Lễ hội có sự tham gia của gần 200 nghệ nhân, vận động viên đến từ 12 thôn trong xã và hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh.
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Nùng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Nùng. Hiển thị tất cả bài đăng
8 thg 3, 2025
Lễ hội Lồng Tồng ở xã vùng sâu huyện Đắk Glong
Trong 2 ngày 7-8/2 (mùng 10-11/1 năm Ất Tỵ), UBND xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) tổ chức Lễ hội Lồng Tồng mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025.
Lễ hội có sự tham gia của gần 200 nghệ nhân, vận động viên đến từ 12 thôn trong xã và hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh.
Lễ hội có sự tham gia của gần 200 nghệ nhân, vận động viên đến từ 12 thôn trong xã và hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh.
28 thg 2, 2025
Chợ tình độc đáo trong lễ hội Hảng Pồ ở Tây Nguyên
Lễ hội Hảng Pồ, hay còn gọi là Hội chợ trên đồi là sự kiện văn hóa đặc sắc của người Tày, Nùng ở Tây Nguyên.
Vào cuối dịp tháng Giêng hàng năm, tại thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) diễn ra Lễ hội Hảng Pồ, hay còn được gọi Hội chợ trên đồi. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày, Nùng.
Lễ hội Hảng Pồ vừa mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh, vừa là dịp để cộng đồng người Tày, Nùng gặp gỡ và gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc.
Vào cuối dịp tháng Giêng hàng năm, tại thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) diễn ra Lễ hội Hảng Pồ, hay còn được gọi Hội chợ trên đồi. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày, Nùng.
Lễ hội Hảng Pồ vừa mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh, vừa là dịp để cộng đồng người Tày, Nùng gặp gỡ và gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc.
25 thg 2, 2025
Khám phá Lễ hội mở cửa rừng đầu năm của người Tày, Nùng ở Bắc Giang
Tháng Giêng về, Lễ hội mở cửa rừng lại diễn ra tại đền Cổ Ngựa và đền Chúa Then thuộc thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang). Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, gắn với tục thờ vị Nữ Thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, vị Nữ Thần đó được gọi là Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Thánh mẫu Thượng Ngàn là bà chúa Then, đã có công ban phát các sản vật và che chở cho Nhân dân. Vào dịp đầu Xuân năm mới, trong tâm thức của người dân, bà chúa Then thường ban phát lộc rừng, đó là các sản vật nông nghiệp, hoa quả để Nhân dân cấy lúa, gieo trồng.
Lễ hội mở cửa rừng xã Hương Sơn năm 2025
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, vị Nữ Thần đó được gọi là Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Thánh mẫu Thượng Ngàn là bà chúa Then, đã có công ban phát các sản vật và che chở cho Nhân dân. Vào dịp đầu Xuân năm mới, trong tâm thức của người dân, bà chúa Then thường ban phát lộc rừng, đó là các sản vật nông nghiệp, hoa quả để Nhân dân cấy lúa, gieo trồng.
22 thg 9, 2024
Dẻo thơm hương cốm Cư K’nia
Tháng 9 về, những hạt nếp trên các cánh đồng xã Cư K’nia, huyện Cư Jút (Đắk Nông) căng mình, đượm mùi lúa non. Đây cũng chính là thời điểm đồng bào Tày nơi đây làm ra các loại bánh cốm mang hương vị mộc mạc và thanh khiết của đồng quê cỏ nội dâng lên thần linh, tổ tiên; chứa đựng khát vọng bội thu, no ấm, đủ đầy mà đồng bào Tày mang theo khi đến sinh sống, lập nghiệp trên mảnh đất Cư K’nia…
Hồn quê trong hương cốm mới
Cứ độ thu về, khi những bông lúa nếp đã mẩy hạt, không quá già cũng không quá non, bắt đầu ngả sang màu vàng, phụ nữ Tày ở xã Cư K’nia gặt về, tuốt lấy hạt. Những hạt thóc căng mẩy được chọn làm cốm.
Từ hạt lúa nếp để làm ra được hạt cốm dẻo thơm, chứa đựng cả hồn quê, người phụ nữ Tày phải bỏ ra nhiều công sức và qua nhiều công đoạn.
Hồn quê trong hương cốm mới
Cứ độ thu về, khi những bông lúa nếp đã mẩy hạt, không quá già cũng không quá non, bắt đầu ngả sang màu vàng, phụ nữ Tày ở xã Cư K’nia gặt về, tuốt lấy hạt. Những hạt thóc căng mẩy được chọn làm cốm.
Từ hạt lúa nếp để làm ra được hạt cốm dẻo thơm, chứa đựng cả hồn quê, người phụ nữ Tày phải bỏ ra nhiều công sức và qua nhiều công đoạn.
9 thg 9, 2024
Độc đáo hương vị xôi lá sau sau
Với cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn, Tết Thanh Minh (diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 23/2 đến ngày 10/3 âm lịch) là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm. Đây là dịp để mọi người trong gia đình cùng tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Trong mỗi mâm cơm cúng gia tiên, không khó để bắt gặp hình ảnh những đĩa xôi lá sau sau thơm dẻo, đậm chất quê.
Sau sau là loại cây thân gỗ, mọc lá tự nhiên vào khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch, có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn... Tại Lạng Sơn, cây sau sau có ở hầu hết các huyện nhưng tập trung nhiều tại các huyện: Văn Quan, Cao Lộc, Bình Gia... Hằng năm, cứ vào dịp tết Thanh Minh, bên cạnh món xôi lá cẩm, xôi ngũ sắc, người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng còn thường làm món xôi lá sau sau để cúng gia tiên. Xôi có màu đen bắt mắt, khi ăn có vị thơm đặc trưng riêng.
Sau sau là loại cây thân gỗ, mọc lá tự nhiên vào khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch, có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn... Tại Lạng Sơn, cây sau sau có ở hầu hết các huyện nhưng tập trung nhiều tại các huyện: Văn Quan, Cao Lộc, Bình Gia... Hằng năm, cứ vào dịp tết Thanh Minh, bên cạnh món xôi lá cẩm, xôi ngũ sắc, người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng còn thường làm món xôi lá sau sau để cúng gia tiên. Xôi có màu đen bắt mắt, khi ăn có vị thơm đặc trưng riêng.
Độc đáo bánh “xì chúm” ngày rằm tháng 7
Đối với người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng, rằm tháng 7 được coi là cái tết lớn thứ hai trong năm sau Tết Nguyên đán. Vào ngày này, người dân thường làm nhiều loại bánh, trong đó có bánh “xì chúm” – một loại bánh truyền thống, có từ lâu đời được người dân làm để dâng lên gia tiên, cầu cho một năm mùa màng bội thu.
Theo tìm hiểu của phóng viên, “xì chúm” là tiếng dân tộc, chỉ một chiếc bánh đầy đặn, to tròn, căng bóng. Đây là loại bánh thường được người dân tộc Tày, Nùng (đặc biệt là người dân ở các huyện Văn Quan, Bình Gia) làm vào ngày rằm tháng 7.
Theo tìm hiểu của phóng viên, “xì chúm” là tiếng dân tộc, chỉ một chiếc bánh đầy đặn, to tròn, căng bóng. Đây là loại bánh thường được người dân tộc Tày, Nùng (đặc biệt là người dân ở các huyện Văn Quan, Bình Gia) làm vào ngày rằm tháng 7.
4 thg 4, 2024
Người Nùng ở Phúc Sen sở hữu làng rèn thủ công "ngàn năm tuổi"
Ai có dịp ghé thăm mảnh đất Cao Bằng, về với các huyện vùng cao Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang khi qua đèo Mã Phục quanh co 7 tầng dốc sẽ bắt gặp những cửa hàng kim khí san sát ven đường. Đây chính là xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà nơi có nghề rèn thủ công nổi tiếng “ngàn năm tuổi” của người Nùng.
28 thg 11, 2023
Độc đáo món bánh “coóc mò” trong lễ thôi nôi của người Tày, Nùng
Bánh coóc mò là món ăn truyền thống độc đáo của người Tày, Nùng. Theo tiếng Tày "coóc mò" có nghĩa là sừng bò, là loại bánh không thể thiếu trong lễ thôi nôi của mỗi em bé.
Theo phong tục của người Tày, Nùng, khi em bé sinh ra được một tháng tuổi sẽ được làm lễ “Khai bươn” (lễ đầy tháng, lễ thôi nôi). Đây là lễ thức đầu tiên trong mỗi đời người nên được chuẩn bị rất chu đáo, công phu. Ngày đầy tháng của em bé, gia đình sẽ mời thầy cúng đến làm lễ với các loại lễ vật gồm có: xôi ngũ sắc, gà luộc, rượu trắng, thịt lợn và đặc biệt không thể thiếu được bánh coóc mò để cúng bà Mụ và xin bà Mụ đặt tên cho đứa bé. Dịp này, gia đình cũng mời họ hàng, làng xóm đến ăn cơm và khi ra về đều tặng bánh coóc mò làm quà.
Theo phong tục của người Tày, Nùng, khi em bé sinh ra được một tháng tuổi sẽ được làm lễ “Khai bươn” (lễ đầy tháng, lễ thôi nôi). Đây là lễ thức đầu tiên trong mỗi đời người nên được chuẩn bị rất chu đáo, công phu. Ngày đầy tháng của em bé, gia đình sẽ mời thầy cúng đến làm lễ với các loại lễ vật gồm có: xôi ngũ sắc, gà luộc, rượu trắng, thịt lợn và đặc biệt không thể thiếu được bánh coóc mò để cúng bà Mụ và xin bà Mụ đặt tên cho đứa bé. Dịp này, gia đình cũng mời họ hàng, làng xóm đến ăn cơm và khi ra về đều tặng bánh coóc mò làm quà.
10 thg 8, 2023
Màn đấu trí thú vị bằng trò chơi ‘lày cỏ’ trên cao nguyên
Trò chơi “lày cỏ” của bà con người Tày, Nùng là màn đấu trí thú vị khi đòi hỏi người chơi phải tập trung, khéo léo, bắt bài được đối phương.
Có dịp tham gia các lễ hội hoặc chương trình văn hóa, văn nghệ của bà con người Tày, Nùng trên cao nguyên Đắk Lắk, du khách có cơ hội thưởng thức trò chơi “lày cỏ” vô cùng đặc biệt.
"Lày cỏ" hoặc "sai mạ" là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người Tày, Nùng. Cách chơi "lày cỏ" gần giống như oẳn tù tỳ của người Kinh, nhưng phức tạp hơn vì phải kết hợp giữa miệng nói, tay xòe và suy nghĩ. Mỗi lượt chơi chỉ có hai người và có trọng tài.
Có dịp tham gia các lễ hội hoặc chương trình văn hóa, văn nghệ của bà con người Tày, Nùng trên cao nguyên Đắk Lắk, du khách có cơ hội thưởng thức trò chơi “lày cỏ” vô cùng đặc biệt.
"Lày cỏ" hoặc "sai mạ" là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người Tày, Nùng. Cách chơi "lày cỏ" gần giống như oẳn tù tỳ của người Kinh, nhưng phức tạp hơn vì phải kết hợp giữa miệng nói, tay xòe và suy nghĩ. Mỗi lượt chơi chỉ có hai người và có trọng tài.
13 thg 8, 2022
Tục "đi tái" và món ăn đặc trưng dịp rằm tháng 7 ở Cao Bằng
Tết rằm tháng 7 là ngày lễ lớn thứ 2 trong năm tại Cao Bằng (đặc biệt với người dân tộc Nùng, Tày), chỉ sau ngày Tết âm lịch.
Tục "đi tái" cha mẹ vợ dịp Tết rằm tháng 7
Được mệnh danh là "viên ngọc xanh" của núi rừng Đông Bắc, Cao Bằng có hệ thống sông, suối khá dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu... tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như Nùng, Tày, Dao, Mông, Kinh, Sán Chay...
Lượng người Tày và Nùng ở Cao Bằng khá đông, chiếm đến hơn 70% tổng dân số toàn tỉnh. Do đó mà nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán của hai dân tộc này.
Đồng bào dân tộc Nùng có câu “Bươn chiêng vằn so ất/ Bươn chất vằn slíp slí”, có nghĩa là tháng giêng có Tết Nguyên đán là ngày quan trọng nhất, Tết tháng 7 có ngày 14 là quan trọng nhất. Bởi đó là dịp người dân nơi đây lễ bái tổ tiên, báo hiếu cha mẹ, sư phụ, cầu cho nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu...
Tục "đi tái" cha mẹ vợ dịp Tết rằm tháng 7
Được mệnh danh là "viên ngọc xanh" của núi rừng Đông Bắc, Cao Bằng có hệ thống sông, suối khá dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu... tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như Nùng, Tày, Dao, Mông, Kinh, Sán Chay...
Lượng người Tày và Nùng ở Cao Bằng khá đông, chiếm đến hơn 70% tổng dân số toàn tỉnh. Do đó mà nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán của hai dân tộc này.
Đồng bào dân tộc Nùng có câu “Bươn chiêng vằn so ất/ Bươn chất vằn slíp slí”, có nghĩa là tháng giêng có Tết Nguyên đán là ngày quan trọng nhất, Tết tháng 7 có ngày 14 là quan trọng nhất. Bởi đó là dịp người dân nơi đây lễ bái tổ tiên, báo hiếu cha mẹ, sư phụ, cầu cho nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu...
15 thg 12, 2021
Dẻo, thơm bánh tro của người Nùng
Chuyến tác nghiệp tìm hiểu bánh tro của người Nùng ở thôn Đăk Xuân, xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) cho tôi một trải nghiệm thú vị về món bánh tro của người dân nơi đây. Bánh tro tuy dân dã, nhưng có hương thơm đặc trưng riêng, khó quên.
Thôn Đăk Xuân có gần 90% dân số là người Nùng, từ miền Bắc di cư vào đây theo diện kinh tế mới. Chính sự quần cư đông mà người Nùng ở thôn Đăk Xuân còn giữ được khá nguyên vẹn những phong tục, tập quán đặc sắc của dân tộc mình.
Chuyến tác nghiệp lần này, tôi được ông Trương Văn Học - Bí thư Chi bộ thôn Đăk Xuân mời dùng bữa cơm trưa tại nhà. Tại đây, tôi vô tình phát hiện một món bánh nếp khá lạ, mà từ trước đến nay chưa từng được biết đến. Nếm thử, vị của bánh có mùi lá đót hòa quyện với gạo nếp thơm, dẻo, tạo nên sự kết hợp hài hòa, hấp dẫn đến lạ. Dù bánh tro nếp không hề có nhân, nhưng vẫn mang đến cho tôi cảm giác bùi, ngậy… thú vị vì nét đặc trưng riêng, cuốn hút.
Thôn Đăk Xuân có gần 90% dân số là người Nùng, từ miền Bắc di cư vào đây theo diện kinh tế mới. Chính sự quần cư đông mà người Nùng ở thôn Đăk Xuân còn giữ được khá nguyên vẹn những phong tục, tập quán đặc sắc của dân tộc mình.
Chuyến tác nghiệp lần này, tôi được ông Trương Văn Học - Bí thư Chi bộ thôn Đăk Xuân mời dùng bữa cơm trưa tại nhà. Tại đây, tôi vô tình phát hiện một món bánh nếp khá lạ, mà từ trước đến nay chưa từng được biết đến. Nếm thử, vị của bánh có mùi lá đót hòa quyện với gạo nếp thơm, dẻo, tạo nên sự kết hợp hài hòa, hấp dẫn đến lạ. Dù bánh tro nếp không hề có nhân, nhưng vẫn mang đến cho tôi cảm giác bùi, ngậy… thú vị vì nét đặc trưng riêng, cuốn hút.
30 thg 9, 2021
Tết So lộc của người Nùng
Cho dù đã trôi qua hơn một tháng kể từ khi người Nùng thôn Đăk Xuân, xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) tổ chức Tết So lộc, nhưng trong tôi vẫn còn lưu lại những dấu ấn đẹp cùng những quan niệm hay của người dân về cái Tết độc đáo này.
Thôn Đăk Xuân có 84 hộ gia đình, trong đó có 74 hộ là người dân tộc Nùng. Vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch hằng năm, 100% các hộ người Nùng ở thôn Đăk Xuân thường tổ chức đón Tết So lộc. Đây là Tết truyền thống gắn liền với văn hóa người Nùng, diễn ra trong vòng 1 ngày.
Từng có dịp đến thôn Đăk Xuân vào dịp Tết So lộc, rảo bước từ đầu đến cuối thôn, tôi cảm nhận được bầu không khí tươi vui, lắng nghe những tiếng cười nói, chuyện trò rôm rả phát ra từ mỗi căn nhà. Theo người dân, ngày xưa sau khi kết thúc vụ mùa, cày, bừa, cuốc xẻng được lau sạch bùn đất, xếp gọn một chỗ, bà con ngưng việc đồng áng để tổ chức Tết So lộc.
Thôn Đăk Xuân có 84 hộ gia đình, trong đó có 74 hộ là người dân tộc Nùng. Vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch hằng năm, 100% các hộ người Nùng ở thôn Đăk Xuân thường tổ chức đón Tết So lộc. Đây là Tết truyền thống gắn liền với văn hóa người Nùng, diễn ra trong vòng 1 ngày.
Từng có dịp đến thôn Đăk Xuân vào dịp Tết So lộc, rảo bước từ đầu đến cuối thôn, tôi cảm nhận được bầu không khí tươi vui, lắng nghe những tiếng cười nói, chuyện trò rôm rả phát ra từ mỗi căn nhà. Theo người dân, ngày xưa sau khi kết thúc vụ mùa, cày, bừa, cuốc xẻng được lau sạch bùn đất, xếp gọn một chỗ, bà con ngưng việc đồng áng để tổ chức Tết So lộc.
20 thg 5, 2020
Độc đáo điệu múa sư tử mèo của người Tày, Nùng
Trải qua quá trình sinh sống, phát triển, đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Ðắk Nông vẫn còn gìn giữ, lưu truyền những nét văn hóa đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc; trong đó, phải kể đến điệu múa sư tử mèo.
Ðây là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống được biểu diễn trong các dịp lễ, tết của người Tày, Nùng. Theo quan niệm của họ, sư tử là tượng trưng cho sự thịnh vượng, sư tử đi đến đâu là mang theo hạnh phúc, no đủ và niềm vui đến đó. Người Tày, Nùng cho rằng, múa sư tử mèo để xua đi những điều xấu, do vậy khuôn mặt mèo càng dữ tợn càng tốt, điệu võ càng mạnh mẽ càng hấp dẫn. Nếu thiếu điệu múa sư tử mèo là thiếu đi một phần linh hồn của ngày hội và màu sắc rực rỡ của ngày xuân.
Ðây là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống được biểu diễn trong các dịp lễ, tết của người Tày, Nùng. Theo quan niệm của họ, sư tử là tượng trưng cho sự thịnh vượng, sư tử đi đến đâu là mang theo hạnh phúc, no đủ và niềm vui đến đó. Người Tày, Nùng cho rằng, múa sư tử mèo để xua đi những điều xấu, do vậy khuôn mặt mèo càng dữ tợn càng tốt, điệu võ càng mạnh mẽ càng hấp dẫn. Nếu thiếu điệu múa sư tử mèo là thiếu đi một phần linh hồn của ngày hội và màu sắc rực rỡ của ngày xuân.
Múa sư tử mèo đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của người Tày, Nùng mỗi dịp lễ, tết
27 thg 11, 2019
Bánh đúc của người Nùng xứ Mường
Chợ phiên vùng cao Mường Khương ngày chủ nhật tấp nập đông vui ngay từ sáng sớm. Đây là một trong những phiên chợ còn giữ được nhiều nét đặc sắc văn hóa chợ phiên vùng cao ở Lào Cai.
Hòa vào dòng người đến chợ, chúng tôi rất thích thú khi tham quan các gian hàng nông sản của chợ phiên vùng cao. Nhưng có lẽ, điều làm chúng tôi háo hức hơn cả là được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, lạ miệng của đồng bào nơi đây. Ngoài thắng cố, phở chua, thì có một món ngon làm mềm lòng biết bao du khách khi đến Mường Khương. Đó là món bánh đúc làm từ bột đao thanh mát…
Hòa vào dòng người đến chợ, chúng tôi rất thích thú khi tham quan các gian hàng nông sản của chợ phiên vùng cao. Nhưng có lẽ, điều làm chúng tôi háo hức hơn cả là được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, lạ miệng của đồng bào nơi đây. Ngoài thắng cố, phở chua, thì có một món ngon làm mềm lòng biết bao du khách khi đến Mường Khương. Đó là món bánh đúc làm từ bột đao thanh mát…
19 thg 10, 2019
Những nghề thủ công truyền thống của người Nùng An ở Quảng Uyên
Các nghề thủ công truyền thống như: rèn, dệt vải, nhuộm chàm, làm hương, làm giấy bản… đã gắn bó chặt chẽ với quá trình tồn tại và phát triển của người Nùng An ở Quảng Uyên. Hiện nay, những nghề trên được lưu giữ và phát triển tại một số xóm ở các xã: Phúc Sen, Đoài Khôn, Quốc Dân, Tự Do…, góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống người Nùng An và mang đậm dấu ấn văn hóa làng nghề.
Du khách trải nghiệm làm nghề rèn thủ công truyền thống người Nùng An tại xã Phúc Sen (Quảng Uyên).
Nghề rèn: Nghè rèn của người Nùng An ở Phúc Sen là nghề truyền thống nổi tiếng nhất, mang đậm bản sắc của người Nùng An. Sản phẩm rèn của người Nùng An rất phong phú, có uy tín không chỉ trong phạm vi nội tỉnh mà còn có mặt trên thị trường ngoại tỉnh. Nghề rèn được truyền theo phương thức “cha truyền con nối”, được truyền dạy theo phương pháp thực hành tại chỗ và do tính chất nghề nghiệp nên đồng bào Nùng An chỉ truyền nghề cho con trai. Ngày 29/1/2019, nghề rèn của người Nùng An ở Phúc Sen được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận, tôn vinh là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
17 thg 10, 2019
Tết “Khoăn vài”
Theo phong tục của nông dân người Tày - Nùng một số địa phương trong tỉnh, hằng năm, vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch có nghi lễ "Roọng khoăn vài" (gọi hồn vía cho trâu) hay còn gọi "rào thây, phưa" (rửa cày, bừa) với ý nghĩa tạ ơn trâu bò, tạ ơn các loại nông cụ sau vụ mùa vất vả cày bừa.
Trước đây, người Tày - Nùng chỉ cấy lúa một vụ, chính vụ cày cấy chủ yếu trong tháng Tư và tháng Năm hằng năm, cày bừa chỉ dựa vào sức trâu, bò. Theo tâm thức dân gian của người Tày - Nùng, con trâu, bò đồng hành cùng người nông dân cày bừa quanh năm vất vả, tạo ra hạt ngô, hạt thóc và các loại nông sản nuôi sống con người nên trâu, bò cũng có hồn vía như con người.
Người dân rửa nông cụ đón Tết “Khoăn vài”. Ảnh: Đàm Thúy Phương
Trước đây, người Tày - Nùng chỉ cấy lúa một vụ, chính vụ cày cấy chủ yếu trong tháng Tư và tháng Năm hằng năm, cày bừa chỉ dựa vào sức trâu, bò. Theo tâm thức dân gian của người Tày - Nùng, con trâu, bò đồng hành cùng người nông dân cày bừa quanh năm vất vả, tạo ra hạt ngô, hạt thóc và các loại nông sản nuôi sống con người nên trâu, bò cũng có hồn vía như con người.
16 thg 10, 2019
Độc đáo nghề nhuộm chàm của người Nùng An
Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An tại xã Phúc Sen (Quảng Uyên) vẫn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là một nghề truyền thống, đem lại giá trị kinh tế mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
Phụ nữ Nùng An phơi vải chàm.
Song song với sự phát triển của xã hội, đã có một khoảng thời gian, nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An đứng trước nguy cơ bị mai một. Thế nhưng, chính nét sinh hoạt thường ngày riêng có của người dân nơi đây đã mang lại một sắc màu mới cho nghề thủ công truyền thống này. Hiện nay, xã Phúc Sen còn 35 hộ lưu giữ, sản xuất vải chàm nằm rải rác tại các xóm Khào A, Khào B, Lũng Vài, Phja Chang.
21 thg 8, 2019
“Pây Tái” nét đẹp văn hóa Rằm tháng 7 của người Nùng, Tày ở Yên Bái
“Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7” là câu nói dân gian có từ lâu đời thể hiện tầm quan trọng của cái tết tháng Âm lịch đối với cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc. Rằm tháng 7 Âm lịch còn gọi là lễ “Pây Tái” - một trong ba cái tết quan trọng nhất của năm.
Lễ “Pây tái” dịch ra tiếng Kinh có nghĩa là về nhà ngoại, thường diễn ra vào ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày rằm tháng Bảy hằng năm. Mặc dù đã có chút mai một, song ở Lục Yên, Yên Bái nét đẹp văn hóa này vẫn được duy trì và gìn giữ.
Cứ đến ngày 14/7 Âm lịch hằng năm, gia đình chị Hoàng Thị Hòa (dân tộc Nùng, thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, Yên Bái) lại tạm gác mọi công việc đồng áng để chuẩn bị ăn Tết rằm tháng 7. Mọi người trong gia đình quây quần làm bánh chuối, vịt thịt để cúng tổ tiên, chuẩn bị đồ lễ để “Pây tái” nhà ngoại.
Chị Hòa chia sẻ: “Ngay từ ngày 13 Âm lịch gia đình tôi đã đi tìm vịt, gà sạch và chuẩn bị gạo, đỗ, lạc để ngày 14 đi Tết nhà ông, bà ngoại. Gia đình tôi luôn duy trì phong tục này hằng năm để gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc mình.”
Lễ “Pây tái” dịch ra tiếng Kinh có nghĩa là về nhà ngoại, thường diễn ra vào ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày rằm tháng Bảy hằng năm. Mặc dù đã có chút mai một, song ở Lục Yên, Yên Bái nét đẹp văn hóa này vẫn được duy trì và gìn giữ.
Cứ đến ngày 14/7 Âm lịch hằng năm, gia đình chị Hoàng Thị Hòa (dân tộc Nùng, thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, Yên Bái) lại tạm gác mọi công việc đồng áng để chuẩn bị ăn Tết rằm tháng 7. Mọi người trong gia đình quây quần làm bánh chuối, vịt thịt để cúng tổ tiên, chuẩn bị đồ lễ để “Pây tái” nhà ngoại.
Chị Hòa chia sẻ: “Ngay từ ngày 13 Âm lịch gia đình tôi đã đi tìm vịt, gà sạch và chuẩn bị gạo, đỗ, lạc để ngày 14 đi Tết nhà ông, bà ngoại. Gia đình tôi luôn duy trì phong tục này hằng năm để gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc mình.”
Chị Hoàng Thị Hòa cùng chồng gánh đồ "Pây tái".
6 thg 7, 2019
Người Tày - Nùng xứ Lạng chơi Lảy cỏ trong ngày hội
Trò chơi dân gian Lảy cỏ vẫn được lưu giữ và được đông đảo bà con, đặc biệt là thế hệ trẻ yêu thích và nhiệt tình hưởng ứng.
Đồng bào dân tộc thiểu số Tày - Nùng sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó tập trung khá đông ở Lạng Sơn. Nhờ sinh sống tập trung nên người dân Tày - Nùng vẫn còn giữ được khá nhiều tập quán, nét văn hóa đặc trưng như hát Then, đàn Tính, hát Sli… cùng nhiều truyện kể và trò chơi dân gian gắn liền với các nghi lễ..
Đồng bào dân tộc thiểu số Tày - Nùng sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó tập trung khá đông ở Lạng Sơn. Nhờ sinh sống tập trung nên người dân Tày - Nùng vẫn còn giữ được khá nhiều tập quán, nét văn hóa đặc trưng như hát Then, đàn Tính, hát Sli… cùng nhiều truyện kể và trò chơi dân gian gắn liền với các nghi lễ..
Những cuộc thi Lảy cỏ luôn thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem.
15 thg 10, 2018
Tuồng cổ Dá hai cần được đầu tư để bảo tồn
Đồng bào dân tộc Nùng ở các huyện Trùng Khánh, Hòa An (Cao Bằng) có một di sản văn hóa phi vật thể rất đặc sắc, đó là loại hình nghệ thuật tuồng Dá hai, được phát triển từ nghệ thuật diễn trò rối dây có thời xa xưa. Tuy nhiên hiện nay, loại hình nghệ thuật này chưa được phổ biến rộng rãi như hát then của người Tày- Nùng nên chưa vẫn chưa có nhiều người biết đến.
Dá hai - loại ca kịch mang nhiều màu sắc
Dá hai là loại ca kịch mang tính tổng hợp, đặc sắc, gần gũi với nhân dân bằng sự hòa trộn giữa lời ca, tiếng nhạc, điệu múa vô cùng phong phú và hấp dẫn.
Theo nhà phê bình lý luận về sân khấu Tuấn Giang, Viện Sân khấu-Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội thì loại hình sân khấu tuồng Dá hai của người Nùng ở các huyện Trùng Khánh, Hòa An (Cao Bằng) bắt nguồn từ trò múa rối Mộc thầu hý (múa rối que) của người Choang di cư vào nước Đại Việt thế kỷ XVIII, khoảng năm 1730. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, Mộc thầu hí là nghệ thuật múa rối que, rối dây, rối tay, do các nghệ nhân dân gian diễn mua vui tại hội làng, phố chợ để bán đồ chơi, con rối, thuốc lá rừng. Những con rối dây diễn trò ngoài chợ thường chỉ to bằng ngón tay cái, được nghệ nhân điều khiển bằng hệ thống dây để diễn trò đánh kiếm, đao, kích, múa gậy…
Dá hai - loại ca kịch mang nhiều màu sắc
Dá hai là loại ca kịch mang tính tổng hợp, đặc sắc, gần gũi với nhân dân bằng sự hòa trộn giữa lời ca, tiếng nhạc, điệu múa vô cùng phong phú và hấp dẫn.
Theo nhà phê bình lý luận về sân khấu Tuấn Giang, Viện Sân khấu-Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội thì loại hình sân khấu tuồng Dá hai của người Nùng ở các huyện Trùng Khánh, Hòa An (Cao Bằng) bắt nguồn từ trò múa rối Mộc thầu hý (múa rối que) của người Choang di cư vào nước Đại Việt thế kỷ XVIII, khoảng năm 1730. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, Mộc thầu hí là nghệ thuật múa rối que, rối dây, rối tay, do các nghệ nhân dân gian diễn mua vui tại hội làng, phố chợ để bán đồ chơi, con rối, thuốc lá rừng. Những con rối dây diễn trò ngoài chợ thường chỉ to bằng ngón tay cái, được nghệ nhân điều khiển bằng hệ thống dây để diễn trò đánh kiếm, đao, kích, múa gậy…
Những con rối được hóa thân nhân các nhân vật huyền thoại trong các vở diễn Mộc thầu hý (diễn rối dây).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)