10 thg 1, 2013

Đuông dừa, đặc sản đồng bằng sông Cửu Long


Đuông dừa, món ăn đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long


Ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Bến Tre, có rất nhiều dừa. Và cây dừa chính là nơi sản sinh cho đời món ăn tuyệt thú: đuông.Đuông là loại côn trùng thích ăn củ hủ dừa (đọt dừa). Bản thân đuông lại là một trong những món ăn quí nhất của dân sành ẩm thực. Hằng năm, cứ sau mùa giao phối, đuông thường chọn cây dừa sung sức để khoét ngọn vào sinh trứng. 

Trứng nở ra ấu trùng, sau đó mẹ con nhà đuông "mở chiến dịch khai chiến" với củ hủ dừa. Trung bình mỗi cây dừa có khoảng 100 con đuông ngày đêm "đánh chén" "bộ óc dừa" một cách say sưa ngon lành cho đến khi xuyên thủng ngọn dừa, làm cây dừa kiệt sức rồi úa tàn dần đến chết. Đến lúc này, chủ vườn phải hạ đốn để bắt đuông. Mỗi con đuông dừa cỡ ngón tay cái, ú mập, béo tròn.


Lẩu cháo cua đồng Bến Tre



Canh cua đồng rau đay là món Bắc chính hiệu. Lẩu cháo cua đồng có xuất xứ từ món này và có lẽ chỉ có ở Thị xã Bến Tre (tỉnh Bến Tre).

Cô chủ quán Hồng Thủy trên đường tránh Quốc lộ 60 cho biết, cô là người đầu tiên ở địa phương mở quán bán món này từ hơn hai năm nay. Và hiện giờ có rất nhiều người mở quán bán món lẩu “chạy hàng” này hai bên quán cô.

Cua đồng cô Thủy mua ở Đồng Tháp về, rửa sạch, tách mai và yếm bỏ. Gạch cua lấy từ yếm ra, trộn với một số gia vị, để riêng. Phần còn lại của cua xay nhuyễn, hòa nước lạnh, quậy đều, lược lấy nước cốt. Nồi cháo gạo ngon nấu nhừ với đậu xanh cà, nấm rơm cho vào lẩu, nêm nếm vừa ăn rồi mới cho nước lọc cua vào cùng với hành lá xắt nhỏ và gốc hành. Sau cùng cho lớp gạch cua phi với hành thơm nức lên làm mặt.

Cơm dừa ăn với tép rang nước cốt dừa



Cơm hấp dừa xiêm. 

Cây dừa gắn bó với đời sống của người dân và trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng của Bến Tre. Những món ăn của người Bến Tre thường mang vị ngọt của dừa. Nếu kể các món ăn chơi thì có kẹo dừa, bánh lá dừa, chè đậu xanh nước dừa xiêm... trong bữa ăn hàng ngày của người Bến Tre phải kể đến mắm lóc chưng nước cốt dừa, nấm mối xào dừa, cổ hũ xào dừa, chuối hầm dừa... 

Kỳ này, xin giới thiệu hai món ngon độc đáo từ dừa là cơm dừa và tép rang nước cốt dừa.



Làng nghề Mỹ Lồng, Sơn Đốc ở Bến Tre



Nghề tráng bánh bằng nước cốt dừa đã nổi tiếng hàng trăm năm nay.

Xưa kia có câu hò đố của các thôn nữ Bến Tre: “Hò ơ… ơ… Nghe anh đi đó đi đây, em thử đố câu này: Bánh phồng, bánh tráng đất này, đâu ngon… ơ… ơ…”. Anh trai mau miệng đáp: “Hò… ơ… ơ… Nghe em đố tức anh nói phứt cho rồi. Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, măng cụt Hàm Luông vỏ ngoài nâu trong trắng tựa bông gòn. Anh đà đáp đặng sao em còn so đo… ơ… ơ…”.

“Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” là câu nói đầu môi chẳng riêng gì của người Bến Tre. Sơn Đốc cách Mỹ Lồng chừng chục cây số. Tới ngã ba Sơn Đốc, cũng như gần tới Mỹ Lồng, thấy hai bên đường đầy những giàn phơi bánh cùng hàng quán treo bánh bán dọc hai bên đường. Hai làng nghề này nổi tiếng đã hàng trăm năm nay.


Về chơi cù lao Bảo

Từ TPHCM, đi chừng 70 cây số, xuyên ngang thành phố Mỹ Tho qua cầu Rạch Miễu, du khách sẽ vào địa phận tỉnh Bến Tre. Tỉnh Bến Tre được hình thành từ 3 cù lao (Minh, Bảo và An Hóa). Cù lao Bảo là một trong ba cù lao lớn.



Hồ Chung Thủy ở thành phố Bến Tre. Ảnh: Đặng Hoàng Thám

Năm 1900, tỉnh Bến Tre được thành lập gồm hai cù lao Minh và Bảo. Đến năm 1948, cù lao An Hóa tách ra khỏi tỉnh Mỹ Tho, nhập thêm vào tỉnh Bến Tre. Cù lao Bảo hiện nay, gồm một phần huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm, huyện Ba Tri và thành phố Bến Tre. Ranh giới tự nhiên của cù lao Bảo và cù lao An Hóa là dòng sông Ba Lai uốn lượn lững lờ giữa đôi bờ lá xanh mướt. Cù lao Bảo ngăn cách với Cù lao Minh bởi con sông Hàm Luông dài ra tới biển Đông.


Đại sứ ẩm thực Gò Công cách đây khoảng 180 năm

Chuyến đi xa nhất đầu tiên của mắm tôm chua Gò Công chắc là chuyến ra Huế theo nỗi nhớ của bà Từ Dụ Phạm Thị Hằng cách đây xấp xỉ khoảng 180 năm. Nhờ đó người dân đất Thần kinh mới biết đến ẩm thực Gò Công.

Phải chăng cũng chính qua vị đại sứ ẩm thực của Gò Công này mà có phiên bản mắm tôm chua Huế. Thậm chí thương hiệu Huế nặng hơn Gò Công nên có người còn viết đại loại: mắm tôm chua Gò Công ngon không thua gì mắm tôm chua Huế. Nghĩa là lấy “con” làm chuẩn để so với “mẹ”. Thật là bất khả tư nghì kiểu sen từ bùn mà lớn lên lại õng ẹo tẩy chay bùn.


Ảnh: Thanh Hào


Đường về sóc Bom Bo

Cơn mưa chiều bất ngờ đổ xuống. Ở cao nguyên, đã mưa là tối đất tối trời. Không gian ướt sũng một mầu tím sẫm in bóng những dãy núi mờ xa. Ði trong tâm tưởng, tôi trở về với vùng đất kiên trung chiến khu Ð xưa. Mỗi chặng đường qua như trải theo những dòng hoài niệm về một thời lịch sử hào hùng và gian khó. Nơi ấy là sóc Bom Bo của những người S'tiêng một lòng theo cách mạng. Vùng đất đẹp như một huyền thoại núi rừng từng là nguồn cảm hứng để cố nhạc sĩ - chiến sĩ Xuân Hồng viết nên ca khúc Tiếng chày trên sóc Bom Bo nổi tiếng.

Vượt hơn 300 cây số, từ Ðà Lạt chúng tôi đến di tích căn cứ Khu 6 anh hùng cuối tỉnh Lâm Ðồng rồi vượt sông Ðồng Nai qua vùng núi rừng Bù Ðăng, Bình Phước. Suốt hành trình là âm hưởng lời ca: 'Người đi xa vắng rồi sẽ có ngày về đường này thăm sóc Bom Bo. Lại nghe tiếng chày nhịp nhàng trên sóc Bom Bo...'. Cắt ngang ngã ba Minh Hưng trên quốc lộ 14, tỉnh lộ ÐT.760 đưa chúng tôi về với căn cứ Nửa Lon xưa. Bom Bo đây rồi, không còn phải tìm đường thêm nữa, vì ngay trước mặt là ngôi trường tiểu học mang tên Xuân Hồng, người nhạc sĩ mà đồng bào S'tiêng coi như thân nhân của họ.


Ngút ngàn trảng cỏ Bù Lạch

Cây mua hiếm hoi mọc trên trảng cỏ Bù Lạch. Ảnh: PK

Vừa ra khỏi bìa rừng, tôi thực sự bàng hoàng khi lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước). Một màu xanh ửng vàng lúp xúp sát mặt đất, như tấm thảm ưa nhìn, trải dài hầu như bất tận tới chân trời, giáp bìa rừng xanh thẫm. Chỉ cỏ là cỏ, giống như thảo nguyên của Mông Cổ thu nhỏ.

Trên chặng đường từ ngã ba Minh Hưng, theo quốc lộ 14 chừng 20 cây số tới trảng cỏ Bù Lạch, anh Nguyễn Duy Hồng, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước, luôn miệng nói về khu thảo nguyên rộng khoảng 500 héc ta với 20 trảng cỏ lớn nhỏ nằm giữa khu rừng nguyên sinh trải dài lên tới tận Đắc Nông.


Đêm diệu kỳ ở vườn quốc gia Bù Gia Mập

Cơn mưa ào ạt đổ xuống khi chúng tôi bắt đầu bước chân vào rừng. Mưa chợt đến chợt đi nhanh chóng để lại làn hơi nước mờ mịt trên các dãy núi thấp, con đường trơn trượt báo hiệu một hành trình gian khổ khi khám phá vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Hoàng hôn buông trên vườn quốc gia Bù Gia Mập

Trên con đường ngoằn ngoèo từ ngoài vùng đệm tiến vào vùng lõi vườn quốc gia, những phụ nữ dân tộc Stiêng đang trở về nhà sau một ngày mệt nhọc làm rẫy và tìm kiếm thức ăn cho gia đình. Những khuôn mặt hằn nét mệt mỏi nhưng những chiếc gùi nặng trĩu rau rừng, măng, củi...
Cư dân đầu tiên đón chào chúng tôi là một chú chim diều hâu Milvus Migran dũng mãnh, dưới chân nó là kẻ chiến bại trong cuộc đấu tranh sinh tồn của thế giới tự nhiên, một con rắn cạp nong vàng Bungarus fasciatus. Những con rắn cực độc và là mối đe dọa đối với rất nhiều loài rắn khác giờ đây đã trở thành miếng mồi ngon cho lũ chim non đang chuẩn bị bữa điểm tâm diều hâu mẹ mang về.


9 thg 1, 2013

Bụt chùa nhà thiêng không?

Bụt chùa nhà không thiêng!

Ở Bangkok, Thái lan, ngay trong lòng thành phố, có một ngôi chùa mang tên chùa Wat Pho, trong chùa có một gian phòng đồ sộ, trong đó có một tượng Phật nằm dài 45 met, cao 10 met. Đây là một điểm tham quan mà hầu như không du khách nào đến Thái lan có thể bỏ qua, nhất là theo lời của hướng dẫn viên du lịch đây là tượng Phật nằm dài nhất Đông Nam Á.

Tượng Phật nằm Wat Pho. Ảnh: bangkok.com

Ở Bình Thuận, cách tỉnh lỵ khoảng 30 km về hướng Nam, có một ngọn núi tên là núi Tà Cú, cao khoảng 649 met. Trên đỉnh núi, ở độ cao 563 met, có một ngôi chùa tên Linh Sơn Trường Thọ, và có một tượng Phật Thích ca nhập Niết bàn dài 49 met, cao 7 met. Tượng Phật khổng lồ nằm hùng vĩ thâm nghiêm trên đỉnh núi cao, giữa bốn bề là núi non trùng điệp, và xa xa là biển cả bát ngát mênh mông.