Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân Dân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân Dân. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 11, 2022

Ấm nồng sớm chợ phiên vùng cao Mèo Vạc

Không ngoa nếu nói rằng những phiên chợ ở vùng cao giống như “bảo tàng sống” về đất và người nơi ấy. Có dịp đến với Mèo Vạc trên miền cao nguyên đá Hà Giang, hầu hết du khách không thể bỏ qua chợ phiên độc đáo, họp vào chủ nhật hằng tuần giữa thị trấn trung tâm huyện.

Khu vực ẩm thực chính là điểm nhấn của chợ phiên Mèo Vạc với hàng trăm gian hàng san sát, thu hút đông đảo người đi chợ. Hơi nước, khói bếp bay lên bảng lảng, chan hòa với ánh nắng sớm mai xiên qua những khe cửa, tạo cảm giác ấm cúng.

26 thg 7, 2019

Hòn Phụ Tử… bị bỏ rơi

Hòn Phụ Tử - một thắng cảnh nổi tiếng nằm ở xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Mặc dù cảnh sắc vẫn thơ mộng, hữu tình như cái thời còn là biểu tượng của du lịch tỉnh Kiên Giang, nhưng giờ đây dường như đã bị bỏ rơi. Hiện không gian du lịch nơi đây lộn xộn, nhếch nhác và dơ bẩn, giống như một ngôi chợ nông sản.

Hòn Phụ Tử hiện tại.

Tôi cùng nhóm bạn ở các tỉnh Tây Nam Bộ đến khu du lịch Hòn Phụ Tử một ngày cuối tuần, đầu hè. Sự phấn khích lúc khởi hành, thay bằng nỗi thất vọng khi đến nơi.

26 thg 1, 2013

Xe lửa qua phà

Xe lửa làm sao mà qua phà được?


Tại sao xe lửa lại phải qua phà?

Chuyện tưởng như bịa này hóa ra lại có thật 100%, mà bức ảnh sau chính là minh họa rõ nét nhất.

(Ảnh được trích từ website www.daumaytoaxe.com

Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam là tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho. Chuyến tàu đầu tiên của tuyến đường sắt này là sáng 20-7-1885. Tàu xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Ðông bằng phà tại Bến Lức, đến ga cuối cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho.

24 thg 1, 2013

Ao Châu huyền ảo



Hồ Ao Châu 99 lạch nước, thơ mộng đến huyền ảo, danh thắng hiếm lạ trên vùng cao huyện Hạ Hòa, Phú Thọ, có sức thu hút ngày càng đông du khách, nhất là vào mùa hè oi nóng.

Ao Châu mênh mông như một vụng biển lạc vào miền cao giữa bốn bề núi biếc, với gương nước 280ha điểm xuyết 20 hòn đảo và bán đảo như chuỗi ngọc xanh mướt rừng già, tạo thành 99 lạch nước thông nhau như thể một bàn cờ tiên tạo hóa vẽ bằng nước biếc.

Giữa các lạch nước quanh co uốn lượn rải rác cơ man là đảo nhỏ khiến cảnh trí càng đa dạng. Trên con thuyền nhẹ trôi êm giữa trời mây non nước, khách ngợp mình trong hơi gió mát, cảm thấy tâm hồn như trải ra man mác với gương hồ, an tĩnh và thư thái như hơi gió nhẹ.

Ðền Hạ xứ Tuyên



Hội đền Hạ xứ Tuyên

Ðền Hạ cổ kính có tiếng từ lâu đời, nằm trên bến Tam Cờ ở bờ phải sông Lô thuộc thị xã Tuyên Quang. Đền thu hút dân cả vùng, khách thập phương trẩy hội vào tháng 2, tháng 7 âm lịch, với những cuộc rước Mẫu uy nghi mà náo nhiệt. Nay, hội đền là một điểm nhấn nổi trội du lịch tâm linh trên hành trình du ngoạn Tuyên Quang.


Ðền Hạ, tên chữ còn khắc trên tháp điện là "Hiệp Thuận linh từ" (đền Hiệp Thuận), là một trong số hiếm hoi công trình kiến trúc tạo dựng từ thời Lê.

20 thg 1, 2013

Trường lũy Quảng Ngãi - Trường lũy Hòa bình

Sáng 27-3, Tại khách sạn Petrosetco, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Đại sứ Trưởng đoàn liên minh các nước Châu Âu, đại diện Bộ Ngọai giao; Viện KH-XH Việt Nam; Viện KH- lịch sử Việt Nam; Trường Viễn Đông bác cổ Pháp phối hợp tổ chức Hội thảo chuyên đề “Lịch sử quan hệ kinh tế và dân tộc” đối với Trường lũy Quảng Ngãi.

Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định được xây dựng bằng đá và đất xen lẫn. (Ảnh: Báo Bình Định)

Tham gia hội thảo có phái đoàn các nước liên minh Châu Âu (EU), đại sứ các nước Châu Âu tại Việt Nam, một số nhà khoa học trong và ngoài nước, nhóm chuyên gia nghiên cứu chương trình Trường lũy và lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi…


10 thg 1, 2013

Đường về sóc Bom Bo

Cơn mưa chiều bất ngờ đổ xuống. Ở cao nguyên, đã mưa là tối đất tối trời. Không gian ướt sũng một mầu tím sẫm in bóng những dãy núi mờ xa. Ði trong tâm tưởng, tôi trở về với vùng đất kiên trung chiến khu Ð xưa. Mỗi chặng đường qua như trải theo những dòng hoài niệm về một thời lịch sử hào hùng và gian khó. Nơi ấy là sóc Bom Bo của những người S'tiêng một lòng theo cách mạng. Vùng đất đẹp như một huyền thoại núi rừng từng là nguồn cảm hứng để cố nhạc sĩ - chiến sĩ Xuân Hồng viết nên ca khúc Tiếng chày trên sóc Bom Bo nổi tiếng.

Vượt hơn 300 cây số, từ Ðà Lạt chúng tôi đến di tích căn cứ Khu 6 anh hùng cuối tỉnh Lâm Ðồng rồi vượt sông Ðồng Nai qua vùng núi rừng Bù Ðăng, Bình Phước. Suốt hành trình là âm hưởng lời ca: 'Người đi xa vắng rồi sẽ có ngày về đường này thăm sóc Bom Bo. Lại nghe tiếng chày nhịp nhàng trên sóc Bom Bo...'. Cắt ngang ngã ba Minh Hưng trên quốc lộ 14, tỉnh lộ ÐT.760 đưa chúng tôi về với căn cứ Nửa Lon xưa. Bom Bo đây rồi, không còn phải tìm đường thêm nữa, vì ngay trước mặt là ngôi trường tiểu học mang tên Xuân Hồng, người nhạc sĩ mà đồng bào S'tiêng coi như thân nhân của họ.