10 thg 1, 2013

Món ngon đất Vĩnh Long


Ốc lác hấp lá gừng.

Với đặc thù sông rạch chằng chịt, đồng ruộng mênh mông, ẩm thực của Vĩnh Long có nhiều nét đặc sắc và rất đa dạng. Các món ăn rất phong phú trong thiên nhiên như cua, ốc, tôm, tép được sử dụng hàng ngày.

Ốc lác hấp lá gừng non là một món ngon dân dã, dễ làm, dễ tìm nguyên liệu. Tìm mua hoặc chịu khó mò vớt trong mương vườn, nhặt trên ruộng chừng một ký lô ốc lác loại bằng đầu ngón chân cái. Ngâm nước vo cơm vài tiếng đồng hồ, hoặc trong nước sạch chừng 24 giờ cho ốc nhả cặn. Rửa sạch ốc, cho vào nồi luộc chín với ít lá sả, bưởi, ổi cho thơm.


Chuyện bên rạch Cái Tôm


1. Mỗi chiều, thím Hai thường qua nhà tôi ngồi bắt chí cho mấy đứa nhỏ. Thím có một sở thích kỳ dị là bắt những con chí thả xuống nền ximăng cho chúng ngo ngoe bò một hồi rồi dùng móng tay cái đè lên từng con, từng con kêu bụp bụp.


Tụi nhỏ con thím khoái chí cười khé lên trong khi tôi sợ hãi lánh đi nơi khác. Con Chấm, con của thím, lớn hơn tôi hai tuổi, rất thích đọc truyện với tôi nhưng nó không tự hiểu được câu chuyện mà phải nhờ tôi giải thích. Mỗi khi má nó bắt chí cho em nó, biết tôi không thích nên con Chấm thường rủ tôi đọc truyện.

Không phải địa danh nào cũng có sức gợi. Không phải vì cái tên nó lạ hay nó đẹp mà vì hương vị của lịch sử. Động tới mấy từ Cao Lãnh đã nghe rưng rưng thơm, thơm mùi nắng gió sông Tiền và thơm mùi thuốc giồng thuốc gò, nó thơm từ trong quá khứ thơm ra.
Tác giả mới, cái tên Bùi Thị Cao Nguyên (*), có vẻ liên quan đến chỗ nào đó của đất bazan nhưng giọng văn thì miền Tây rặt. Truyện đọc lên thấy buồn, buồn om, ai đang vui mà đi viết văn bao giờ! Người viết viết từ gan ruột buồn viết ra, nhân vật loáng thoáng vì đông đúc nhưng hình ảnh cây thuốc thì đậm, chưa thấy ai yêu cây thuốc lá như vậy cả.
Có lẽ nó sống vì nó đã chết, nghề thuốc, cây thuốc, mùi thuốc và cả những tập quán làm nên hương sắc một thời. Có cảm giác tác giả khuân về tận thềm nhà mình một cái lõi cây, như vừa khai quật được, cái công ấy thật đáng ghi nhận, một sự phát hiện tâm huyết. Và không phụ lòng người, cái cây ấy đã cho lại những thứ mà nó có, giản dị, thơm tơi, nồng nồng và dĩ nhiên nó bùi ngùi, day dứt.  
DẠ NGÂN
(*) Bùi Thị Cao Nguyên là giáo viên Anh văn của Trường THPT thị xã Cao Lãnh, Đồng Tháp. Đã từng có truyện dịch được đăng báo lúc còn là sinh viên Trường ĐH Cần Thơ. Chuyện bên rạch Cái Tôm được chọn in trong tuyển tập thơ văn kỷ niệm 20 năm thành lập thị xã Cao Lãnh. Không chỉ viết truyện ngắn, chị còn làm thơ.
Đôi khi, trong lúc chúng tôi chụm đầu đọc sách, chí từ đầu nó bò sang đầu tôi và mẹ tôi phải cực khổ mua thuốc về diệt chí cho tôi. Lúc đó tôi ngạc nhiên hỏi mẹ tại sao thím Hai không mua thuốc về trị cho tụi nhỏ mà cứ ngồi bắt chí mỗi chiều làm chi cho cực vậy. Mẹ tôi bặm môi nói con nít biết gì mà nhiều chuyện. Mãi sau này tôi mới hiểu, thím nghèo quá, tiền mua một bịch thuốc trị chí gần bằng ba lít gạo - một ngày ăn của tụi nhỏ.

Về Sa Đéc ăn hủ tiếu khô

Hủ tiếu khô là đặc sản của vùng Sa Đéc (Đồng Tháp). Ảnh: Tường Vi

Nếu có dịp về Sa Đéc (Đồng Tháp) đừng quên thưởng thức hai món đặc sản xứ này: bánh phồng tôm Sa Giang và hủ tiếu khô.

Bánh phồng tôm Sa Giang dễ dàng được tìm thấy ở các siêu thị trong thành phố nhưng với món hủ tiếu khô thì bạn không nên bỏ qua khi đến vùng Sa Đéc này.

Vào quán gọi một phần hủ tiếu khô, người ta sẽ hỏi bạn ăn hủ tiếu tương (chay) hay mặn. Cách làm không khác nhau là mấy, nếu như mặn thì dùng với thịt thăn heo còn nếu chay thì dùng tàu hủ ky.

Hủ tíu bò viên Sa Đéc

Hủ tíu bò viên Sa Đéc. Ảnh: Trần P. Diều

Thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, là nơi có nhiều món ăn ngon được lưu truyền vượt thời gian, như lẩu bò, hủ tíu Sa Đéc, nem, chả lụa… Nhưng ở Sa Đéc còn một thứ hủ tíu tuy ít nghe nhắc đến nhưng rất ngon, đó là hủ tíu bò viên. Gọi là hủ tíu bò viên vì khi ăn tô hủ tíu này, thực khách chẳng thấy miếng thịt nào cả, mà chỉ thấy bò vò viên thôi.

Cứ độ khoảng 6 giờ chiều mỗi ngày, khách từ xa đến cứ việc ghé qua chợ thực phẩm Sa Đéc, thưởng thức thử một tô hủ tíu bò viên, ắt sẽ hài lòng. Bởi hủ tíu bò viên ở đây rất ngon, mà cái ngon đó được tổng hợp từ các thứ gồm nước súp, bò vò viên, và cả từng sợi hủ tíu nữa. Hàng hủ tíu ở đây rất đông khách, người bán không kịp trở tay, khách thường phải ngồi chờ.

Làng chiếu ở Lấp Vò


Con đường làng quê loanh quanh là sân phơi chiếu đã nhuộm màu. Ảnh: Lâm Văn Sơn

Từ TPHCM về miền Tây, qua cầu Mỹ Thuận rẽ tay phải rồi đi quá Sa Đéc thêm 33 cây số nữa là đến làng nghề dệt chiếu nổi danh đã hàng trăm năm nay ở hai xã Định An, Định Yên thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Đây là một địa chỉ du lịch hấp dẫn nằm bên bờ Bắc sông Hậu.

Chiếu là sản phẩm thủ công luôn gắn liền với đời sống của người dân vùng ĐBSCL. Người ta dùng chiếu để nằm, ngồi, để khi nhà có lễ lộc, dùng ở những nơi thờ phượng, nơi có lễ hội, đình đám… Những chiếc chiếu đẹp nhất, tốt nhất đó là chiếu hoa văn, chiếu vẩy ốc… thường dùng để trải ra cho những người cao tuổi, những người có chức sắc ngồi.


Cam quýt Lai Vung mùa tết


Quýt hồng treo bán bên đường ở Lai Vung. Ảnh: Chi Lan

Một ngày giữa tháng Chạp trước tết Nhâm Thìn, cùng mấy người bạn chúng tôi đã tìm đến xứ sở của loại quýt hồng nổi tiếng miền Tây Nam bộ. Xuất phát từ Cần Thơ, chúng tôi đến thị trấn Ô Môn rồi rẽ vào bến đò Thới An, qua phà sang bên kia sông Hậu, chạy thêm khoảng 12 cây số trên quốc lộ 54 là đến cầu Lai Vung thuộc huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp.

Vừa đến gần cầu Lai Vung, khách đã có thể nhận biết mình đang bước vào xứ quýt bởi dọc hai bên đường, những chùm quýt chín đỏ đẹp mắt được treo lủng lẳng ở các quán ven đường. Cả bọn háo hức quẹo xe xuống con đường nhỏ dưới chân cầu Lai Vung chạy dọc mé sông. Chỉ độ vài trăm thước đã thấy quýt hồng chất đống trong sân mấy ngôi nhà lớn. Nhà nào cũng bày la liệt loại thùng mốp cỡ 50 ký.


Đồng Tháp, Tràm Chim: Mùa sếu bay về

Nghe tin đàn sếu đầu đỏ trở về, chúng tôi vội vã trốn cái nắng gay gắt của sự náo nhiệt phố thị, tìm đến Vườn Quốc gia Tràm Chim vào một buổi sớm mai, khi Mặt trời còn ngái ngủ.



Hằng năm, khi mùa khô phương Nam bắt đầu ấm nắng là đàn sếu lại xuất hiện trên bầu trời vùng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Kiên Lương (Kiên Giang). Ngay từ trước Tết Nguyên đán, những đàn sếu đầu tiên đã có khoảng trên 100 con bay về Tràm Chim. Tận mắt được chứng kiến “vũ điệu thần tiên” của loài chim cao 1,7m với đôi cánh rộng và màu đỏ rực trên đầu trong ánh bình minh tuyệt đẹp luôn là cảm hứng bất tận của những người yêu thiên nhiên.

Di tích cổ ở Sa Đéc

Từ TPHCM về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), qua khỏi cầu Mỹ Thuận vượt sông Tiền, rẽ trái chừng 15km sẽ đến thị xã Sa Đéc. Trước năm 1975, đây là thủ phủ của một tỉnh cùng tên, sau đó trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp cho đến năm 1994, trung tâm hành chính tỉnh Đồng Tháp chuyển sang Cao Lãnh.



Kiến An cung, còn gọi là chùa Ông Quách. Ảnh: Hoàng Thám

Dù chỉ là một thị xã nhỏ nằm bên bờ Sa giang nhưng có lịch sử hình thành khá lâu đời nên Sa Đéc có rất nhiều đình chùa, nhà cổ, làng nghề nổi tiếng. Kiến An cung hay còn gọi là chùa Ông Quách nằm ngay tại trung tâm thị xã do những người Hoa từ tỉnh Phúc Kiến di cư sống tại Sa Đéc xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) và khánh thành vào mùa thu Đinh Mùi (1927).


Ngôi chùa được nhiều người thăm viếng nhất ở Đồng Nai

Đồng Nai có một ngôi chùa được rất nhiều người ghé thăm. Không dám chắc lắm, nhưng tôi nghĩ rằng đây là ngôi chùa được nhiều người thăm viếng nhất của tỉnh Đồng Nai.

Ngôi chùa đó đây nè:


Ốc gạo Phú Đa, gần xa nức tiếng…



Ốc gạo xưa nay có mặt khá nhiều nơi các vùng sông nước như Tân Phong (Tiền Giang), Sa Đéc (Đồng Tháp), Vĩnh Bình (Bến Tre)… nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là ốc gạo Phú Đa trên dòng Cổ Chiên, thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. 

Theo các bậc lão nông tri điền, con ốc gạo đã có mặt từ lúc cồn Phú Đa mới nhô lên. Khi ấy, con người đã biết khai thác, lúc đầu chỉ để ăn và đãi khách, dần dần mới đưa ra thị trường, lâu ngày tạo thành thương hiệu “Ốc gạo Phú Đa”.

Trước đây ốc nhiều vô số kể, mãi đến năm 1978, sản lượng vẫn còn hằng trăm tấn/năm. Nhưng sau đó, do mạnh ai nấy bắt, có người còn sử dụng kiểu đánh bắt “diệt cả ổ, giết cả đàn” khiến cho nguồn ốc cạn kiệt dần, hoặc bỏ đi nơi khác vì môi trường bị ô nhiễm.