của khu vực này.

Ở phía Nam, tận Bạc Liêu, có một nhà máy điện gió khác vừa mới hoàn thành hồi tháng 1/2016: nhà máy điện gió Bạc Liêu, tại bãi bồi ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu. Dự án có quy mô công suất 99,2MW, bao gồm 62 trụ turbine gió, công suất mỗi turbine là 1,6MW, điện năng sản xuất toàn dự án khoảng 320 triệu kWh/năm. Tổng mức đầu tư của dự án là 5.200 tỉ đồng, diện tích đất xây dựng 500 ha.



Hoang sơ suối Chí

Những ngày nắng nóng, về suối Chí len lỏi trong những cánh rừng tự nhiên, đắm mình trong dòng nước mát lạnh... du khách sẽ quên đi những mệt nhọc, ưu phiền bộn bề.

Dòng suối khá dài nên nhiều gia đình tự chọn cho mình điểm tắm riêng biệt mà không phải giao lưu bất đắc dĩ với những nhóm du khách khác - Ảnh: Võ Quý Cầu 

Suối Chí nằm ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, trên trục tỉnh lộ TP Quảng Ngãi - Nghĩa Hành - Ba Tơ, cách TP Quảng Ngãi vài chục kilômet.

Gỏi cà đắng cá cơm

Tây Nguyên không chỉ có núi rừng hùng vĩ, sông hồ thơ mộng, con người hiền hòa mà có cả những món ăn đậm chất dân tộc. Trong đó có món gỏi cà đắng cá cơm, một món độc đáo được coi là “hương biển giữa rừng”.

Trước khi đến Tây Nguyên thưởng ngoạn, những người bạn từng đi bảo: “Lên đó cậu nhớ dùng thử món gỏi cà đắng cá cơm, ngon lắm đấy!”. Thực sự tôi chưa nghe qua món này nên ngẩn ngơ. Nhưng khi đến nơi, thưởng thức và cảm nhận món ăn, tôi mới biết nó không còn là lời đồn nữa mà phải nói trên cả tuyệt vời.

Cà đắng (còn gọi Prền Bơtang, Sơre Prền, Đưng Prền) là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, sau này được đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên mang về trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm. Quả cà đắng giống cà pháo nhưng nhỏ hơn, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt có vị đắng rất đặc trưng. Người dân tộc Ê Đê, K’Ho, Chu Ru… thường dùng cà đắng để chế biến thành nhiều món ăn độc đáo và hấp dẫn, trong đó có món “gỏi cà đắng cá cơm”. Tuy nhiên, để thưởng thức món gỏi cà đắng cá cơm đúng chất cần phải đến Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Tất nhiên, cá cơm là loài hải sản, chẳng có ở núi rừng Tây Nguyên. Nhưng ngộ ở chỗ, mang khô cá cơm ở vùng biển trộn với gỏi cà đắng ở núi rừng lại trở thành món ăn ngon đáo để.

Lễ hội Rija Praung của người Chăm

Lễ hội Rija Praung được tái hiện tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô - Sơn Tây (Hà Nội) đã thu hút được đông đảo du khách tới tìm hiểu. Rija Praung là một lễ hội thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của tộc họ đối với thần linh, thượng đế, đất trời đã giúp người Chăm ở Ninh Thuận vượt qua bệnh tật. 

Lễ hội Rija Praung là lễ hội múa lớn nằm trong hệ thống lễ hội dân gian của người Chăm, gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật múa Chăm đặc sắc. Đây là lễ hội do tộc họ tổ chức, có ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo từ Malaysia.

Theo tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, khi trong tộc họ có người bị bệnh tật, gặp phải tai ương, đã chữa trị bằng nhiều phương cách nhưng không khỏi thì người Chăm tổ chức lễ Rija Praung để cầu mong thần linh, tổ tiên phù hộ cho người bệnh tai qua nạn khỏi.

Ngoài ra, người Chăm còn tổ chức lễ Rija Praung để tôn chức vũ sư cho bà vũ sư dòng họ, hoặc khi các nghệ nhân đánh trống Baranưng, trống Ginăng, hay nghệ nhân thổi kèn Saranai… thăng quan, tiến chức. 

Vị sư cả người Chăm chuẩn bị các lễ vật để dâng lên tổ tiên, thần linh và thượng đế trong lễ hội Rija Praung.

Văn Miếu Trấn Biên

Kể từ khi xây dựng vào năm 1715, Văn Miếu Trấn Biên (Biên Hòa - Đồng Nai) đã trở thành trung tâm đào tạo nhân tài của xứ Đàng Trong trong thời kỳ phong kiến. Ngày nay, Văn Miếu Trấn Biên là một địa điểm du lịch lý thú để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Việt xưa trên bước đường khai phá vùng đất phương Nam. 

Năm 1715, sau khi lập nên dinh Trấn Biên, nhằm có nơi để bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa - giáo dục của dân tộc Việt trên vùng đất mới, Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) đã sai Trấn thủ Nguyễn Phan Long và Ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn Miếu Trấn Biên. Đây chính là Văn Miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, có trước cả Văn Miếu Huế (1808).

Sách Đại Nam nhất thống chí, bộ sách dư địa chí Việt nam viết bằng chữ Hán, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào thời vua Tự Đức, có viết: "Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp, phía Nam trông ra sông Phước Giang, phía Bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt. Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo...". 

Cổng vào Văn Miếu Trấn Biên ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.