11 thg 6, 2013

Tục ngủ thảo của người Raglai

Đêm đến, bên ánh lửa bập bùng, trong tiếng mã la vang vọng lay sông gọi núi, khi men rượu đã ngấm, khi ánh mắt chẳng thể rời nhau, khi cái lòng lưu luyến với bao điều muốn nói, muốn gửi gắm yêu thương, vậy là từng đôi, từng cặp lẳng lặng dìu nhau về phía nhà sàn. Trong không gian thinh lặng, ấm cúng, họ nằm cạnh bên nhau, gửi trao cho nhau niềm thương và nỗi mong ước, những khát vọng về một mái ấm gia đình êm đềm, đủ đầy, hạnh phúc… Vào cuộc, PV Chuyên đề ANTG mới rõ tục "ngủ thảo" của người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận là mỹ tục ẩn trong nó nhiều ý nghĩa sâu xa chứ không "tệ nạn" như ai đó lầm nghĩ. 

Như câu chuyện các cô sơn nữ người Thái, người Mèo, người H'mông "tắm tiên" ở vùng cao Tây Bắc, khi biết người Raglai ở 2 huyện miền núi Ninh Sơn và Bác Ái thuộc tỉnh Ninh Thuận có tục "ngủ thảo", chúng tôi nhanh chóng lên đường. Không ngất ngây, mê đắm sao được khi nhiều người râm ran rằng với tục ngủ thảo ấy, chàng trai khi thích cô sơn nữ xinh đẹp nào đấy sau ánh mắt chan chứa xuân tình trao gửi, chỉ việc chờ tối đến gõ cửa và từ đây sẽ thỏa ước mơ được chung chăn chung gối với người đẹp miền sơn cước?!

Ó Ma Lai, cơn ác mộng của một hủ tục

Nếu như người Raglai ở vùng rừng núi Ninh Thuận, Khánh Hòa… gọi những bóng ma chuyên hại người là ó ma lai thì người Mạ và S'tiêng ở tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là tại xã vùng sâu Tà Lài (huyện Tân Phú) gọi ó ma lai là… ma chạ. Chạ là bóng ma hủ tục hãi hùng khiến dân làng ai cũng khiếp sợ và chính từ nỗi sợ hãi ấu trĩ ấy, người ta vì muốn diệt trừ ma đã gây nên tội ác giết người dã man không khác gì thời Trung cổ với các hình thức chôn sống, chặt đầu. Giữa rừng già thâm u, nhắc chuyện ma chạ, không ít những người già ở Tà Lài, rùng mình khi bóng ma quá khứ hiện về trong tâm trí họ. 

Già làng K'gõ, 70 tuổi, người Mạ: "Làng không còn sợ ma chạ nữa rồi"


10 thg 6, 2013

Đảo Quan Lạn, viên ngọc trong vịnh Bái Tử Long

Từ bến tàu Vân Đồn, Quảng Ninh, sau ba tiếng lênh đênh trên vịnh Bái Tử Long, chúng tôi đặt chân lên đảo Quan Lạn.

Điều thú vị đầu tiên của hòn đảo này là những chiếc xe tuk tuk còn khá mới. Đảo vừa mát lộng gió biển, vừa có nhiều phong cảnh nên thơ, đúng là phải đi tuk tuk thì mới tận hưởng được hết.

Vịnh Bái Tử Long


Huyền bí rừng Ma Nới ở Ninh Thuận

Xuyên suốt những khu “rừng ma” của người Raglai ở xã vùng cao Ma Nới (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận), đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp bóng hình của những con chim ma quái, huyền bí muôn phần. Được tạc từ thân cây rừng, toàn thân màu đen và được nối với những sợi dây máu (một loại cây thuốc có tác dụng tăng cường sức khỏe cho người thể trạng yếu), những cánh chim bí hiểm ấy đung đưa trong gió, áng ở trước và trên nấm mồ của người khuất núi ở những khu “rừng ma”. Con chim ma quái ấy là chim gì, vì sao nó lại hiện diện trong hành trình về cõi a-tâu (cõi ma) của người đã chết?! 

Cánh chim bí ẩn trong thế giới Atâu

Như vùng rừng Mã Đà ở tỉnh Đồng Nai từng nổi tiếng với câu nói "Mã Đà sơn cước anh hùng tận", Ma Nới là xã vùng sâu, xa cách trở nhất của tỉnh Ninh Thuận. Nhưng đó là chuyện của một thời quá vãng. Ma Nới nay vẫn là xã vùng sâu, xa nhưng sự cách trở đã được thu hẹp khi con đường xuyên qua những cánh rừng, những con suối nhấp nhô, lầy lội nay đã được thay thế bằng đường nhựa bóng láng đến tận trung tâm xã. Và cũng vì quá xa xôi, tách biệt với thế giới bên ngoài nên theo tâm tình của thầy giáo dạy tiểu học Pinăng Tình ở điểm trường thôn Do, người rất quan tâm đến văn hóa, bản sắc dân tộc mình, Ma Nới vẫn còn lưu giữ được nhiều nét son, phong tục tập quán đặc trưng, như tục tạc chim ma cho người về cõi a-tâu, là minh chứng.

Huyền thoại Pô Cô

A Sanh tên thật là Puih San, ở làng Nú, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, người lái đò trên sông Pô Cô một thời đạn lửa, đưa bộ đội qua sông và con người ấy đã làm nên nhiều kỳ tích như một huyền thoại trên Tây Nguyên thân yêu. Ngày 22/8/1998, A Sanh được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Bây giờ, mỗi khi nghe bài hát "Người lái đò trên sông Pô Cô" của nhạc sĩ Cẩm Phong, lời Mai Trang khiến lòng tôi luôn rạo rực và muốn được trở lại miền đất vùng biên giới một thời oanh liệt ấy, để gặp lại những ký ức huyền thoại... 

Ký ức một thời đánh giặc

Đặt chân đến ngôi làng Nú, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai bây giờ khác xưa nhiều lắm. Bến sông Pô Cô một thời là nơi cập bến của những chuyến thuyền độc mộc, đưa bộ đội qua sông cũng trống trơ trên cát. Con làng nhỏ ven bãi sông đã di dời nơi khác nhưng kỷ niệm xưa thì còn mãi in sâu vào lòng đất, tình người nơi đây. Đứng trước dòng Pô Cô hôm nay, có đồng đội A Sanh còn sống là già Pêng nhìn bến đò xưa mà bao ký ức tràn về: "Anh em chúng tôi vẫn thường bắt đầu đưa bộ đội qua sông ở đây".

Người giữ hồn cũ Thủ Thiêm

Sáu năm, bà đã đi khắp các ngóc ngách của Thủ Thiêm, chụp từng hàng cây, con đường, ngôi nhà, góc phố. Đến nay bà đã có một "bộ sưu tập" lên đến hàng chục ngàn bức ảnh về vùng đất này. Bà chụp vì lo sợ chỉ trong một vài năm nữa, những hình ảnh của một Thủ Thiêm ngày xưa sẽ ra đi vĩnh viễn. Những ngày này, khi Thủ Thiêm ngày càng thưa bóng người, nhà cửa đã đập phá san bằng, bà lại càng hối hả. 

Bà là Nguyễn Thị Thu Thủy, ở tại đầu đường Lương Định Của, khu phố 1 phường An Khánh, ngay tại đầu con phà phía bờ Thủ Thiêm thuộc quận 2.

Hàng ngày, bà Thủy lùng sục khắp các nẻo đường, hang cùng ngõ hẻm để săn ảnh (Hình do Tiểu Hổ chụp năm lên 9 tuổi)


U Va - Bí ẩn về một di chỉ khảo cổ bị lãng quên

Cùng với hang Thẩm Khương (Tuần Giáo), Thẩm Púa (Mường Ảng) - nơi tìm thấy dấu vết của người Việt cổ, U Va thuộc xã Noong Luống, huyện Điện Biên là một trong không nhiều di tích khảo cổ hiếm hoi của tỉnh Điện Biên nếu không nói là cả vùng Tây Bắc. 

Những phát hiện gây xôn xao dư luận về khảo cổ hồi tháng 8/2003 tại U Va làm địa danh này thêm nổi tiếng. Bởi từ lâu lắm rồi, cái tên U Va đã xuất hiện trong những câu chuyện dân gian, sử thi và truyền thuyết của dân tộc Thái. Nhưng, do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả sự vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết của con người, khu di chỉ khảo cổ độc nhất vô nhị miền biên viễn này dường như đã thực sự biến mất...

Vùng đất nhiều bí ẩn

Mường Thanh, đọc theo âm Thái là Mường Then, dịch theo tiếng Kinh có nghĩa là Mường Trời - là vùng đất đẫm màu huyền thoại, tương truyền đây là một trong những nơi phát tích của tổ tiên con người. Có một chi tiết thú vị, nếu như người Việt (Kinh) có truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, thì người Thái cũng có câu chuyện tương tự giải thích về sự ra đời của con người.

Đi chợ cá Cửa Lò

Thị xã Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 16km. Bờ biển Cửa Lò dài hơn 10km, có hai dòng sông làm điểm tựa là sông Lam và sông Cấm, hai cảng cá cửa Lò và cửa Hội đã làm cho Cửa Lò có một vị trí đặc biệt về du lịch và thương mại. Con đường Nguyễn Sinh Cung tập trung các cơ quan hành chính dẫn vào thị xã như mời gọi bước chân của du khách. Vuông góc với con đường này là đường Bình Minh dọc theo bờ biển với hàng dương ngút mắt. Đây có thể coi là con đường chính và đẹp nhất Cửa Lò, tập trung nhiều khách sạn và các dịch vụ khác phục vụ du lịch.

Cửa Lò thu hút khách đa phần ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vào mùa hè, các khách sạn ở đây gần như kín chỗ. Biển Cửa Lò có độ dốc thoải và bãi dài, nước trong xanh, sóng chỉ chạm nhẹ vào bờ, tạo cho du khách một cảm giác an toàn tuyệt đối khi tắm biển. Dù buổi chiều biển “đầy” lên hay buổi sáng thủy triều rút ra xa cả trăm mét thì độ sâu vẫn không thay đổi. 

Bình minh ở Cửa Lò 


Lăng đá cổ Dinh Hương

Vùng đồi núi Bắc Giang có hàng chục khu lăng mộ đá cổ, đặc biệt có lăng mộ với tượng đá rất đẹp, được dựng trước cả trăm năm so với lăng mộ hoành tráng của các vua nhà Nguyễn ở Huế. Đó chính là lăng đá cổ Dinh Hương, tên đặt theo làng Dinh Hương, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Lăng Dinh Hương được dựng từ năm 1727, nằm trên gò đất rộng khoảng 1ha, biệt lập giữa đồng trống. Một con đường nhỏ dẫn thẳng vào phía lưng khu mộ, du khách men theo tường bao, vòng ra phía trước để vào chiếc cổng duy nhất. Toàn bộ lăng còn khá nguyên vẹn cùng những kiến trúc, điêu khắc đá độc đáo, đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1965. 

Ngai thờ, hương án và đôi nghê chạm khắc đá 


Đến Nha Trang thăm nhà ông Hai Thái

Cách TP. Nha Trang khoảng 20km về phía Nam, nhà ông Hai Thái là một điểm du lịch được khách sạn Yasaka Saigon - Nha Trang đưa vào khai thác.

Tọa lạc trên vùng đất rộng khoảng 1,8ha của xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, TP. Nha Trang, đây là một quần thể nhiều ngôi nhà xưa dựa trên cơ sở một ngôi nhà cổ mà người dân trong vùng vẫn gọi là nhà ông Hai Thái hay sở đồn điền ông Hai Thái.