3 thg 7, 2017

Bãi Đông - điểm đến mới nổi hút khách ở Thanh Hóa

Biển xanh, cát vàng, khung cảnh hoang sơ, hải sản ngon rẻ khiến Bãi Đông, Thanh Hóa là lựa chọn của nhiều du khách dịp hè.

Bãi Đông thuộc bán đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, cách TP Thanh Hóa khoảng 60 km, là điểm đến mới nổi trong hè này. Mỗi dịp cuối tuần có rất đông du khách từ các tỉnh phía bắc đến đây. 

Đảo Robinson không internet gần Phú Quốc

Hòn đảo chỉ có một homestay duy nhất và không có internet, TV, tủ lạnh, nơi bạn sẽ được hóa thân thành Robinson thực thụ.

Là một hòn đảo nằm trong quần đảo An Thới phía nam Phú Quốc, đảo Hòn Dăm được du khách gọi với cái tên là "đảo Robinson" bởi sự hoang vắng, nguyên sơ. Cả hòn đảo không có internet, điện sử dụng khá tiết kiệm nhưng bù lại, du khách sẽ có những ngày nghỉ ngơi hoàn toàn, không bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài. 

Thương nhớ làng Vân - ​Ốc đảo Hansen

Chỉ vì thương nhớ làng xưa xóm cũ, những cư dân bị giải tỏa ở làng Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã bỏ phố vượt sóng quay về làng cũ mưu sinh. 

Làng Vân nhìn trên cao đẹp như một bức tranh vẽ - Ảnh: Đăng Nam 

Làng Vân - ngôi làng nhỏ nằm khuất nẻo dưới chân sóng Hải Vân - một thời được biết đến với cái tên đầy đau xót: “Ốc đảo Hansen”.

Quyến rũ hệ thống guồng nước bản Bo

Từ bao đời nay, những chiếc cọn nước (guồng nước) bên suối Nậm Mu đã trở thành hình ảnh quen thuộc, gắn bó với đời sống canh tác lúa nước của bà con dân tộc Thái (bản Nà Khương, xã Bản Bo, huyện Tam Đường, Lai Châu). 

Hệ thống guồng nước do bà con tự thiết kế như những chiếc bánh xe khổng lồ ngày đêm cần mẫn, nhịp nhàng xoay vòng để múc nước từ dòng suối Nậm Mu đưa lên mương máng tưới cho cánh đồng lúa rộng 13 ha của bản. 

Hệ thống 26 chiếc guồng cung cấp nước tưới cho cánh đồng rộng 13 ha của bản Nà Khương . 

Lả lơi điệu múa đánh bồng

Làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) không chỉ nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt mà còn là nơi lưu giữ loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo là điệu múa bồng. 

Theo các bậc cao niên trong làng Triều Khúc, điệu múa bồng hay còn gọi là “con đĩ đánh bồng” dù không xác định được chính xác niên đại nhưng gắn với truyền thuyết Bố cái Đại vương Phùng Hưng chiến thắng quân Đường ở thành Tống Bình (làng Triều Khúc ngày nay).

Được xem là một trong những điệu múa cổ nhất của Thủ đô, điệu múa "con đĩ đánh bồng” (còn gọi là múa bồng) là tiết mục diễn xướng nghệ thuật dân gian. Không giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, đây là điệu múa nhằm phục vụ việc tế lễ Thánh làng Triều Khúc (thờ Bố cái Đại vương Phùng Hưng) mỗi năm hai lần vào tháng Giêng và tháng Tám âm lịch.

Những nam thanh niên mặc váy, vận yếm đào, trang điểm khăn mỏ quạ chuẩn bị vào hội. Ảnh: Công Đạt

Trình trò trâu rơm bò rạ

Vào mùng 4 Tết hằng năm, dân làng Bích Đại và Đồng Vệ (xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) lại cùng nhau tổ chức hội làng với điểm nhấn chính là trò diễn trâu rơm bò rạ. 

Tuy là hai làng nhưng Bích Đại và Động Vệ lại có chung ngôi đình, chung hội và cùng thờ Đinh Thiên Ích, một vị tướng thời Hùng Vương thứ 6. Màn trình diễn các hoạt động nghề nông trâu rơm bò rạ là hoạt động văn hóa để tưởng nhớ đến ông, người có công dạy dân làng trồng lúa nước.

Theo sắc phong của làng, Đức Thánh Đại Vương Đinh Thiên Ích là một vị tướng tài. Năm 62 tuổi, ông từ quan ngao du thiên hạ. Khi đến vùng này, thấy phong cảnh hữu tình ông ở lại và lập làng dạy dân trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, dệt vải, học chữ. Khi ông mất, dân làng tôn ông là thành hoàng làng.

Khi xưa vào hội, dân hai làng ở Đại Đồng nhà nào có trâu bò, không có tang đều làm một con trâu hoặc bò bằng rơm đem ra sân đình. Ngày nay, người dân trong xã chia thành 3 đội theo vị trí địa lý về dự hội. Thường mỗi đội có khoảng bảy chú trâu bò bằng rơm, rạ.

Trình trò trâu rơm bò rạ trên sân đình xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) vào ngày mùng 4 tết hàng năm.

1 thg 7, 2017

Nghề dệt truyền thống ở Phùng Xá

Là một trong những mảnh đất thuộc huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, Phùng Xá nổi tiếng bao đời nay với nghề dệt truyền thống. Trải qua hơn 80 năm gìn giữ và phát triển, dệt khăn mặt đã trở thành nghề mang lại thu nhập cao cho người dân nơi đây bên cạnh việc phát triển kinh tế nông nghiệp.

Chỉ với nguyên liệu đầu vào là những sợi bông trắng, cùng việc đầu tư các máy dệt công nghiệp tự động in hoa văn họa tiết có trị giá đến 200 triệu đồng/chiếc nên người làng Phùng Xá đã giảm được rất nhiều thời gian và nhân công so với dệt thủ công ngày trước.

Những máy dệt hiện đại đã được thay thế cho máy dệt thủ công trước đây . 

Hát Lót - Vùng đất của những chiếc bánh gai

Ngược quốc lộ 6 Hà Nội lên Sơn La, cách trung tâm Thành phố Sơn La chừng 20 km, tiểu khu 10 xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La từ lâu đã được mệnh danh là vùng đất của những chiếc bánh gai dẻo ngọt, đậm đà hương vị thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc. 

Hương vị của núi rừng
Làng nghề bánh gai hình thành ở xã Hát Lót cũng phải 20 năm nay, nhưng phát triển mạnh chủ yếu 10 năm gần đây. Gia đình chị Đào Thu Hồng, tiểu khu 10, xã Hát Lót là một trong những hộ đầu tiên làm bánh gai ở làng nghề này. Chị Hồng cho hay: Nghề làm bánh gai xuất hiện ở Hát Lót là do những người con ở làng Yên Sở, Hoài Đức (Hà Nội) di cư lên đây làm kinh tế mới mang theo. Nên những chiếc bánh gai làm ra không chỉ lưu giữ hương vị đặc trưng mà còn thấm đượm tình người xa xứ. Lúc trước, bánh gai chỉ được làm trong những dịp lễ, tết để dâng cúng tổ tiên, hay làm quà biếu cho người thân. Nhưng khi kinh tế phát triển, nhu cầu thị trường cao hơn, mọi người đầu tư máy móc hiện đại để sản xuất lớn. 

Ông Nguyễn Văn Nghĩa bên nồi bánh gai vừa chín tới . 

Người Mông vui hội Gầu Tào

Hội Gầu Tào của người Mông ở Mường Khương, Lào Cai thường được tổ chức vào khoảng 3-6 tết âm lịch hàng năm, là tập tục văn hóa lâu đời gắn với những sinh hoạt văn hóa chung mang đầy bản sắc của người người dân nơi đây. 

Mục đích của hội Gầu Tào là cầu mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu. Hội cũng là nơi cho người già trong vùng đến gặp nhau để chúc thọ, cầu phúc cho con cháu và là dịp để các chàng trai, cô gái người Mông du xuân gặp mặt, cầu hạnh phúc cho cả năm.

Vào ngày hội, đồng bào dân rộc Mông trong vùng tụ họp dưới gốc cây nêu, được dựng tại một khoảnh đất bằng phẳng trên núi. Tất cả các hoạt động của lễ hội đều diễn ra xung quanh cây nêu - cây thiêng trong ngày hội. Theo quan niệm của người Mông, cây nêu như là cầu nối giữa những vị thần linh với họ. Trước hội, người ta lựa cây tre thẳng, đẹp làm cây nêu. Trên đỉnh cây nêu có buộc dải vải lanh có hai màu đen đỏ. Vải lanh là điểm lành, mang đến may mắn cả năm cho cả vùng.

Vào ngày hội Gầu Tào, rất đông đồng bào Mông ở quanh vùng tụ họp dưới gốc cây nêu mới dựng vui hội.

Lễ đặt gánh của người Sán Chí

Người Sán Chí ở Kiên Lao, Lục Ngạn (Bắc Giang) có tục làm Lễ đặt gánh trước khi tổ chức đám cưới với những điệu hát đối đáp "Cháu Côộ" có từ ngàn xưa, là một nét đẹp văn hóa được gìn giữ và duy trì cho đến ngày nay. 

Về mặt ý nghĩa, Lễ đặt gánh của người Sán Chí giống như Lễ ăn hỏi trong đám cưới của người Kinh. Đây là thủ tục tiến hành sau các Lễ dạm ngõ, Lễ so mệnh, Lễ thách cưới của người Sán Chí. Lễ đặt gánh thường được tổ chức vào ngày mùng một hoặc ngày giữa tháng. Vào những ngày lành tháng tốt ấy, đoàn nhà trai gồm 5 người gồm một ông mối và 4 thanh niên phụ lễ sẽ qua nhà gái nói chuyện.

Quà trong Lễ đặt gánh do nhà trai mang tới nhà gái gồm một chai rượu, 1kg thịt lợn, một phên đường và một gói trầu cau. Khi họ nhà trai tới cửa, nhà gái sẽ mang một sàng rượu ra chặn cửa chưa cho vào. Muốn vào nhà để nói chuyện se duyên, nhà trai phải hát đối với nhà gái khi nào thắng mới được vào nhà. Nếu nhà trai không thắng được thì sẽ phải chịu phạt, họ phải uống một chén rượu và chịu đội sàng rượu lên đầu.

Lễ cúng mời tổ tiên chứng kiến Lễ đặt gánh của người Sán Chí.