9 thg 6, 2013

Sài Gòn nhìn từ trên cao

Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là nơi cuộc sống không có sự dừng lại, ở mọi nơi mọi lúc. Ồn ã, nhộn nhịp, xô bồ... nhưng nếu có những phút giây được nhìn thành phố này từ trên cao, bạn vẫn có thể tận hưởng cảm giác thư thái, cảm nhận đôi nét lãng mạn của Sài Gòn ngày và đêm. 

Dưới cánh máy bay, sông Sài Gòn uốn lượn mềm mại như một dải lụa.


Viếng làng cổ Đường Lâm

Cách trung tâm Hà Nội 50km, Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) là một ngôi làng cổ vẫn còn lưu giữ được những kiến trúc và nếp sống sinh hoạt đặc trưng của làng quê Việt Nam xưa. Đây là nơi sinh ra nhiều danh nhân như Ngô Quyền, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện - mẹ của Hai Bà Trưng...


Cổng làng trải qua biết bao thăng trầm đã bạc màu theo năm tháng nhưng vẫn giữ nguyên nét xưa.


Hương vị Cần Giờ ngon mà quá xa

Con nghêu Cần Giờ - một thời giúp xứ này vang tiếng - đã từ bỏ những tấm “hộ chiếu” đi sang EU khi dự án lấn biển được triển khai.

“Mỏ” nghêu ở đấy đã vợi đi, một thời cũng hấp dẫn nhiều người Sài Gòn, khiến họ ghiền tắm cái biển không lấy gì làm thống sướng này. Và kết hợp tắm biển với làm nghêu đạo chích cho tới khi có lệnh kiểm tra người tắm biển. Trước đó mỗi ngày Cần Giờ mất trộm cả tấn nghêu.


Nghêu tơ, vỏ bằng cái muỗng cà phê mới là nghêu, lớn hơn nữa dân Cần Giờ gọi là ngao. Ảnh: Ngữ Yên 


Lia thia quen… hũ mắm chua

Chúng tôi từ TP.HCM đi Đức Huệ (Long An) khi Nam bộ lững thững bước vào mùa mưa. Đi tìm nơi đang có món mắm cá lia thia. Dọc hai bên đường đi hoa bò cạp nước – loài hoa nhiều tên gọi nhất và gốc Ấn mà bị nhiễu thành Nhật – nở muộn thi thoảng óng vàng vào mắt.

Cá lia thia đi xúc từ đồng bưng về. Ảnh: Ngữ Yên 

Đến được cầu Đức Huệ bắc qua sông Vàm Cỏ Đông, cửa ngõ vào thị trấn Đông Thành của huyện – lúc gần 11g, mất vị chi bốn tiếng đồng hồ.

Cuộc đua kỷ lục và ẩn họa trên những cung đường “phượt”

Có thể nói chưa bao giờ cụm từ “phượt” lại được giới trẻ nhắc nhiều đến thế, một cách hào hứng đến thế. Cảm giác mê đắm trên những cung đường, sự trải nghiệm về một thế giới hoàn toàn khác những đô thị bụi bặm… khiến cho giới trẻ nô nức rủ nhau lên đường. Song, đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy việc chạy theo những kỷ lục đang khiến cho “phượt” ngày càng trở nên nguy hiểm. 


Chiếc xe Vespa được đưa lên đỉnh Fansipan (ảnh: CLB Vespa).


Những cỗ quan tài đặc biệt và huyền thoại ngọc am

Loài cây thân gỗ thơm ngát, lá kim được các nhà thực vật xếp vào họ Hoàng đàn, bộ Thông này có tên Latinh là Cupressus funebris, nhưng dân gian quen gọi là cây ngọc am, hoàng đàn rủ. Người Trung Quốc gọi nó là San mộc, còn người Tày, Nùng ở vùng cao phía đông bắc nước ta gọi là Máy vạc. 

Những phát hiện khảo cổ thú vị gần đây từ các ngôi mộ còn lưu giữ nguyên vẹn thi hài do được tẩm liệm bằng tinh dầu ngọc am, đặt trong quan tài ngọc am, khiến không ít người bắt đầu nhen nhóm ước mơ về sự "vĩnh cửu"…


Huyền thoại về hai thanh kiếm báu

Trời tròn đất vuông, có lẽ hai hình đó biểu hiện đây là cặp kiếm âm dương, đực cái như tín ngưỡng Đạo giáo hưng thịnh của người Dao. Ở chuôi mỗi thanh kiếm đều có 4 (kiếm dài) và 7 (kiếm ngắn) chiếc vòng sắt, trong mỗi vòng sắt đều treo từ 12 đến 14 đồng xu hình tròn, lỗ tròn, làm bằng sắt. Chuôi và lưỡi kiếm ngăn cách bằng một vòng sắt hình chữ U để bảo vệ tay.

Chiếc Win 100 cũ nát ì ạch đưa chúng tôi ngược con đường dốc đá dựng hướng về ngôi nhà gỗ của Phàn Tà Loàng (người Dao ở bản Nậm Ty, xã Nậm Ty, Hoàng Su Phì, Hà Giang). Tiếp khách, Loàng không mấy mặn chuyện, ậm ừ bảo đến nhà anh họ mình là Phàn Tà Phâu mà hỏi. Quay xe, may gặp Phàn Tà Phâu gần trụ sở xã. Đôi mắt Phâu nhìn khách đầy dò xét, rồi hướng về người dẫn đường vung tay chém gió, nói chuyện như quát bằng tiếng Dao. Cũng phải thôi, vì khách lạ đang tìm hỏi về những báu vật linh thiêng mà Phàn Tà Phâu đang giữ: hai thanh cổ kiếm niên đại hàng trăm năm trước.

Tập tục nhảy lửa của người Pà Thẻn: Nhảy múa cùng tử thần

Đống than hồng cháy rừng rực, lưỡi lửa bùng reo phần phật trong gió, hơi nóng cùng tàn tro bay ngùn ngụt. Những đứa con của lửa thần đầu trần, chân đất, mắt mê cuồng, điềm nhiên nhảy vào đám lửa như nhảy trên nệm êm. Họ lăn lê, bò toài, xoạc chân bới, vốc tay nhặt than hồng xoa lên người, bỏ than hồng vào miệng… 

Những thân thể đẫm than hồng bay vào nhào ra khỏi đống lửa nhẹ nhàng như những cánh nhạn để lại phía sau những vệt sáng tóe vào màn đêm. Tiếng đàn "pàn dơ" phèng phèng pha trộn cùng những lời khấn bí hiểm tựa một liều thuốc gây nghiện hạng nặng khiến cho các vũ công càng thêm phấn khích. Người và than hồng như hòa quyện vào nhau thành một khối lửa khổng lồ biết di chuyển. Một hồi lâu, một vài vũ công chừng thấm mệt, phệt phạt nằm ra sân mà chân tay vẫn rung lắc, co giật hệt như người quá chén. Ai đó bảo tôi họ đang say lửa. Cả không gian xung quanh nóng rẫy như trong lò thiêu, hơi khói, tàn tro bốc lên ngùn ngụt xộc vào mắt, vào lỗ mũi cay xè. Thỉnh thoảng đám đông xung quanh lại hò hét, kêu ré, xô nhau chạy để tránh những mẩu than hồng bị bốc, bị bới bắn tung tóe như pháo hoa.

Tận diệt đại ngàn vì thú chơi hàng độc

Cặp độc bình bằng gỗ quý giá 50 triệu đồng.

Thú chơi đồ gỗ quý hiếm trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở thành cao trào trong vài năm trở lại đây. Việc săn lùng "hàng độc" không chỉ có giới đại gia mà ngay cả đối với những người dân thường. Thú chơi này đã làm cho rừng Tây Nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt. Những loại gỗ quý đang có nguy cơ tuyệt chủng vì bị tận diệt đến cả gốc lẫn rễ. 



Bí ẩn những hình vẽ kỳ lạ trên mái đá núi Cửa Chùa

Vách đá dựng có hình vẽ độc đáo ở Ninh Bình.

Điều khiến cho vách đá ở mái đá núi Cửa Chùa trở nên độc nhất vô nhị của Việt Nam là bởi nó ẩn chứa một bí mật kỳ lạ, đó là những hình vẽ trên đá đến nay chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Chủ nhân của những hình vẽ này là ai? Hình vẽ được vẽ bằng chất liệu gì, có niên đại mấy trăm hay mấy ngàn năm trước? Và nó ẩn chứa thông điệp gì đằng sau?... 


Mái đá núi Cửa Chùa (xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) sừng sững như một bức tường khổng lồ đứng nghiêng một góc gần 45 độ, có màu vàng nhạt bạc phếch theo thời gian như những vách đá chịu ngàn năm phong hóa khác. Điều khiến cho vách đá này trở nên độc nhất vô nhị của Việt Nam là bởi nó ẩn chứa một bí mật kỳ lạ, đó là những hình vẽ trên đá đến nay chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Chủ nhân của những hình vẽ này là ai? Hình vẽ được vẽ bằng chất liệu gì, có niên đại mấy trăm hay mấy ngàn năm trước? Và nó ẩn chứa thông điệp gì đằng sau?